Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện và cơ sở trong công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 99)

thống chính trị cấp huyện và cơ sở trong cơng tác tư tưởng

- Tập thể cấp ủy, trực tiếp là các đồng chí Bí thư và Phó Bí thư cấp ủy. - Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ban Tuyên giáo đảng ủy xã, thị trấn.

- Trưởng các đoàn thể, hội, nghiệp đồn, trung tâm văn hóa - thơng tin, thể thao huyện; đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn; phụ trách nhà văn hóa, bưu điện - văn hóa xã; trung tâm giáo dục cộng đồng.

- Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

- Ban giám hiệu các truờng trung học phổ thông, trung học cơ sở. - Các đơn vị quân đội, công an, bộ đội biên phịng đóng trên địa bàn. - Các báo cáo viên.

- Những người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân huyện - với chức năng quan trọng là tập hợp, giáo dục và tổ chức quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước - là lực lượng quan trọng làm CTTT trong các tầng lớp nhân dân. Các đoàn thể nhân dân huyện tiến hành CTTT dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, trực tiếp là Ban Dân vận, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trong hoạt động CTTT của Uỷ ban nhân dân huyện.

Bên cạnh Ban Tuyên giáo, các đồn thể, các đảng bộ huyện cịn có tổ chức bộ máy hoạt động theo tính chất các đơn vị sự nghiệp, đảm trách một chuyên ngành nhất định trong lĩnh vực tư tưởng - văn hố, đó là Đài phát thanh - truyền hình huyện, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ở huyện là Phịng Văn hố - thông tin - thể thao trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện và cán bộ chun trách cơng tác văn hố - thơng tin cơ sở có chức năng làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thể chế hoá nghị quyết, chủ trương lãnh đạo của đảng bộ trong lĩnh vực văn hoá tinh thần thành những quy định quản lý, điều hành các hoạt động văn hoá, tinh thần, đồng thời thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn... Nhiệm vụ chung của cơ

quan văn hố - thơng tin là thường xun nắm vững nhiệm vụ chính trị, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực tư tưởng, nắm vững tình tình hoạt động và đời sống văn hố tinh thần, đề xuất nội dung, biện pháp với Uỷ ban nhân dân nhằm quản lý, điều hành các hoạt động văn hố thơng tin, thể thao, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh trong cộng đồng dân cư; Theo dõi, kiểm tra, đơn đốc q trình hoạt động văn hố thơng tin trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm, kịp thời xử lý những hiện tượng vi phạm, những biểu hiện tiêu cực trong đời sống văn hoá tinh thần; tổng kết thực tiễn, rút ra những kết luận cần thiết báo cáo với Uỷ ban nhân dân đề ra các chủ trương biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu lực hơn. Cơ quan này cùng với Ban Tuyên giáo Huyện ủy thường xuyên nắm chắc tình hình, phát hiện những âm mưu và hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý các vi phạm, triệt phá các hoạt động chống phá của địch, giữ vững đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh của nhân dân.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ khóa X yêu cầu: “Xây dựng... cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở với cơ quan làm CTTT trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân” [20, tr.44]. Các hình thức và biện pháp phối hợp các lực lượng:

- Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết, kế hoạch của cấp ủy về CTTT. Những nghị quyết, chương trình cơng tác, kế hoạch do cấp ủy đề ra có liên quan đến tổ chức chính quyền, đồn thể cần huy động các tổ chức đó tham gia ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng. Sau khi được cấp ủy thông qua, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đó phải được cụ thể hóa trong chương trình cơng tác của từng tổ chức.

- Các cấp ủy quyết định những vấn đề quan trọng của CTTT, do vậy Bí thư, Phó bí thư và Trưởng ban Tun giáo từ huyện đến cơ sở phải chuẩn bị

tài liệu, đề án, đề xuất các yêu cầu và biện pháp cần thực hiện để trình cấp ủy thảo luận và quyết định.

- Phối hợp lực lượng trong công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện các cuộc sinh hoạt chính trị, các phong trào thi đua yêu nước, các ngày kỷ niệm, các sự kiện lớn của đất nước.

- Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo về các lĩnh vực tư tưởng. - Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ CTTT của các đoàn thể nhân dân, các đơn vị văn hóa - thơng tin trên địa bàn.

- Thu hút đơng đảo CB, ĐV có khả năng làm CTTT thuộc mọi lứa tuổi, mọi địa bàn thơn, xóm, kể cả các chức sắc tơn giáo và những người có uy tín cao trong nhân dân, trong đó, tập trung bồi dưỡng, phát huy vai trị nòng cốt của CB, ĐV và quần chúng tích cực. Mạnh dạn chọn người, giao việc, xây dựng cán bộ nòng cốt ở mọi cơ sở, mọi ngành nghề trong địa phương, đơn vị. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên đông đảo, rộng khắp trên địa bàn, làm cho hoạt động CTTT luôn sơi động, rộng khắp, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, có tính nhân dân sâu rộng.

3.2.4. Nhóm giải pháp về kiện toàn, nâng cao chất lượng các

cơ quan và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng

Trong quá trình lãnh đạo của các đảng bộ huyện, sau khi có Nghị quyết, chủ trương, đúng thì khâu quyết định bảo đảm cho sự thắng lợi của nghị quyết là tổ chức thực hiện đường lối, trong đó việc tăng cường, kiện toàn tổ chức bộ máy và lực lượng làm CTTT đóng vai trị hết sức quan trọng.

Tổ chức bộ máy tiến hành CTTT của các đảng bộ huyện là Ban Tuyên giáo cấp huyện và Ban Tuyên giáo của đảng uỷ các cơ sở, với chức năng tham mưu và giúp việc cho cấp uỷ từ huyện đến cơ sở về CTTT, văn hoá, khoa giáo, biên soạn bổ sung lịch sử đảng bộ địa phương.

Kiện toàn Ban Tuyên giáo các cấp

Việc kiện toàn Ban Tuyên giáo các cấp theo hướng bảo đảm cơ quan này thực hiện đúng, đầy đủ các chức năng sau:

- Trong việc nghiên cứu, đề xuất: Theo dõi, nắm bắt, tổng hợp tình hình tư tưởng trong CB, ĐV, nhân dân và đề xuất với cấp uỷ phương hướng, nhiệm vụ, các giải pháp để xử lý. Nghiên cứu tình hình thực tế, những âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hồ bình" của các thế lực thù địch chống phá cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá để kịp thời báo cáo và kiến nghị với cấp uỷ nội dung, biện pháp giải quyết. Đề xuất và tham gia chuẩn bị các đề án, các nghị quyết, quyết định của cấp ủy về CTTT - văn hoá, khoa giáo và nghiên cứu biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương. Giúp Huyện uỷ trong việc đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực CTTT - văn hoá, khoa giáo. Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc vận dụng, thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương, của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về các lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa giáo.

- Trong việc thẩm định: Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề án, các tác phẩm lịch sử đảng, lịch sử truyền thống của cơ quan đảng, chính quyền các phường, xã, các ngành, các tổ chức đồn thể huyện có liên quan trong lĩnh vực tuyên giáo.

- Trong việc hướng dẫn, kiểm tra: Giúp Huyện uỷ tổ chức nghiên cứu, quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, kiểm tra các tổ chức đảng, trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về CTTT - văn hoá, khoa giáo, lịch sử Đảng. Hướng dẫn việc tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước trong Đảng và trong xã hội. Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo, nghiệp vụ nghiên cứu dư luận xã hội... cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở các đảng bộ cơ sở. Sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ huyện, hướng dẫn sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ xã, thị trấn; tổ chức tuyên truyền, phát huy truyền thống cách mạng của địa phương. Chỉ đạo và tham gia tổng kết thực tiễn, phát hiện những mơ hình tiên tiến trong thời kỳ đổi mới trên lĩnh vực KT-XH, quốc phòng - an ninh, xây dựng HTCT; tổng kết kinh nghiệm công tác tuyên giáo theo quy định.

Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Tuyên giáo Huyện ủy: Tổ chức các hội nghị, các lớp triển khai nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và huyện đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, hệ thống báo cáo viên. Chủ trì tổ chức hội nghị hướng dẫn về nghiệp vụ CTTT - văn hố, khoa giáo, chỉ đạo định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của Phịng Văn hố - thông tin, Trung tâm Văn hố - thơng tin, Đài phát thanh - truyền hình huyện. Chỉ đạo và phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thực hiện chương trình nội dung, giáo dục chính trị, thời sự, chính sách theo các quy định của cấp trên và cấp uỷ huyện cho CB, ĐV và quần chúng ưu tú. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện uỷ được tham dự các cuộc họp của cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân và các ban, ngành bàn về KT-XH; quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ HTCT và văn hoá, khoa giáo, lịch sử của huyện; được yêu cầu các tổ chức, cá nhân báo cáo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến CTTT - văn hoá, khoa giáo trên địa bàn huyện. Định kỳ 6 tháng hoặc bất thường báo cáo với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các ban, ngành chức năng của tỉnh về công tác tuyên giáo. Phối hợp với các ban xây dựng đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện trong việc nghiên cứu, triển khai, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện. Tham gia ý kiến trong việc bố trí sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong khối.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ huyện trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, hiệu quả hoạt động và phẩm chất, bản lĩnh chính trị của các hệ thống tổ chức bộ máy nêu trên. Do vậy, thường xuyên chăm lo xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đó, là địi hỏi khách quan và là trách nhiệm của đảng bộ huyện. Phải xây dựng tổ chức bộ máy đó một cách hợp lý, khoa học; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức khi tiến hành CTTT; xây dựng quy

chế hoạt động một cách rõ ràng, cụ thể, kể cả quy chế phối hợp hoạt động giữa các tổ chức, cơ quan làm CTTT.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm CTTT ở đảng bộ huyện.

Tiến hành CTTT là trách nhiệm của tồn đảng bộ, song cơng việc đó thường xuyên và trực tiếp là do các cấp uỷ đảng và các lực lượng chuyên trách làm CTTT đảm nhận. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách trong các tổ chức bộ máy tiến hành CTTT là một giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CTTT của đảng bộ huyện. Đội ngũ chuyên trách làm CTTT ở các đảng bộ huyện được chia thành hai bộ phận cơ bản.

Một là: Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực

tư tưởng - văn hoá. Đây là lực lượng cán bộ chủ chốt trong các "binh chủng" của CTTT. Các cán bộ tuyên giáo, văn hoá là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng, chủ trương, nghị quyết của Huyện ủy và cơ chế quản lý của chính quyền huyện trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, đồng thời trực tiếp tổ chức, điều hành bộ máy, con người và phương tiện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu của CTTT ở cấp huyện.

Hai là: Đội ngũ làm chuyên môn, nghiệp vụ, làm nghệ thuật trong lĩnh

vực tư tưởng - văn hố. Đây là lực lượng đơng đảo trong đội ngũ làm CTTT. Đó là những phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, giáo viên, các nghệ sĩ... Họ là những người chuyên sâu một nghề, một chuyên môn nhất định, giữ vai trò là những “đinh ốc” quan trọng trong guồng máy CTTT.

Bên cạnh lực lượng chuyên nghiệp, ở huyện cịn có đội ngũ báo cáo viên ở huyện, các xã, thị trấn và các doanh nghiệp.

Để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư tưởng trong giai đoạn nay phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán bộ làm CTTT nói chung và cán bộ tuyên giáo nói riêng, làm căn cứ cho việc tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng.

Hệ thống tiêu chuẩn này phải phản ánh được đặc trưng cơ bản về trình độ tri thức khoa học và lý luận chính trị, phẩm chất tư tưởng và đạo đức, năng lực chuyên môn nghề nghiệp của cán bộ tư tưởng mà sự nghiệp đổi mới đất nước, của huyện đặt ra. Về cơ bản, các tiêu chuẩn đó được thể hiện trong ba nhóm dưới đây:

Về trình độ lý luận chính trị và tri thức khoa học

- Là người trực tiếp truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chính trị của Đảng, các cán bộ tư tưởng phải có hiểu biết sâu sắc về lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và khả năng vận dụng vào thực tiễn; nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và những phát triển lý luận của Đảng; hiểu biết những kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam; có thế giới quan khoa học và niềm tin vững chắc; biết đánh giá đúng đắn các hiện tượng và quá trình xã hội đang diễn ra theo lập trường của Đảng.

- Hiểu biết ở độ sâu cần thiết những quan điểm tư tưởng khác nhau và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm tư tưởng đi ngược lại lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và trái với hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có dũng khí đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, không giao động trước sự tấn công của kẻ thù tư tưởng, trước âm mưu “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch.

- Nền tảng kiến thức văn hoá phải đủ rộng, tổng hợp, trước hết là kiến thức tổng hợp về lĩnh vực CT-XH, kiến thức về giáo dục con người. Hiểu biết về thế giới hiện đại, về đất nước, xã hội, con người Việt Nam trên các phương diện lịch sử truyền thống, tâm lý, văn hoá của địa phương; hiểu biết sâu sắc nền tảng khoa học giáo dục, lý luận nhận thức; hiểu biết các quá trình tư tưởng diễn ra trong xã hội, những quy luật của hoạt động tư tưởng, quy luật và cơ chế tác động để hình thành ý thức xã hội.

Về phẩm chất chính trị và đạo đức

- Cán bộ tư tưởng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về lý tưởng của giai cấp công nhân; phản xạ nhanh nhạy trước các

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w