Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, phương thức tiến hành công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)

công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện

Trước hết, cần đổi mới nội dung và hình thức tổ chức học tập, quán

triệt nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở huyện cần phải đặt trọng tâm vào việc quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách lớn để xem xét, đánh giá cụ thể tình hình của địa phương, xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, vai trò của từng tập thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện. Xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện tốt nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Sau khi học tập, mỗi tổ chức, cá nhân CB, ĐV phải thực hiện nghị quyết bằng việc làm cụ thể, khắc phục tình trạng học nghị quyết mang tính hình thức, học chưa đi đơi với hành, nghị quyết chậm đi vào cuộc sống, chương trình hành động của cấp uỷ, của các tổ chức đồn thể cịn chung chung.

Đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục, thông tin thời sự, chính sách theo hướng đa dạng hố thơng tin, cập nhật thơng tin thường xun, thơng tin có tính định hướng, tạo ra sự công khai, minh bạch, đẩy lùi và lấn át các loại thông tin nhiễu loạn, tiêu cực.

Coi trọng đúng mức việc phổ biến các kiến thức mới, quy trình cơng nghệ mới trong sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường ở địa bàn huyện.

Đẩy mạnh tuyên truyền những thành tựu phát triển KT-XH của cả nước, của tỉnh và của huyện, những thuận lợi và khó khăn, những kinh nghiệm tốt trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-X để xây dựng niềm tin và lòng tự hào của CB, ĐV và nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Vạch trần các luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch và các phẩn tử tiêu cực, hội làm cho tình hình tư tưởng ở huyện ln lành mạnh, trong sạch.

Tăng cường giáo dục việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gương sáng của CB, ĐV nhân dân trong lao động, học tập, cơng tác. Xây dựng các điển hình và tun truyền điển hình thật tích cực, mạnh mẽ. làm cho cái tích cực, tiến bộ được nhân rộng, trở thành phổ biến.

Đa dạng hố các hình thức tiến hành CTTT, làm cho CTTT luôn phong phú, sinh động, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng, trong mọi hoàn cảnh. Tuỳ theo đặc điểm về địa lý, phân bố dân cư, tổ chức biên chế lực lượng CB, ĐV ở từng cơ sở mà xác định, lựa chọn các hình thức học tập, tuyên truyền, cổ động, thơng tin thời sự, chính trị... phù hợp.

Sử dụng mọi phương tiện, mọi lực lượng sẵn có, tận dụng mọi thời gian, khơng gian và cơ hội để tuyên truyền giáo dục. Khắc phục khuynh hướng "hành chính hố" CTTT - khuynh hướng đã và đang làm cho CTTT ở nhiều nơi trở nên xơ cứng, gò ép, thiếu sức hấp dẫn.

Định kỳ tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá kết quả và tổ chức rút kinh nghiệm về CTTT. Hàng tháng, hàng quý tiến hành hội nghị giao ban CTTT ở cơ sở với phạm vi và quy mơ phù hợp. Thơng qua sinh hoạt chi bộ, thơn, xóm, sinh hoạt các đồn thể để điều tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và bổ sung nội dung, hình thức CTTT mới cho phù hợp. Cấp uỷ, Ban Tuyên giáo từ huyện đến cơ sở phải thường xuyên gặp gỡ CB, ĐV và lực lượng nịng cốt trong các đồn thể nhân dân để nắm tình hình, trao đổi kinh nghiệm hoạt động và đánh giá kết qủa hoạt động CTTT ở cơ sở, kịp thời chỉ đạo, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong nhân dân.

Để đổi mới phương pháp CTTT ở các đảng bộ huyện cần căn cứ vào mục đích, nội dung, nhiệm vụ CTTT trong từng trường hợp cụ thể; chẳng hạn, với mục đích cung cấp tri thức thì có thể dùng phương pháp thuyết trình là chính, với mục đích hình thành và củng cố niềm tin thì cần sử dụng phương pháp nêu gương, phương pháp trực quan...

Nội dung CTTT là yếu tố quan trọng trực tiếp quy định việc lựa chọn phương pháp. Mỗi nội dung cụ thể yêu cầu những phương pháp cụ thể, phù hợp để chuyển tải; chẳng hạn, với những nội dung rộng lớn và cần trang bị một cách có hệ thống thì nên chú ý lựa chọn sử dụng những phương pháp dùng lời nói có thể lý giải cặn kẽ vấn đề; với nội dung tuyên truyền của một đợt giáo dục trong một thời điểm nhất định thì nên dùng nhiều phương pháp nêu gương, phương pháp mạn đàm để hình thành ý thức và tính tích cực hành động kịp thời…

Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp tuỳ thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể của CTTT trong từng thời điểm, ở từng địa phương, cơ sở nhất định. Đối với các đảng bộ huyện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, mặt bằng dân trí tương đối cao có khả năng trang bị những phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại, truyền hình, internet thì phải tăng cường sử dụng những phương pháp phát huy trí sáng tạo, tính tích cực, chủ động của CB, ĐV, nhân dân như phương pháp đàm thoại, tranh luận, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan. Ngược lại, ở một số huyện đời sống cịn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp và điều kiện, phương tiện trang bị cho CTTT cịn nhiều hạn chế thì sử dụng phương pháp dùng lời nói, phương pháp nêu gương là chủ yếu.

Ngày nay, xã hội hiện đại, cuộc sống con người rất đa dạng, phong phú, do đó phương pháp tác động tư tưởng cũng phải đa dạng, phong phú thì mới khơng gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu. Hơn nữa, trong CTTT khơng có phương pháp nào là hồn hảo tuyệt đối; mỗi phương pháp đều có ưu thế và hạn chế nhất định, nhưng khi kết hợp với nhau chúng sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Bởi vậy, để CTTT đảng bộ huyện đạt được chất lượng cao phải biết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp.

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w