Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 61)

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt

2.2.1 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ năm

năm 2008 đến nay

Những năm gần đây, NHNN đã đƣa ra các chắnh sách điều hành nhằm quản lý lãi suất theo hƣớng giảm dần để các doanh nghiệp có thể chấp nhận đƣợc và bảo đảm kinh doanh ổn định theo yêu cầu mà Chắnh phủ đặt ra. Điểm lại một số quyết sách của NHNN trong việc điều hành lãi suất những năm qua:

Cùng với tốc độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế qua các năm thì áp lực lạm phát đã gia tăng từ những tháng đầu năm 2008. Cùng với lạm phát gia tăng là dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tắn dụng ở Mỹ. Vì vậy, chắnh sách tiền tệ thắt chặt đã đƣợc NHNN thực thi từ đầu năm 2008.

Tuy nhiên, hiệu ứng ngắn hạn của nó là tác động đến tắnh thanh khoản của các TCTD, đẩy lãi suất huy động của các TCTD lên cao.

Trƣớc tình hình đó, ngày 16/5/2008, NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ Ờ NHNN về việc điều hành lãi suất thắt chặt. Theo quyết định này, lãi suất cho vay của các TCTD đối với khách hàng không đƣợc vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố.

Cơ chế lãi suất đã có tác động tắch cực bình ổn thị trƣờng trong thời kỳ khủng hoảng, và các cú sốc bởi những thay đổi chắnh sách để chống lạm phát và suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, vai trị lịch sử đó đã đến lúc phải dừng lại cho phù hợp với những diễn biến mới của tình hình thị trƣờng khi mà những tác động tắch cực đã giảm dần và những tác động bất lợi đã xuất hiện: lãi suất đã không phản ánh đƣợc quan hệ cung Ờ cầu trên thị trƣờng; các TCTD đã lách Ộtrần cho vayỢ bằng Ộcác khoản phắỢ. Mặt khác, những bất cập trong cơ chế Ộlãi suất trầnỢ đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD, nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng lên, trong khi nhu cầu vốn vay trung Ờ dài hạn là rất lớn, điều này có thể làm rủi ro mất cân đối kỳ hạn vốn tăng lên.

Chắnh vì vậy, ngày 26/2/2010, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 07/2010/TT Ờ NHNN cho phép các NHTM đƣợc phép áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận với các

khách hàng vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tƣ phát triển. Cơ chế này cũng áp dụng với các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình; các hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tắn dụng. Điểm mới của Thông tƣ này là từ nay, các NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần và nới rộng thời gian cho vay, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân, hộ gia đình của khách hàng vay. Điều này đƣợc các NHTM đánh giá cao, nhƣ là một biện pháp đột phá nhằm tháo gỡ vƣớng mắc về công tác cho vay trong thời điểm hiện tại.

Tiếp đó, ngày 9/4/2010, NHNN có Cơng văn số 2651/NHNN Ờ CSTT u cầu các NHTM cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VND. Hầu hết các NHTM áp lãi suất cho vay VND theo cơ chế thỏa thuận tối đa dƣới 15%/năm, có trƣờng hợp lên đến 18%/năm. Cùng đó, NHNN cũng hỗ trợ thanh toán, thanh khoản cho NHTM khá tắch cực, nhƣ giảm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn; đối với nghiệp vụ thị trƣờng mở, cơ quan này cũng tăng phiên, kéo dài ngày giao dịch và đẩy cao doanh số và thực hiện các hỗ trợ khác để lãi suất thị trƣờng giảm cịn khoảng 6,9%/năm.

Tuy nhiên, trƣớc tình hình lãi suất huy động VND tăng đột biến trong những ngày đầu tháng 12, gây tâm lý lo ngại và dịch chuyển tiền gửi giữa các TCTD, có nguy cơ mất ổn định thị trƣờng tiền tệ; để ổn định lãi suất huy động trên thị trƣờng tiền tệ, Thống đốc NHNN đã ban hành văn bản số 9779/NHNN Ờ CSTT ngày 14/12/2010 yêu cầu các TCTD ấn định lãi suất (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá...) bao gồm cả khoản chi khuyến mại dƣới mọi hình thức khơng vƣợt quá 14%/năm và điều chỉnh giảm phù hợp với tình hình lạm phát và cung Ờ cầu vốn thị trƣờng.

Từ tháng 03/2011, tỷ lệ lạm phát lại tăng cao với sự gia tăng mạnh giá cả nhiên liệu, năng lƣợng và các hàng hóa khác. Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tƣ 02/2011/TT-NHNN ngày /3/2011 quy định về mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM. Trong tháng 9/2011, NHNN đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cƣờng kiểm soát đối với chắnh sách trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, các NHTM nhỏ của Việt

Nam, với áp lực rủi ro thanh khoản, vẫn tìm mọi cách để ỘláchỢ quy định của NHNN. Trƣớc những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần...), NHNN đã phải bổ sung Thông tƣ số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Từ tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc liên tục 5 lần giảm các lãi suất chủ chốt với tổng mức giảm là 5%, trần lãi suất huy động cũng đƣợc giảm từ 14%/năm về 9%/năm. Ngân hàng Nhà nƣớc cũng cho phép các ngân hàng đƣợc thỏa thuận lãi suất với các khoản tiền gửi trên 1 năm và yêu cầu các ngân hàng áp lãi suất cho các khoản vay cũ là 15%/năm từ 15/7/2012.

Từ đầu năm 2013 đến nay, NHNN đã tắch cực triển khai các giải pháp tiền tệ, tắn dụng ngân hàng theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý theo đúng chủ trƣơng và chỉ đạo của Chắnh phủ. Từ 13/05/2013, NHNN có Quyết định số 1073/QĐ - NHNN ngày 10/5/2013 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo Quy định này, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm đều giảm xuống. Thêm vào đó, Thơng tƣ số 10/2013/NHNN quy định giảm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của tổ chức tắn dụng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với một số lĩnh vực ƣu tiên ngành kinh tế bao gồm: Công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức tài chắnh vi mô và quỹ tắn dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)