Quan niệm về nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)

đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An

Nâng cao chất lượng CTTT của các đảng bộ huyện ở tỉnh Nghệ An là toàn bộ các hoạt động của các đảng bộ huyện và các cấp ủy cấp cơ sở trong huyện tác động vào các chủ thể, nội dung, quá trình CTTT, làm cho chất lượng CTTT của các đảng bộ này cao hơn hiện tại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của các đảng bộ huyện trong từng thời kỳ.

Từ các quan niệm trên, có thể nêu ra một số nội dung xem xét đánh giá, nâng cao chất lượng CTTT trong các đảng bộ huyện:

Thứ nhất, mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng CTTT phải

rõ ràng.

Mục đích của hoạt động nâng cao chất lượng CTTT ở một thời đoạn là dự kiến mà mỗi chủ thể cần phải phấn đấu để đạt được. Mục đích đó khơng phải là một sản phẩm thuần túy chủ quan, mà xuất phát từ yêu cầu của cấp trên và từ nhu cầu thực tiễn. V.I. Lênin chỉ rõ:

Trong hoạt động thực tiễn của mình, con người đứng trước thế giới khách quan, phụ thuộc vào thế giới khách quan ấy, để cho thế giới khách quan ấy quy định hoạt động của mình... Thật ra, mục đích của con người là do thế giới khách quan sản sinh ra và lấy thế giới khách quan làm tiền đề - coi thế giới khách quan là cái hiện có, là cái có thật [35, tr.199-201].

Mục đích có tác dụng định hướng, chỉ đạo tồn bộ q trình hoạt động. Chất lượng, hiệu quả của việc nâng cao chất lượng CTTT phụ thuộc vào việc xác định đúng đắn mục đích, u cầu trên cơ sở cân nhắc tồn diện nhu cầu khách quan, khả năng khách quan và nhân tố chủ quan.

Thứ hai, để nâng cao chất lượng CTTT phải nâng cao chất lượng các chủ thể tiến hành, tham gia CTTT; nâng cao chất lượng của mặt công tác khác có liên quan. Chất lượng CTTT trong các đảng bộ huyện được thể hiện qua

những thay đổi trong ý thức và hành vi của CB, ĐV và quần chúng nhân dân, nhưng quá trình thay đổi ý thức và hành vi đó diễn ra khơng chỉ đơn thuần do tác động riêng của CTTT, mà cịn của nhiều nhân tố khác: của tồn bộ HTCT; của tồn bộ mơi trường xã hội khách quan. Do đó, việc nâng cao chất lượng CTTT phải đặt trong tồn bộ hồn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tồn bộ hoạt động lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp.

Thứ ba, việc nâng cao chất lượng CTTT được đánh giá không chỉ ở những chỉ số định lượng (như số buổi lên lớp, số sách CT-XH đã đọc, số lần nghe đài, xem vơ tuyến truyền hình, nghe thơng báo chính trị, thời sự chính sách...), mà chủ yếu là những chỉ số định tính (sự chuyển biến thực sự về mặt kiến thức khoa học, sự chuyển hóa tri thức tiếp thu được thành niềm tin, lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, hành động cách mạng...). Vì vậy, khi đánh giá việc nâng cao chất lượng CTTT không thể chỉ căn cứ vào chỉ số số lượng, mà chủ yếu phải căn cứ vào những dấu hiệu thể hiện sự chuyển biến về chất.

Thứ tư, việc nâng cao chất lượng CTTT là một q trình liên tục, khơng

thể tức thời, khơng thể ngắt quãng, dừng lại. Khác với lĩnh vực sản xuất vật chất là nơi chất lượng thường thể hiện một cách tức thời, rõ ràng, cụ thể, trong CTTT chất lượng chỉ thể hiện dần dần, trải qua thời gian tương đối dài. Điều đó do tính đặc thù của lĩnh vực tư tưởng, tinh thần quy định. Cho nên, khi đánh giá chất lượng và việc nâng cao chất lượng CTTT phải rất thận trọng, tránh giản đơn, phiến diện; phải xem xét trong một thời gian tương đối dài để những tác động bộc lộ đầy đủ những kết quả; đồng thời, phải có quan điểm, lịch sử - cụ thể và phát triển.

Chương 2

Một phần của tài liệu chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ huyện ở tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w