Cơ sở lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần nông nghiệp hùng hậu (Trang 30 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.6. Một số nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp

1.6.6. Cơ sở lựa chọn mơ hình nghiên cứu

Về xác định mơ hình VH, Trompenaars (1997) đã đưa ra bốn loại hình gồm VH gia đình, VH eiffen, VH tên lửa được định hướng, VH lò ấp trứng. Các loại VH trong mơ hình này chỉ được phép xuất hiện một loại hình VHDN duy nhất trong tổ chức.

Linh hoạt

Chuẩn tắc Hướng

nội Hướng ngoại

Hiện tại Mong muốn tương lai

VH Gia Đình Sáng Tạo VH VH Thị Trường VH Cấp Bậc

Trong thực tế hiếm khi tồn tại đơn thuần một loại hình VH, mà đó là sự kết hợp các loại hình với nhau.

Trong khi đó Goffee và John (1998) cũng đưa ra bốn loại hình VHDN, mơ hình của hai ơng cũng có điểm hạn chế là không phản ánh được sự liên kết giữa các tổ chức và sự liên kết của các tổ chức này với mơi trường bên ngồi tổ chức.

Mơ hình Hofstede (2010) lại nêu lên sáu khía cạnh của nền VH quốc gia. Tuy nhiên các khía cạnh này vẫn chưa phản ảnh hết các khía cạnh tiềm ẩn khác của VH. Ngồi ra, các khía cạnh VH của Hofstede chỉ dừng lại trong việc phân biệt VH ở các quốc gia với nhau, mô tả đặc điểm chung nhất của cả dân tộc. Điều này có nghĩa là một cá nhân ở quốc gia nào thì sẽ có những nét VH riêng của quốc gia đó. Mơ hình được ứng dụng trong các nghiên cứu về VH trong các lĩnh vực quản lý quốc tế hay marketing quốc tế nơi có đội ngũ nhân viên đủ lớn về số lượng và đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Do đó mơ hình Hofstede khơng phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Mơ hình khảo sát VHDN của Denison - DOCS (Denison Organizational Culture

Survey) mang lại cho người sử dụng những lợi thế rõ nét trong việc đánh giá VHDN,

đó là: (1) Chỉ ra những điểm yếu và điểm mạnh trong tổng thể VHDN; (2) cho phép xác định rõ những nội dung hay phạm vi cần có kế hoạch điều chỉnh trong VHDN; và (3) giúp doanh nghiệp đồng nhất được định hướng phát triển của lãnh đạo và VHDN. Tuy nhiên bảng khảo sát được thiết kế lên đến 60 câu, phân tích vào cả những chi tiết nhỏ, những yếu tố bên ngồi tổ chức, điều này gây khó khăn trong q trình thu thập thơng tin.

Bên cạnh mơ hình khảo sát VHDN của Denison thì mơ hình đo lường VHDN của Kim S. Cameron và Robert E. Quinn là Organization Culture Assessment Instrument

(OCAI) cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu đo lường về VHDN. Trong

đề tài, tác giả lựa chọn sử dụng mơ hình đo lường VHDN OCAI vì mơ hình này có thể khắc phục những hạn chế của các mơ hình vừa nêu thơng qua những ưu điểm sau:

 OCAI cho phép tồn tại cùng lúc nhiều loại hình VH trong cùng một tổ chức, đồng thời cũng chỉ ra được loại hình VH nào đang chiếm ưu thế nhất, khơng tồn

tại đơn thuần một loại hình VH như cách phân loại của Trompenaars. Điều này phù hợp hơn với tình hình VH thực tại ở các doanh nghiệp hiện nay.

 Cameron và Quinn có thể khắc phục được hạn chế trong mơ hình của Goffee và John. Mơ hình OCAI phản ánh được sự liên kết giữa tổ chức với môi trường bên ngồi tổ chức, thơng qua khai thác các khía cạnh thể hiện ở tính linh hoạt –

tính ổn định, hướng nội – hướng ngoại. Điều này giúp cho các nhà quản trị có

cái nhìn bao qt về VHDN của cơng ty, biết được điểm mạnh điểm yếu trong VHDN của cơng ty mình để đưa ra các chiến lược điều chỉnh VHDN phù hợp.

 Công cụ cho ra bảng câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn và được nhiều tổ chức trên thế giới lựa chọn. Nếu như mơ hình DOCS với 60 câu khảo sát đã được hơn 3.000 tổ chức sử dụng, thì mơ hình OCAI được thiết kế với 24 câu khảo sát và đang được hơn 10.000 tổ chức trên thế giới áp dụng (www.ocai-online.com, 2017).

Mơ hình chuẩn đốn VHDN OCAI tuy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa khai thác được các yếu tố hữu hình. Đây cũng chính là điểm yếu của hầu hết các mơ hình khác về khảo sát VHDN. Các mơ hình chỉ tập trung vào khía cạnh vơ hình mà khơng chú ý đến những khía cạnh hữu hình – cũng đóng góp phần nào vào VHDN.

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy mơ hình ba cấp độ biểu hiện VHDN của Edgar H. Schein phản ảnh được cả yếu tố hữu hình và vơ hình. Do đó, tác giả nhận thấy cần có sự kết hợp giữa mơ hình ba cấp độ VHDN của Edgar H. Schein (2004) và mơ hình

chuẩn đoán VHDN OCAI của Kim S. Cameron và Robert E. Quinn (2006) trong khảo

sát thực trạng VHDN tại công ty CPNN Hùng Hậu. Từ đó giúp nhận định rõ ràng thực trạng VHDN tại công ty CPNN Hùng Hậu về cả yếu tố hữu hình và vơ hình, đồng thời đề ra các giải pháp theo mong muốn của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Lý thuyết chương 1 xoay quanh Cơ sở lý thuyết về VH, VHDN; Vai trò của VHDN; Các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN; Ba cấp độ của VHDN; Các nghiên cứu trước đây về VHDN và lựa chọn mơ hình VH sẽ được thực hiện trong nghiên cứu.

Các khái niệm về VH và VHDN là vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên trong khuôn khổ giới hạn của đề tài này thì VHDN được xem như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, được hình thành qua quá trình phát triển của tổ chức, và quay trở lại quyết định và chi phối hành vi của các cá nhân trong cùng một tổ chức trước sự biến động của môi trường, tạo nên bản sắc riêng cho từng tổ chức. Một doanh nghiệp có VH mạnh sẽ đóng vai trị như tài sản vơ hình của các doanh nghiệp, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp bao gồm việc tạo phong thái riêng cho doanh nghiệp, tạo lực hướng tâm cho toàn doanh nghiệp, khích lệ q trình đổi mới sáng tạo. Trái lại, đối với môi trường VH yếu hoặc không lành mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý làm việc và kết quả kinh doanh của tổ chức. Dựa trên mức độ hữu hình, Edgar H. Schein phân chia VHDN thành ba cấp độ: Giá trị hữu hình, giá trị chuẩn mực được tuyên bố, các quy tắc ngầm định.

Để đánh giá và hồn thiện mơ hình VHDN, Kim S. Cameron và Robert E. Quinn (2006) đã đề xuất công cụ đánh giá mơ hình VH OCAI dựa trên mơ hình lý thuyết khung giá trị cạnh tranh. Dựa trên kết quả khảo sát, các tổ chức có thể định vị, đánh giá mơ hình VHDN hiện tại và mơ hình mong muốn trong tương lai của các thành viên trong tổ chức, từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện trong tương lai.

Mơ hình ba cấp độ biểu hiện của Edgar H. Schein và cơng cụ đánh giá mơ hình VH OCAI của Kim S. Cameron và Robert E. Quinn được sử dụng kết hợp trong đề tài, nhằm phản ánh tồn diện thực trạng VHDN tại cơng ty CPNN Hùng Hậu cả khía cạnh hữu hình và vơ hình. Đây là cơ sở để đề ra các giải pháp giúp hoàn thiện VHDN tại cơng ty một cách tồn diện nhất.

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG VĂN HỐ DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP HÙNG HẬU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần nông nghiệp hùng hậu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)