CTTT của các đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An
3.1.1.1. Những thuận lợi
Đại hội XI của Đảng đã dự báo tình hình trong nước và thế giới. Tình hình đó - trực tiếp hoặc giản tiếp - tác động đến tình hình tư tưởng và CTTT của Đảng ta trong những năm tới. Đối với các huyện ở tỉnh Nghệ An cần chú ý một số tình hình tác động trực tiếp đến CTTT của các đảng bộ huyện.
Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề cần thiết đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Việt Nam đã mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ mơi trường hồ bình, tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân đổi mới và phát triển KT - XH với nhịp độ nhanh hơn.
Hiện nay, Đảng và Chính phủ đang dành sự quan tâm đặc biệt đến các tỉnh miền Trung, cho phép mở tối đa các cơ chế, chính sách tạo đà cho các tỉnh trong vùng phát triển. Thêm vào đó, các nước trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Xingapo cũng đang quan tâm đặc biệt đến sự phát triển khu vực Nam Lào - Đông Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam gắn với việc mở đường xuyên Á theo tuyến các hành lang Đông - Tây. Trong tương lai, tỉnh Nghệ An sẽ trở thành một trong những mắt xích quan trọng trong hành lang kinh tế Đông Tây - ASEAN.
Kinh tế của tỉnh Nghệ An trong những năm qua phát triển với với tốc độ khá nhanh, theo hướng CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2005-2010 đạt 9,75%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, phát triển các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế. Chú trọng phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tỉnh ln tạo mơi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế phát triển theo hướng cạnh tranh lành mạnh, góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Gắn liền tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo được chú trọng; nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội cho nhân dân, giảm dần sự chênh lệch mức sống giữa các vùng, miền; bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp với bảo đảm an ninh - quốc phịng, trật tự an tồn xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII xác định mục tiêu KT-XH của tỉnh đến năm 2015:
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 11-12%.; cơ
cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 39-40%, dịch vụ 39-40%, nông - lâm - ngư nghiệp 20-21%.; thu ngân sách: 9.500-10.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 500-550 triệu USD; GDP bình quân đầu người: phấn đấu đạt 33-34 triệu đồng; tổng đầu tư toàn xã hội: phấn đấu khoảng 180,000 tỷ đồng.
Về xã hội: Các xã; phường; thị trấn đều có trường mầm non; trên 65%
trường đạt chuẩn quốc gia; đạt tỷ lệ 25 giường bệnh/vạn dân; 100% trạm y tế cấp xã ở đồng bằng và 80 -90% ở miền núi có bác sĩ; 95% số xã; phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 15%; 95-97% trẻ em trong diện được tiêm chủng; mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm 4-0,5%; tốc độ tăng dân số dưới 1%; 82-85% gia đình văn hố; 70% làng bản, khối phố và 100% xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hố thể thao (trong đó 60-65% đạt chuẩn quốc gia); 95% dân số nơng thôn dược dùng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh (55% theo tiêu chí Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn); 97% dân số đô thị được dùng nước sạch; lao động qua đào tạo đạt trên 55% tổng lao động xã hội; 80% lao động nông nghiệp được tập huấn kỹ thuật; tạo việc làm và thu hút lao động bình quân 35.5000-40.000 người/năm.; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,0%/năm; đảm bảo độ che phủ rừng trên 55%; 20% số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới.
Về quốc phịng, an ninh: 80% số xã; phường; thị trấn; 75% số cơ quan,
doanh nghiệp, trường học đạt loại khá trở lên trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; 100% các cơ quan tư pháp huyện, thành, thị đạt trong sạch, vững mạnh; hàng năm 70 -80% cơ sở xã; phường; thị trấn đạt cơ sở an toàn, làm chủ sẵn sàng chiến đấu, vững mạnh toàn diện.
Về xây dựng Đảng: 70-80% số TCCSĐ đạt danh hiệu trong sạch,
vững mạnh; trên 95% khối phố, xóm, thơn, bản có tổ chức đảng và đảng viên; kết nạp đảng viên mới bình quân hàng năm 5.500 người.
Hiện nay, theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các đảng bộ huyện tỉnh Nghệ An đang ra sức phấn đấu đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội. Trước hết, phải nói đến thị xã Cửa Lò - một trọng điểm du lịch của tỉnh, là thị xã du lịch ven biển có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh, Tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng. Cửa Lị thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn khơng chỉ của tỉnh, mà còn thu hút khách du lịch trong cả nước (nhất là miền Bắc) và cả khách quốc tế. Thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh nối với nhau bằng quốc lộ 46 và có sự phụ thuộc tác động ảnh hưởng lẫn nhau mang tính tương hỗ. Thị xã Cửa Lị vừa là nguồn cung cấp các dịch vụ du lịch, vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của dịch vụ du lịch cho thành phố và các huyện lân cận.
Các huyện ngoại thành bao quanh thành phố Vinh cũng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển KT-XH của tỉnh, đảm bảo việc cung cấp
lương thực (đảm bảo an toàn lương thực), thực phẩm, cũng như việc các nguyên liệu (nông, lâm, hải sản) cho công nghiệp chế biến nơng sản xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng chính là thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng, các nhu cầu yếu phẩm, các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
Thành phố Vinh đã được công nhận đô thị loại I, đang phấn đấu xây dựng trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung bộ. Ngồi thị xã Cửa Lị đạt đô thị loại III, thành lập mới thị xã Thái Hòa, tỉnh chuẩn bị thành lập các thị xã Hồng Mai, Con Cng; xây dựng và nâng cấp nhiều khu đô thị mới.
Cùng với khu công nghiệp phía Bắc, các cụm khu cơng nghiệp trong tỉnh đóng vai trị đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà. Sự phát triển của các cụm cơng nghiệp này sẽ góp phần tạo việc làm, tận dụng nguyên liệu tại chỗ, nâng cao mức sống cho người dân các vùng ngoại thành, giảm áp lực di dân vào thành phố.
Trên thế giới, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển. Tồn cầu hố kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia, dân tộc. Khoa học, cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học phát triển mạnh, đi vào chiều sau, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, tác động rộng lớn đến cơ cấu vào sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra nhiều triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân cơng lao động tồn cầu.
3.1.1.2. Những khó khăn
Tác động bối cảnh đất nước
Từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 01-1994) Đảng ta đã chỉ ra "bốn nguy cơ". Đến nay, các nguy cơ đó vẫn cịn tồn tại, thậm chí có mặt cịn gay gắt hơn. Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh đất nước ta đang đứng trước nhiều thách thức, đan xen nhau tác động tổng hợp và diễn
biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào, đó là: thách thức tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại; tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ CB, ĐV gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng, ngày càng diễn biến phức tạp; những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH vẫn tồn tại, như chưa nhận thức rõ được định hướng XHCN của nền kinh tế, nhất là việc giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền kinh tế quốc dân, quá nhấn mạnh các chỉ tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh tế, chưa quán triệt đầy đủ việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hố, y tế, giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Các thế lực thù địch âm mưu "diễn biến hồ bình" gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính trị nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diến biến phức tạp.
Tác động trong tỉnh, huyện
Nền kinh tế tỉnh Nghệ An vẫn đang ở trình độ thấp kém; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; thiên tai, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường; là tỉnh đất rộng, người đơng nhưng lại xa các cực tăng trưởng của cả nước, nên việc thu hút đầu tư bị hạn chế.
Trong quá trình đơ thị hóa, CNH, HĐH, trên địa bàn tỉnh, huyện sẽ có nhiều dự án, cơng trình được triển khai. Điều này cũng làm nảy sinh nhiều phức tạp mới trong thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ mơi trường, ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Các vụ khiếu kiện đơng người có thể xảy ra, địi hỏi các đảng bộ huyện phải chủ động đề phịng, tích cực xử lý ngay từ khi mới manh nha, không để trở thành "điểm nóng"
Dự báo sự phát triển của tỉnh Nghệ An nói chung và các huyện nói riêng trong những năm trước mắt và đến năm 2020 có cả những thuận lợi và khó khăn tác động trực tiếp đến tình thình tư tưởng và CTTT của các đảng bộ huyện. Những yếu tố khơng thuận lợi địi hỏi nhân dân và các đảng bộ huyện phải có quyết tâm cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy đúng đắn, sáng tạo để vượt qua mọi khó khăn, thách thức đưa địa phương phát triển nhanh, bền vững.
Tác động của bối cảnh thế giới
Tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. biểu hiện cụ thể của dự báo này là chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tơn giáo cịn xảy ra ở nhiều nơi. Chạy đua vũ trang giữa các nước vẫn diễn ra rất mạnh mẽ. Các tập đồn sản xuất vũ khí cạnh tranh quyết liệt và thu lợi lớn từ các cuộc chiến tranh cục bộ. hoạt động khủng bố vẫn diễn ra phức tạp có chiều hướng lan rộng. Các thế lực chính trị lợi dụng khủng bố và "chống khủng bố" để thực hiện ý đồ chính trị của mình, thể hiện ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới.
Q trình tồn cầu hố kinh tế, tạo ra cơ hội phát triển, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Đồng thời, nhiều vấn đề tồn cầu bức xúc địi hỏi các quốc gia và tổ chức quốc tế phải phối hợp giải quyết như khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; tình trạng mơi trường tự nhiên bị hủy hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu.
Khu vực châu Á - Thái bình Dương và Đơng - Nam Á tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, như tranh cấp về ảnh hưởng và quyền lực về biên giới lãnh thổ, biển đảo tài nguyên giữa các nước lớn. Một số nước có nguy cơ bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội.
Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi, nhưng q trình phục hồi có thể cịn nhiều khó khăn, bất ổn.