Diễn biến kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2007 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

2.2 Thực trạng chính sách điều hành tỷ giá hối đoái giai đoạn từ 2007 – 2010

2.2.1 Diễn biến kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2007 2010

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế: năm 2007 được đánh giá là năm có nền kinh tế tăng trưởng

nóng khi mà tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, bước

sang các năm 2008 và 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã làm cho hầu hết tình hình kinh tế - tài chính của các nước trên thế giới đều lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái, kinh tế của Việt Nam vẫn khơng thốt khỏi được quy luật chung này (tốc độ tăng trưởng đã có sự suy giảm mạnh).

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP

Năm Trung bình từ 2000-2006 2007 2008 2009 2010

Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5% 8,46% 6,23% 5,32% 6,78%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều đạt trên kế hoạch đã đề ra qua các năm nhưng trên thực tế, theo đánh giá của các tổ chức kinh tế thế giới thì năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã bị thụt lùi từ 70/132 (năm 2008 – 2009) xuống còn 75/133 (năm 2009 – 2010), bởi thực chất mơ hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm qua dựa quá nhiều vào việc tăng vốn đầu tư và phát triển chiều rộng, trong khi phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng tăng trưởng chưa cao đã tác động xấu đến các cân

đối lớn của nền kinh tế như thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, thâm hụt ngân sách lớn, nợ

công tăng nhanh, nhập siêu cao, mất cân đối ngoại tệ....

* Các luồng vốn đầu tư nước ngoài

Bảng 2.3: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010

Đvt: Tỷ USD

Năm 2007 2008 2009 Tháng 11 năm 2010

FDI đăng ký 20,3 64 21,5 13,3

FDI thực hiện 8,03 11,5 10 9,95

FII thực hiện 6,24 - 1,82 0,712

% FDI thực hiện/ đăng ký 39,55% 17,96% 46,51% 74,81%

Nguồn: Tổng hợp từ internet

Ngay sau động thái mở cửa kinh tế của nhà nước, dòng vốn đầu tư nước ngoài đã

liên tục chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008, điều này đóng góp rất lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này. Song dòng chảy này đã bị chặn đứng lại khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra, hầu hết các dịng vốn FDI

và FII đều có sự tháo lui về nước từ nửa cuối năm 2008 và cho đến nay vẫn chưa thể phục hồi tốt được.

Hiện nay, Việt Nam vẫn theo đuổi mơ hình tăng trưởng dựa vào đầu tư, trong đó FDI chiếm gần 20% tổng đầu tư tồn xã hội, khu vực FDI đóng góp khoảng 20% cho GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 3,5% lao động trực tiếp cho nền kinh tế . Và cũng theo thống kê, Việt Nam là một nước có mức độ phụ thuộc vào FDI cao nhất trong khu vực, do vậy với sự suy giảm mạnh dịng vốn đầu tư nước ngồi trong giai đoạn vừa qua đã tác

Mặc dù, việc thu hút vốn là một chỉ tiêu quan trọng, nhưng hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn này mới thực sự là yếu tố cần quan tâm hàng đầu (bởi trong thời gian qua, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của Việt Nam đã giảm sút mạnh). Dịng vốn đổ vào càng nhiều thì lại địi hỏi phải biết chọn lọc và giải pháp sử dụng hiệu quả dòng vốn này, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Vì vậy,trong bối cảnh kinh tế vĩ mơ hiện nay, nên khuyến khích những nguồn vốn có khả năng tạo ra nguồn ngoại tệ để giúp cân bằng cán cân thanh toán,

đồng thời cũng cần ngăn chặn những dịng vốn mang tính đầu cơ để giảm thiểu những rủi ro

tiềm tàng.

Hình 2.5: Hệ số ICOR trong các giai đoạn

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Thống kê

* Lạm phát: trong thời gian 2007-2010, lạm phát của Việt Nam đã có những chuyển biến

bất thường và khó kiểm sốt khi phải gánh chịu hàng loạt các tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và sự rối loạn trong chính sách điều hành kinh tế của nhà nước.

Hình 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ tháng 1/2006 đến 1/2011

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Một số nguyên nhân ảnh hưởng mạnh đến tình trạng lạm phát tại Việt Nam:

+ Tăng trưởng tín dụng đã đạt kỷ lục (năm 2006 là 29,7%, năm 2007 tăng dư nợ cao

nhất trong nhiều năm qua 43,7%, một số NHTM tăng trên 70%) - cung tiền trong nước tăng cao (cung tiền năm 2005 là 23,4%, năm 2006 là 33,6%, năm 2007 là 53,8%, tổng cộng 3

+ Chính sách tài khóa khơng hiệu quả là ngun nhân rất quan trọng của căn bệnh lạm phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trên 5% GDP (năm 2007 bội chi là 56.500 tỷ đồng, năm 2008 là trên 67.677 tỷ đồng và năm 2009 là 115.900 tỷ đồng chiếm 6,9% GDP). Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy

hiểm cho nền kinh tế nước nhà.

+ Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong những năm qua luôn được điều chỉnh theo hướng giảm giá đồng nội tệ (góp phần gia tăng giá cả hàng hóa trong nước), chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen có những lúc vượt quá 9%, niềm tin vào VND bị suy giảm mạnh.

+ Do đồng USD trên thế giới bị mất giá liên tục trong suốt cuộc khủng hoảng, giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, dẫn tới tình trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới.

+ Sau cuộc khủng hoảng, vị thế của USD trên thị trường tiền tệ quốc tế đã bị suy yếu và giá trị của USD đã có những biến động rất phức tạp, điều này ảnh hưởng đến VND cũng như giá cả của các loại hàng hóa…

Hình 2.7: Ngun nhân gia tăng lạm phát tại Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng thế giới Nguồn: Tổng cục thống kê

Trước tình hình này, trong những năm qua, nhiệm vụ chống suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát được chú trọng hàng đầu.

Trong năm 2007-2008 lượng tiền bơm ra lưu thông đã được NHNN hút bớt về bằng việc phát hành trái phiếu ra công chúng nhưng tình trạng lạm phát vẫn chưa được cải thiện. Sang năm 2009, với chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp với những ưu đãi về thuế và lãi suất

để kích thích đầu tư, tiêu dùng nhằm vực dậy nền kinh tế nên lạm phát trong năm 2009 đã

giữ ở mức 6,9% nhưng các biện pháp của năm 2009 cũng chỉ mang tính cấp thời, chưa giải quyết được triệt để được nguyên nhân gây ra lạm phát. Và mức lạm phát của năm 2010 đã tăng mạnh trở lại khi chạm mức 11,75% bởi do độ trễ của gói hỗ trợ lãi suất của năm 2009 (cung tiền trong nước tăng cao), thêm vào đó để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nên chính sách tiền tệ đã được nới lỏng (tăng tín dụng và cung tiền) trong quý II,

III/2010.

* Diễn biến lãi suất: Theo lý thuyết, khi mà lạm phát cao khiến lãi suất danh nghĩa buộc

phải tăng cao hơn nữa để giữ lãi suất thực khỏi âm. Chính vì vậy, giai đoạn này, lãi suất trong nước cũng đã biến động thất thường.

Trong năm 2007, bất chấp nguồn tiền nhà nước đã bơm ra thị trường và thông qua nghiệp vụ thị trường mở NHNN cũng đã mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn cung ứng hơn

10.000 tỷ đồng cho các NHTM nhưng tình trạng thiếu hụt đồng nội tệ vẫn không được cải

thiện, đặc biệt là nhu cầu đồng nội tệ lại càng gia tăng vào cuối năm trong khi ngoại tệ vẫn tràn ngập thị trường và tất yếu là các NHTM phải liên tục đẩy mạnh huy động vốn VND với nhiều hình thức và đạt cao điểm khi lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đã lên tới 18%/năm, cao hơn lãi suất cho khách hàng vay vốn. Chính điều này cũng tạo góp phần hỗ trợ cho lạm phát gia tăng trong nền kinh tế.

Bước sang năm 2008, trước áp lực lạm phát tăng cao, trước sự ồ ạt chảy vào của

dịng vốn đầu tư nước ngồi trong 6 tháng đầu năm, trước những diễn biến trái chiều của thị trường ngoại hối đã làm cho chính sách tiền tệ trong nước có nhiều biến động với việc liên tục điều chỉnh trong chính sách lãi suất năm 2008: NHNN đã 8 lần quyết định thay đổi lãi suất cơ bản với 3 lần tăng, 5 lần giảm; cùng với 5 lần thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tham khảo phụ lục 1) và 5 lần điều chỉnh lãi suất tiền gởi bắt buộc với 3 lần tăng, 2 lần giảm.

Hình 2.8: Biến động lãi suất trong giai đoạn 2008 – tháng 2/2011

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Năm 2009, để hỗ trợ cho đất nước nhanh chóng thốt khỏi khủng hoảng, các giải pháp kích thích kinh tế đã được tiến hành: cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng hố, dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ... Các biện pháp này được xem như một liều thuốc “giải cứu” giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi và duy trì sản xuất, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, cũng nhờ vào gói kích cầu kinh tế đã giúp cho mặt bằng lãi suất trong nước dần đi vào ổn định.

Tuy nhiên, mặt trái của gói hỗ trợ về lãi suất đã vơ tình làm gia tăng vấn nạn đang tồn tại ở các NHTM: nguồn ngoại tệ tín dụng luôn thừa trong khi ngoại tệ để kinh doanh luôn trong trạng thái thiếu hụt và khan hiếm. Bởi khi tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4%, lãi suất vay VND thực tế chỉ còn 5% - 6%. Điều này khuyến khích các đơn vị có nhu cầu ngoại tệ thực hiện vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ thay vì vay vốn bằng ngoại tệ và các

đơn vị đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng tìm mọi cách vay VND mua

ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng, gây gia tăng áp lực cầu ngoại tệ đối với các ngân hàng và đẩy tỷ giá tự do có xu hướng tăng lên. Khi kỳ vọng về tỷ giá gia tăng trong tương lai càng lớn thì những cơn sốt tỷ giá ảo trên thị trường sẽ gia tăng.

Bước sang năm 2010, với hàng loạt động thái điều chỉnh trong chính sách tiền tệ: quyết định điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng; nới lỏng chính sách tiền tệ hơn theo hướng linh hoạt hơn và cởi mở hơn: quyết định bỏ trần lãi suất huy động và cho vay; quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm thay vì mức từ 4% - 4,5%/năm như trước đây; nâng tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9% bắt đầu từ 01/10/2010… vì vậy, mặt bằng lãi suất VND đã được duy trì ở mức 12% cho đến hết quý III/2010.

Và cũng nhờ vào những điều chỉnh mạnh tay trên đã tạo ra được một tín hiệu đáng mừng khi: các doanh nghiệp bắt đầu có động thái chuyển hướng sang vay USD thay vì mua

USD như trước kia; tỷ lệ USD hóa trong nền kinh tế giảm sút; thị trường ngoại hối được bình ổn với động thái liên tục đã bán ngoại tệ cho NHTM của doanh nghiệp…

Tuy nhiên, diễn biến lãi suất trên thị trường cuối năm cũng bắt đầu có sự chuyển động bất thường theo cùng chiều với sự tăng lên của CPI. Vì vậy, NHNN đã phải nâng mức

lãi suất cơ bản VND từ 8% lên 9%/năm, lãi suất tái cấp vốn đối với các TCTD là 9%/năm; lãi suất tái chiết khấu 7%/năm. Nhưng dường như chính sách lãi suất của NHNN vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của thị trường khi lãi suất tại các NHTM vẫn liên tục tăng và kỷ lục lên gần 18%/năm, gây mất ổn định thị trường tiền tệ vào cuối năm.

* Cán cân thương mại:

Sau khi gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố của Việt Nam đã có sự gia tăng vượt bậc so với các năm trước đó

Bảng 2.4: Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn 2006 - 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Kim ngạch

Xuất khẩu (triệu USD) 39826 48561 62685 57096 71629

Nhập khẩu (triệu USD) 44891 62765 80714 69949 84004

Cán cân thương mại (triệu USD) -5065 -14203 -18029 -12853 -12375

Nhập siêu/xuất khẩu 12,72 29,25 28,76 25,51 17,28

Tốc độ tăng

Xuất khẩu (%) 22,74 21,93 29,08 -8,92 25,45

Nhập khẩu (%) 22,12 39,82 28,60 -13,34 20,09

Thâm hụt cán cân thương mại (%) 17,41 180,43 26,93 -28,71 -3,72 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2010

Về xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây tăng trung bình trên 20%/năm. Đặc biệt phải kể đến là kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 đã có sự gia tăng mạnh, giá trị xuất khẩu hàng hoá ước đạt 65 tỷ USD, tương đương 73% GDP, tăng 22,74% so với năm 2007;

Ngược lại, trong năm 2009, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và EU gặp khó khăn trong cơn khủng hoảng toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, điều này

đã tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: giá trị xuất khẩu năm 2009 giảm 8,92%

Và năm 2010 lại được xem là năm thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 71,629 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng xấp xỉ 14,5 tỷ USD.

Về nhập khẩu:

Cùng với sự gia tăng của xuất khẩu và các biện pháp kích thích đầu tư của nhà nước trong thời gian qua, tình hình nhập khẩu máy móc thiết bị và hàng hóa tiêu dùng trong nước cũng có sự gia tăng đột biến.

Đáng chú ý nhất là trong năm 2008, mặc dù kinh tế trong nước và thế giới đang đối

mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nhưng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã gia tăng kỷ lục đạt 84 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007.

Bước sang năm 2009, cùng với những khó khăn trong tình hình sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới do ảnh hưởng của cuộc suy thối tồn cầu, dịng vốn đầu tư nước ngồi sụt giảm mạnh đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và chính phủ đã phải áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng như ôtô và linh kiện ơtơ, vàng; kiểm sốt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu; tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư … vì vậy kim ngạch nhập khẩu cũng đã giảm 13,3% so với năm 2008.

Tuy nhiên, trong năm 2010, cùng với đà phục hồi kinh tế trong nước lại kéo theo nhu cầu nhập khẩu cả nước lại tiếp tục gia tăng, ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009.

Nhìn chung bức tranh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 năm sau khi gia nhập WTO đã có những dấu hiệu khởi sắc, thị trường hàng hóa xuất khẩu được mở rộng. Song

xuất khẩu trong thời gian qua dường như chưa đạt mức tăng trưởng tương xứng so với tiềm năng và cơ hội mang lại. Trong khi đó, chính phủ đã rất nỗ lực trong việc kiềm chế, kiểm soát sự gia tăng của nhập khẩu bằng nhiều biện pháp nhưng kim ngạch gia tăng của nhập khẩu vẫn cao hơn kim ngạch gia tăng của xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thâm hụt triền miên. Điều này đã tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và chính sách điều hành tỷ giá hối đối của chính phủ.

* Quỹ dự trữ ngoại hối: Dự trữ ngoại hối có vai trị quan trọng trong việc can thiệp thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)