Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 76)

Từ thực tiễn CTTT của các đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An những năm gần đây có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu:

Một là, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của Huyện uỷ và Ban Tuyên

giáo Huyện uỷ đối với CTTT ở cấp huyện.

Để CTTT đạt hiệu quả và chất lượng cao, Huyện ủy, nhất là Ban Thường vụ Huyện ủy và đích thân Bí thư Huyện ủy phải “vào cuộc”. Hơn ai

hết, Bí thư Huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy biết rõ CTTT phải giải quyết những vấn đề gì và làm thế nào để tiến hành CTTT có kết quả, đạt chất lượng cao; giải đáp các vướng mắc về tư tưởng đặt ra; bố trí nhân sự, tạo điều kiện về kinh phí, trang thiết bị cho CTTT; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan, các lực lượng cùng tham gia tiến hành CTTT.

Hai là, cấp uỷ các cấp phải thường xuyên chăm lo, xây dựng và bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo; thường xuyên theo dõi, chỉ đạo và định kỳ kiểm tra, rút kinh nghiệm hoạt động của Ban Tuyên giáo và cán bộ tuyên giáo cơ sở.

Phải bố trí đủ biên chế cho Ban Tuyên giáo các cấp, chọn cử các cán bộ đủ phẩm chất và năng lực về Ban Tuyên giáo. Phân công cán bộ tuyên giáo theo dõi từng cơ sở, cụm cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm cho CTTT ở các cơ sở hoạt động nhịp nhàng, đúng hướng, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Ở các địa phương có các "điểm nóng" về khiếu kiện đất đai, giải phóng mặt bằng cần phân cơng cán bộ Ban Tun giáo thường xuyên theo dõi, bám sát, nắm vững cơ sở để cùng cấp uỷ đảng, chính quyền tiến hành CTTT đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Ba là, có cơ chế để phát huy vai trị của cấp uỷ, chính quyền và các đồn thể nhân dân trong HTCT ở các đảng bộ huyện, đảng bộ xã để tiến hành CTTT.

Quán triệt sâu sắc phương châm toàn Đảng, toàn HTCT, toàn dân làm CTTT, cấp ủy, Ban Tuyên giáo các cấp phải thường xuyên bám sát đời sống, sản xuất và mọi mặt hoạt động của địa phương; phân công cấp ủy viên, CB, ĐV bám sát, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của dân, kịp thời phản ánh cho cấp ủy, cán bộ các cấp về tình hình tư tưởng của CB, ĐV và nhân dân. Khi có dấu hiệu khơng bình thường hoặc có thắc mắc, đề nghị cần giải đáp, cấp ủy phải nghiên cứu, bàn bạc và thống nhất cách giải quyết, giao chính quyền xử lý ngay, đồng thời phân cơng cán bộ có đủ khả năng, kinh nghiệm giải quyết thật cụ thể, có sức thuyết phục, khơng để

hình thành "điểm nóng", hay bức xúc về tư tưởng kéo dài, gây bất bình và mất ổn định trong nhân dân.

Bốn là, phát huy nhân tố tích cực trong nhân dân, dựa vào nhân dân để

tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân.

Trong CTTT, nhân dân là lực lượng hùng hậu. Nhân dân không chỉ là đối tượng tuyên truyền, giáo dục, vận động, mà cịn là chủ thể tích cực tham gia giải quyết những vấn đề tư tưởng ở cơ sở. Nhân dân, một mặt là "tai mắt" của Đảng trong việc nắm bắt và phản ánh tình hình tư tưởng, mặt khác là chủ thể, là lực lượng tuyên truyền, giáo dục có sức mạnh to lớn và hiệu quả, đặc biệt trong đấu tranh chống tiêu cực, chống tệ nạn xã hội, trong giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân..., các TCCSĐ, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể có thể phát huy tốt sức mạnh đồn kết, thể hiện vai trị của các nhân tố tích cực trong giáo dục, đấu tranh, bảo vệ pháp luật, bảo vệ thuần phong mỹ tục và sự ổn định ở cơ sở. Một khi toàn Đảng, tồn dân đã ủng hộ, tích cực tham gia cơng tác tun truyền, giáo dục, đấu tranh chống tiêu cực, tạo nên dư luận xã hội lành mạnh thì CTTT có sức sống và hiệu quả rất lớn.

Chương 3

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w