3.2 Bài toán tỷ giá hối đoái cho nền kinh tế Việt Nam
3.2.5.1 Các giải pháp xuất phát từ thị trường tiền tệ
Thứ nhất, Việt Nam cần phải ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, bình ổn lãi
suất, như vậy mới tạo dựng lòng tin của người dân với đồng nội tệ bởi khi lạm phát trong nước liên tục tăng cao, lãi suất biến động liên tục, giá trị đồng nội tệ liện tục bị giảm giá, giá cả hàng hóa trong nước leo thang đã gây tâm lý lo ngại chiều hướng mất giá ngày càng tăng, lòng tin của người dân vào các chính sách điều hành kinh tế của nhà nước sẽ khơng cịn và tất yếu nảy sinh xu hướng sử dụng các đồng tiền khác làm phương tiện dự trữ giá trị, đơn vị tính tốn cho một phần tài sản hoặc một số các dự án kinh tế.
Thứ hai, chính sách tỷ giá cần phải đánh giá đúng thực trạng cung cầu ngoại tệ trên
thị trường, trong chính sách tỷ giá hối đối địi hỏi phải có sự linh hoạt nhằm hạn chế sự
tăng giảm đột ngột của tỷ giá và không tạo ra kỳ vọng trên thị trường.
Thứ ba, theo ý kiến của một số chuyên gia, hiện lãi suất huy động USD tại Việt Nam
ở mức cao, tạo thêm tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân cư. Nếu việc điều chỉnh lãi suất ngoại
tệ đảm bảo được công thức: % tăng của tỷ giá + lãi suất tiền gửi ngoại tệ < lãi suất tiền gửi nội tệ, điều này sẽ kích thích sự quy đổi nguồn vốn, tạo cung ngoại tệ thương mại cho thị trường
để góp phần ổn định tỷ giá USD/VND. Ngồi ra, NHNN nên xem xét và có quy định việc gởi
tiền bằng ngoại tệ, rút ra nội tệ với tỷ giá quy đổi tại thời điểm hiện hành và cần xây dựng lộ trình từng bước hạn chế huy động vốn bằng ngoại tệ tại các NHTM, nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần ngoại tệ vượt quá giới hạn huy động trong NHTM.
Thứ tư, gia tăng tích lũy nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia để chống những biến
động ngoại tệ xuất phát từ bên ngoài.