Đáng giá hoạtđộng nâng cao nănglực cạnhtranh củacôngty TNHH Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH nội thất gia việt đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 61)

2.2.2 .7Năng lực lãnh đạo và quảnlý

2.4 Đáng giá hoạtđộng nâng cao nănglực cạnhtranh củacôngty TNHH Nộ

Thất Gia Việt

Những phân tích về thực trạng cũng như các chỉ tiêu đánh giá về năng lực cạnh tranh của Gia Việt, cũng đã phần nào đánh giá được những ưu điểm cũng như hạn chế trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua.

2.4.1 Những ưu điểm trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh

Thị phần công ty ngày càng mở rộng, thương hiệu ngày càng chiếm được niềm tin và yêu mến của khách hàng.

Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao cả về mẫu mã và tuổi thọ, đồng thời chính sách hậu mãi được chú trọng góp phần giúp cơng ty ngày càng tạo dựng được vị thế trên thị trường.

Mối quan hệ ngoại giao rất , đã tạo được uy tín cao đối với nhiều đối tác, đặc biệt trong đó có các đối tác là chủ đầu tư nước ngoài của các dự án chung cư, khách sạn cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Máy móc trang thiết bị được đầu tư cải tiến, mục tiêu xây dựng được một nhà máy với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, dây chuyền sản xuất công suất lớn, đảm bảo nhu cầu phát triển công ty trong tương lai.

Nguồn nhân lực trẻ, có nhiệt huyết và có sự tận tụy trong cơng việc và mong muốn được gắn bó lâu dài với cơng ty.Mơi trường làm việc thân thiện, hòa đồng.

Đội ngũ lãnh đạo trẻ, tâm huyết với cơng ty. Hơn nữa có chí cầu tiến chịu khó học hỏi nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như năng lực quản lý.

2.4.2 Những điểm còn hạn chế trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh về quản lý còn hạn chế: Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế về kỹ năng quản lý. Do đó, cơng ty được quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất, điều hành.

Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn cịn rất yếu. Quy mô vốn (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của cơng ty cịn nhỏ, hoạt động thu hồi vốn của cơng ty cịn khá chậm, cơng ty chủ yếu vay vốn từ bên ngồi.

Năng suất lao động cịn thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của Gia Việt.Cơng ty có chất lượng sản phẩm tốt nhưng giá thành sản phẩm vẫn còn cao so với thị trường, đây chính là một trở ngại rất mà công ty cần phải khắc phục nếu muốn đưa thương hiệu Gia Việt tiến xa hơn nữa trong tương lai.

Về trang thiết bị máy móc của cơng ty: Hệ thống máy móc của cơng ty những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp đáng kể, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại một số máy móc đã lạc hậu dẫn đến quy trình sản xuất chưa hồn tồn đồng bộ, vẫn còn sử dụng nhiều lao động thủ công. Điều này làm cho năng suất lao động thấp thấp dẫn tới chi phí cao như: chi phí chosửa chữa, bảo dưỡng, khấu hao …điều này gây khó khăn cho cơng ty khi phảitham gia các cơng trình lớn với nhu cầu sản xuất hàng loạt và liên tục, đồng thời cũng làm tăng giá thành gây khó khăn trong cạnh tranhvới các công ty khác.

Về nguồn nhân lực: Mặc dù công tác nhân sự đã được cơng ty chútrọng song so với địi hỏi của thực tế vẫn còn một số hạn chế như: cơng ty đang cịn thiếu một số cán bộ có kỹ thuật chuyên mơn giỏi,các cán bộ quản lý cịn hạn chế kiến thức về tin học, ngoại ngữ,chưa chủ động sáng tạo.

Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mực, chưa thực sự nhanh nhạy để nắm bắt cơ hội và khai thác thị trường, thông tinphản hồi về cơng ty cịn chậm nhất là vấn đề giá cả vật tư đầu vào, thông tincác đối thủ cùng dự thầu một cơng trình, nên gây khó khăn cho cơng ty trongviệc đề ra các chiến lược cạnh tranh.

Công tác trao đổi thông tin giữa các phòng ban chưa được chú trọng đúng mức, còn yếu trong khâu đối chiếu ngược thông tin giữa các bộ phận liên quan cho nên thường hay xảy ra tình trạng thơng tin khơng được cung cấp một cách chính xác và kịp thời.Điều này gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày cụ thể về Cơng ty TNHH nội thất Gia Việt. Bao gồm trình bày tổng quan về công ty Gia Việt với lịch sử hình thành thành, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh;Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Gia Việt; Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh; Cuối cùng là trình bày thực trạngcác hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay của cơng ty.

Những phân tích, đánh giá ở chương 2 đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Gia Việt hiện nay, để từ đó kết hợp với những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1, tác giả đi vào đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH Nội Thất Gia Việt ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT GIA VIỆT

4.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Nội Thất Gia Việt

Tiếp tục xây dựng và phát triển Công ty, giữ vững Công ty TNHH Nội Thất Gia Việt là một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đổ gỗ, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. Duy trì và phát triển những thế mạnh hiện có đồng thời tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho Cơng ty có tiềm lực kinh tế mạnh, đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trong khu vực. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển lâu dài bền vững của Gia Việt.

4.2 Mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Nội Thất Gia Việt Mục tiêu dài hạn:

• Mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Gia Việt là trở thành 1 trong những công ty sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu tại thị trường miền Nam, là thương hiệu có uy tín được các nhà đầu tư mong muốn hợp tác đối với thị trường các dự án (khu căn hộ, khách sạn,..) tại miền bắc và có năng lực cạnh tranh để ngày càng phát triển phù hợp với định hướng lâu dài của Công ty.

Mục tiêu ngắn hạn:

• Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển Công ty thành Công ty mạnh, bền vững, có tốc độ tăng trưởng nhanh và có tính cạnh tranh cao.

• Mở rộng quy mơ sản xuất, trong 5 năm tới hoàn thành xây dựng nhà xưởng rộng 10.000 m2 tại Hóc Mơn, TP HCM. Đây sẽ là nhà máy sản xuất đồ gỗ được trang bị cơng nghệ máy móc tiên tiến hiện đại.

4.3 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nội Thất Gia Việt

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao.

Nếu hiểu năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khả năng dành chiến thắng trong cuộc “ganh đua” kinh tế, thì cái gốc của khả năng đó nằm ở quy mơ, trình độ và chất lượng nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, quản lý và thương mại của doanh nghiệp. Mà theo những phân tích và đánh giá ở chương 2 của luận văn, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty, thực chất chính là nâng cao chất lượng của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty, giúp Gia Việt phát huy được những điểm mạnh, hạn chế được những điểm yếu để từ đó vượt qua được thử thách biết nắm bắt cơ hội để phát triển.

Trên cơ sở định hướng phát triển chung và tình hình thực tế, cơng ty đề ra một số kế hoạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong trong giai đọan từ nay đến năm 2020 như sau:

• Tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có của cơng ty cùng với sự nỡ lực quyết tâm cao của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong công ty. Tận dụng những thế mạnh sẵn có, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy lùi nguy cơ, góp phần nâng cao thị phần của cơng ty trên thịtrường, làm cho năng lực cạnh tranh của cơng ty ngày càng cao.

• Tập trung vào các phân khúc thị trường truyền thống để tạo lợi thế cạnh tranh của công tytrong lĩnh vực này trên thị trường.

• Tiếp tục đa dạng hố hơn nữa các dòng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có tính ứng dụng cao, mẫu mã cập nhật kịp thời xu hướng nội thất của thế giới,để phục vụ cho hoạt động của công ty thuận lợi,đồng thời mở rộngthêm thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

• Khơng ngừng hồn thiện cơ chế quản lý điều hành , đề ra nhữngchiến lược phát triển công ty phù hợp điều kiện mới, đầu tư phát triển công ty cả về chiều sâu và chiều rộng.

• Để đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cơng ty luônnhấn mạnh lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm, làm thước đo cho tiến trình phát triển ổn định và bền vững của công ty , từng bướcnâng cao thị phần của công ty trên thương trường .

4.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nội Thất Gia Việt đến năm 2020 Việt đến năm 2020

4.4.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Gia Việt thông qua tác động đến các yếu tố bên ngoài đến các yếu tố bên ngồi

4.4.1.1 Giải pháp chăm sóc khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ của Gia Việt

Từ kết quả của phần nghiên cứu định lượng ở chương 3, ta thấy rằng nhân tố ảnh hưởng mạnh thứ 2 đến năng lực cạnh tranh của Gia Việt chính là nhân tố Sức mạnh của nguời mua. Thật vậy, nếu một công ty sản xuất ra những sản phẩm với giá cả và chất lượng khơng có gì khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, người mua sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, điều này sẽ gây nên sức ép rất lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty.

Tuy mới chỉ là một doanh nghiệp với quy mơ cịn nhỏ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đồ gổ nội ngoại thất nhưng Gia Việt đã có được một lượng khách hàng thân thiết rất đáng nể, có những đối tác đã làm việc với Gia Việt ngay từ khi Gia Việt chỉ mới là một xưởng mộc nhỏ cho đến nay. Thương hiệu “Giaviet interior” được biết đến là một thương hiệu uy tín về chất lượng và chu đáo về dịch vụ, hơn nữa lại ngày càng được khách hàng tin tưởng yêu mến. Khách hàng của Gia Việt phần lớn đều có tiềm lực tài chính cho nên quy mơ các hợp đồng của Gia Việt đều tương đối lớn.

Với mục tiêu phát triển công ty lên một tầm mới, mở rộng quy mô sản xuất. Gia Việt cần chú trọng hơn nữa đến cơng tác chăm sóc khách hàng, phát huy tối đa những lợi thế mà cơng ty đang có để góp phần hạn chế sức ảnh hưởng của người mua đối với những sản phẩm của Gia Việt giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho Gia Việt trên thị trường.

Cơng ty đề ra mục tiêu:

• Duy trì phát triển mối quan hệ sâu rộng với những khách hàng thân thiết, những đối tác lâu năm

• Chủ động tìm kiếm khách hàng mới

• Đầu tư nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường (Chi tiết của chiến lược này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần các giải pháp về markting)

• Đẩy mạnh bảo trì sản phẩm và cung cấp các dịch vụ phát sinh nếu khách hàng có yêu cầu.

Đề xuất một số giải để thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng:

• Giải pháp để duy trì phát triển mối quan hệ sâu rộng với những khách hàng thân thiết, những đối tác lâu năm:

 Thường xuyên gởi email/điện thoại cho khách hàng để thăm hỏi nhằm duy trì sự trao đổi thơng tin giữa 2 bên.

 Tham khảo thông tin, giới thiệu đến khách hàng những dòng sản phẩm mới

 Có chính sách chiết khấu về giá cho những khách hàng thân thiết • Giải pháp giúp chủ động tìm kiếm khách hàng mới

 Tích cực tham gia các hội chợ thương mại ngành xây dựng (Vietbuild,...)

 Gởi catalogue giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các công ty trong ngành xây dựng và nội ngoại thất.

 Duy trì và phát triển các mối quan hệ quen biết trong môi trường kinh doanh, tất cả họ đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng của cơng ty trong tương lai.

• Giải pháp giúp đầu tư nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường  Nâng cao chất lượng sản phẩm

 Đẩy mạnh họat động marketing

• Giải pháp thực hiện cơng tác đẩy mạnh bảo trì sản phẩm và cung cấp các dịch vụ phát sinh nếu khách hàng có yêu cầu.

 Xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng, trực thuộc phịng kinh doanh, có nhiệm vụ tiếp nhận và nhanh chóng giải quyết các yêu cầu phát sinh hoặc yêu cầu về sửa chữa, bảo trì sản phẩm cho khách hàng

4.4.1.2 Giải pháp thực hiện chiến lược nâng cao sức mạnh nhà cung ứng

Việc mua được nguyên vật liệu với giá cả ổn định và chấp nhận được từ nhà cung ứng ngày càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thị trường nhiều biến động như hiện nay. Vì vậy nếu một cơng ty có thể giảm chi phí liên quan đến việc mua các nguyên vật liệu và tăng lợi nhuận mà không phải tăng sản lượng bán hoặc giảm chất lượng của sản phẩm thì cơng ty đó sẽ có được một lợi thế rất lớn để cạnh tranh trên thị trường.

Nhận thức được điều nay từ rất sớm, Gia Việt đã luôn đầu tư xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng. Hầu hết đều là những nhà cung ứng lâu năm của công ty, nên Gia Việt thường được mua nguyên vật liệu với một mức giá ổn định và luôn được ưu tiên nguồn hàng trong những thời điểm nguyên vật liệu khan hiếm. Điều này giúp công ty luôn chủ động, ổn định trong sản xuất và kiểm soát được giá thành.

Qua phân tích ở chương 3, kết quả chỉ ra rằng nhân tố Sức mạnh của nhà cung ứng là nhân tố tác động mạnh thứ 4 đến năng lực cạnh tranh của công ty. Do vậy, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, Gia Việt tiếp tục phát huy những lợi thế về nhà cung ứng mà Gia Việt hiện có đồng thời đẩy mạnh cơng tác xây dựng mối quan hệ với nhà cung ứng:

• Gia Việt và nhà cung ứng cùng nhau lên lịch trình hoạt động của mình mà phải cùng nhau hoạch định vì lợi ích lâu dài và đơi bên cùng có lợi.

• Nhà cung ứng và công ty cùng nhau liên kết chia sẽ những thơng tin q giá • u cầu nhà cung ứng cam kết những chính sách ưu đãi về giá cả, chiết

khấu, điều kiện thanh toán cho những đơn hàng lớn.

• Thường xun có những nhà cung ứng dự phịng giúp Gia Việt khơng bị động về nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

• Chủ động tìm nguồn ngun liệu có chất lượng cao giá rẻ qua việc loại bỏ khâu trung gian mô giới, phối hợp với các nhà sản xuất nguyên vật liệu tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất.

4.4.1.3 Giải pháp hạn chế sự đe dọa của những đối thủ mới

Tiếp theo nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ 3 đến năng lực cạnh tranh của Gia Việt là Đe dọa từ những đối thủ mới.

Nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một điều quan trọng bởi họ có thể đe dọa đến thị phần của các cơng ty hiện có trong ngành. Một trong những nguyên nhân để có thể coi các đối thủ muốn nhập ngành như một đe dọa, là vì họ sẽ đem vào cho ngành các năng lực sản xuất mới. Hơn nữa thường các đối thủ mới thâm nhập ngành có một mối quan tâm mãnh liệt đến việc giành được thị phần từ những cơng ty hiện có. Do đó, các đối thủ cạnh tranh mới tạo nên sự thúc ép các cơng ty hiện có trong ngành phải hoạt động hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn.

Thị trường đồ gỗ trong nước được nhận định là rất tiềm năng do vậy nguy cơ các đối thủ mới tìm cách gia nhập cao. Để có thể duy trì và phát triển được thị phần Gia Việt cần tiến hành thực hiện các giải pháp

• Đề cao sự trung thành nhãn hiệu, đa dạng hóa sản phẩm. Chủ động sáng tạo cải tiến mẫu mã sản phẩm đồng thời thường xuyên nghiên cứu sản xuất những dòng sản phẩm mới, đột phá.

• Phát huy lợi thế chi phí tuyệt đối: Hồn thiện quy trình sản xuất một cách khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong cơng tác quản lý, sử dụng chi phí lợp lý hiệu quả, tránh lãng phí giúp cơng ty kiểm sốt được chi phí sản xuất, duy trì được mức giá cạnh tranh. Đây chính là rào cản rất lớn đối với các đối thủ mới muốn cạnh tranh với công ty.

• Phát huy tính kinh tế của quy mơ sản xuất. Gia Việt đang trong kế hoạch mở rộng quy mơ sản xuất, dự tính xây dựng thêm nhà xưởng 1000m2 tại Hóc mơn, TP HCM. Với quy mơ sản xuất lớn, sản xuất được nhiều sản phẩm hơn giúp công ty phát huy được lợi thế về quy mô, giảm giá thành sản xuất, gia tăng lợi nhuận thu được.

• Tận dụng các chính sách bảo hộ, các rào cản gia nhập ngành từ chính phủ.

4.4.1.4 Giải pháp nhằm hạn chế sự ganh đua giữa những đối thủ cạnh tranh

Các đốithủcạnh tranhchínhcủacơng ty tập trung ởkhuBình ĐịnhvàBình Dương, đâylàhaitrungtâmsảnxuất đồgỡlớnnhấtcảnước. Tuy nhiên các đối thủchínhcủacơngtychủyếulàhoạt độngchếbiếngỡxuấtkhẩunênhoạt độngsảnxuấtkinhdoanhphụthuộcnhiềuvàosựbiến độngcũngnhưnhữngrủirotác độngvàolĩnhvựcxuấtnhậpkhẩutrongnướcvàtạicácnướcnhậpkhẩu. Sảnphẩmcủacác đối thủchínhvẫnchưatiếpcậnhếtnhucầucủa thịtrường, đặcbiệthầunhưcáccơng tytậptrungchủyếuvàocácsản

phẩmlàmtừngunliệugỡ,ítsửdụngngunliệukếthợphoặcthaythế. Vì vậy nhân tố này là nhân tố tác động yếu nhất trong 6 nhân tố được phân tích ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Gia Việt ở chương 3.

Hiện nay tại phân khúc thị trường và nhóm khách hàng mà cơng ty đã định vị phát triển, Gia Việt đang có rất nhiều lợi thế như: xây dựng được niềm tin và sự trung thành đối với khách hàng, là một thương hiệu uy tín, mối quan hệ rộng, có nhiều kinh nghiệm làm việc với các đối tác lớn… Vì vậy, cơng ty cần tiếp tục duy trì và phát huy các lợi thế hiện có, ngày càng nâng cao chất lượng thương hiệu, đẩy mạnh công tác marketing, tận dụng hiệu quả đồng thời không ngừng mở rộng các mối quan hệ hợp tác, … điều này sẽ giúp công ty hạn chế được sự ganh đưa giữa những đối thủ cạnh tranh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, để cơng ty có thể tồn tại và phát triển lâu dài Gia Việt cần phải có những giải pháp nhằm hạn chế sự ganh đua giữa những đối thủ cạnh tranh.

• Tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh: Thu thập thông tin về cơ cấu bộ máy tổ chức, điểm mạnh điểm yếu, chất lượng sản phẩm, đặc điểm khác biệt, khả

năng huy động vốn và những thông tin khác giúp đánh giá được mức độ ảnh hưởng của đối thủ đó đến cơng ty và có biện pháp để đối phó.

• Thường xuyên đổi mới sản phẩm, đẩy mạnh đầu tư xây dựng dòng sản phẩm thông minh với kiểu dáng hiện đại tinh tế, đa chức năng đáp ứng linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH nội thất gia việt đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)