Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của các đảng bộ huyện, trước hết là các huyện ủy, về vai trị, tầm quan trọng của cơng

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 87)

bộ huyện, trước hết là các huyện ủy, về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác tư tưởng và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện trong giai đoạn hiện nay

Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, CB, ĐV về vị trí, tầm quan trọng của CTTT, xác định rõ trách nhiệm của mình tự giác, tích cực

tham gia làm CTTT trong giai đoạn hiện nay, khắc phục những biểu hiện coi nhẹ, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, thậm chí "khốn trắng" cho cán bộ chuyên trách làm CTTT. Đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của cán bộ chủ chốt, trước hết là Bí thư cấp uỷ và Ban Thường vụ, người đứng đầu bộ máy chính quyền và các đồn thể trong CTTT.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ khóa X yêu cầu:

Đề cao trách nhiệm của toàn Đảng đối với CTTT. Xây dựng và thực hiện quy chế, quy định toàn Đảng, từ trung ương đến cơ sở và mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm CTTT, tham gia tổng kết thực tiễn. Bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hằng năm phải lập kế hoạch chỉ đạo CTTT, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của đơn vị mình, có biện pháp giải quyết kịp thời... Xây dựng cơ chế các cấp ủy đảng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân [20, tr.43-44].

Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định:

Xây dựng và thực hiện quy định mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm CTTT. Cán bộ chủ chốt cấp ủy đảng phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của CB, ĐV và có biện pháp giải quyết kịp thời [21, tr.257].

Theo đó, các Bí thư, ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp ủy cơ sở cần xác định rõ CTTT là trách nhiệm trước hết của mình, khơng phó thác, dựa dẫm cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác; phải ý thức rõ có tiến hành tốt CTTT mới tiến hành được mọi công việc khác; nếu CTTT tiến hành chậm trễ, kém hiệu quả, chất lượng và hiệu quả thấp thì đó là trách nhiệm của mình trước hết.

Người đứng đầu các cơ quan chính quyền, đồn thể, đơn vị trong huyện cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong CTTT, tuyệt đối khơng nên hiểu CTTT chỉ là công việc của cấp ủy và cơ quan tuyên giáo. Trên thực tế,

một quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc xã trong lĩnh vực KT-XH lập tức tác động đến tư tưởng của cán bộ, cơng chức và người dân. Nếu đó là quyết định đúng cũng cần làm CTTT để mọi người đồng tình, tn thủ một cách tích cực, tự giác; nếu đó là quyết định chưa thỏa đáng, chưa chín muồi sẽ gây phản ứng bất bình, làm nảy sinh nhiều hậu quả phức tạp không dễ khắc phục. Đã quyết định sai, lại bất chấp dư luận, dùng các biện pháp hành chính cưỡng bức thi hành, thì sẽ làm bùng nổ thành “điểm nóng”. Để tránh xảy ra tình huống bất lợi như thế, các cán bộ chính quyền phải tham dị ý kiến của CB, ĐV và nhân dân trước khi quyết định; khi ban hành quyết định phải tiến hành tuyên truyền, giải thích cụ thể, thuyết phục để mọi người đồng tình, ủng hộ; nếu có gì dân chưa hiểu, chưa rõ thì phải làm rõ. Như vậy là cán bộ chính quyền đã tham gia làm CTTT.

Trực tiếp đối thoại với người dân ở cơ sở phải được coi là trách nhiệm, bổn phận của người lãnh đạo các cấp. Thông qua đối thoại, người lãnh đạo lắng nghe trực tiếp tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đánh giá - bằng cảm nhận trực quan - mức độ ủng hộ hay phản đối của người dân; trực tiếp động viên các nhận thức đúng, giải đáp các thắc mắc và uốn nắn các nhận thức lệch lạc. Ngại và sợ đối thoại trực tiếp là làm mất đi vai trò của người lãnh đạo với tư cách là một cán bộ tư tưởng. Dĩ nhiên, để đối thoại trực tiếp có kết quả, người lãnh đạo phải nắm chắc đường lối, chính sách, pháp luật; hiểu rõ tình hình thực tế; hướng trước tâm trạng của đối tượng và phải có kỹ năng, nghệ thuật đối thoại khéo.

Để thực hiện giải pháp này, như kinh nghiệm thực tế ở các huyện của tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã cho thấy, các cấp uỷ cần xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với CTTT, các chế độ báo cáo, giao ban, đi cơ sở và gặp gỡ CB, ĐV, nhân dân của cán bộ lãnh đạo... Định kỳ hằng quý, Ban Thường vụ cấp uỷ kiểm điểm việc tiến hành CTTT, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những việc còn hạn chế, chậm trễ, chất lượng thấp.

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w