Trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008, chính sách tỷ giá chưa linh hoạt làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 58)

2.3 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế trong giai đoạn 2007 2010

2.3.1.1 Trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008, chính sách tỷ giá chưa linh hoạt làm

cung tiền trong nước tăng cao.

Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có tiềm năng nên sau khi gia nhập WTO,

nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản, cộng với các khoản vay đầu tư của chính phủ cũng gia tăng trong năm 2007- và nửa đầu năm

2008 đã làm cho cung ngoại tệ trong nước tăng cao, theo nguyên tắc dòng vốn gia tăng sẽ gây áp lực tăng giá đồng nội tệ (VND) để tạo ra điểm cân bằng mới.

Tuy nhiên để duy trì chính sách tỷ giá hỗ trợ cho cạnh tranh xuất khẩu bằng giá cả, NHNN đã liên tục đưa vào một lượng lớn VND vào lưu thông (lượng tiền NHNN tung vào

để mua ngoại tệ khoảng 160.000 tỷ đồng và khoảng 10 tỷ USD đã được NHNN Việt Nam

mua vào trong năm 2007) trên thị trường nhằm kiềm hãm sự lên giá của VND, do vậy mức cung tiền trong nước đã tăng lên đến 110% trong khi GDP của Việt Nam tăng 22% tính từ năm 2005 cho đến 6/2007 (trong khi cùng một khoảng thời gian, GDP của Trung Quốc tăng 29%, mức cung tiền chỉ tăng 50% và tại Thái Lan thì chênh lệch này lại khơng đáng kể). Thêm vào đó, dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, thị trường bất động sản, thị

Nhưng nếu trong giai đoạn vừa qua, chính sách điều hành tỷ giá được NHNN phản ánh theo đúng quan hệ cung - cầu thị trường (VND lên giá so với USD), với tình trạng ngoại tệ ứ đọng lớn thì lập tức tỷ giá sẽ được tự thị trường điều chỉnh lên xuống, khi tỷ giá thị trường ở mức thích hợp, NHNN chỉ cần bỏ ra số lượng VND ít hơn trước đây để mua USD rẻ bổ sung vào quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia thay vì phải tung ra lượng tiền đồng quá lớn để thu gom USD trên thị trường như vừa qua. Như vậy, tình hình kinh tế Việt Nam có lẻ sẽ có chuyển biến tốt hơn và lạm phát của năm 2007 sẽ dưới 12,6%, của năm 2008 sẽ không đạt

đến con số 23,1%.

Hình 2.12: Tốc độ tăng cung tiền và GDP của 3 nước từ năm 2004 -2007

Nguồn: Website Ngân Hàng Nhà Nước

2.3.1.2 Chính sách tỷ giá neo VND vào đồng USD khi USD đang mất giá mạnh đã khiến cho kinh tế trong nước nhập khẩu lạm phát và đối mặt với nỗi lo giảm phát.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, sự biến động phức tạp khó dự đốn của

đồng USD đã tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu: cú sốc về giá cả hàng hóa, sản xuất kinh

doanh, đầu tư đều bị đình trệ, hàng loạt vụ phá sản của các định chế tài chính lâu đời trên thế giới, thất nghiệp nhanh chóng tăng mạnh… Cịn tại Việt Nam, chính sự bất ổn trong giá trị của USD (trong giai đoạn 2007 – 2010) đã tác động khơng nhỏ đến kinh tế, đặc biệt là tình trạng lạm phát bởi:

Khi USD mất giá danh nghĩa: giá hàng hóa tính theo đồng tiền khác như EUR,

GBP giảm tương đối và càng khuyến khích cầu tiêu dùng tăng cao. Thêm vào đó, các quỹ

đầu tư trên thế giới gia tăng mua hàng hóa để phịng vệ rủi ro mất giá USD đã khiến giá cả

của hầu hết các mặt hàng trên thị trường thế giới trong nửa cuối năm 2007, đầu năm 2008 và năm 2009 tăng cao, nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới.

• Giá dầu lửa đã tăng từ 53,4 USD/thùng tháng 1/2007 lên 89,4 USD/thùng tháng

12/2007 và đỉnh điểm của giá dầu là 147 USD/ thùng vào ngày 11/7/2008.

• Giá phơi thép thế giới từ khoảng 600-700 USD/tấn hồi đầu năm 2008 đã lên đỉnh cao khoảng 1.150-1.200 USD/tấn trong khoảng thời gian nửa đầu năm. Rồi đột ngột giá mặt hàng này càng về cuối năm lại càng giảm, xuống mức chỉ cịn 270 – 280 USD/tấn…

Trước tình hình chung của thế giới, từ năm 2006 các đồng ngoại tệ mạnh khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, Ringgit, Bath Thái Lan và cả nhân dân tệ của Trung Quốc (là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong việc thực thi chính sách tỷ giá) cũng đã

điều chỉnh lên giá danh nghĩa nội tệ trung bình khoảng 15% so với đồng USD trong thời

gian qua, điều này giúp cho các nước trên giảm được tác động của việc tăng giá hàng hóa

trên thế giới do sự mất giá USD gây ra. Trong khi tại Việt Nam chính sách tỷ giá của NHNN vẫn neo giá đồng nội tệ với USD và NHNN vẫn duy trì chính sách tỷ giá VND yếu nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu, điều này cũng đồng nghĩa là VND sẽ bị mất giá tương ứng 15% so với các ngoại tệ mạnh khác và hậu quả là chi phí đẩy ở Việt Nam đã cao hơn gấp đôi các nước khác trong khu vực.

Khi USD tăng giá danh nghĩa: khi đồng USD trên thị trường thế giới có dấu hiệu

phục hồi và tăng giá mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác, lúc này giá cả hàng hóa, nguyên nhiên liệu trên thế giới đột ngột quay đầu sụt giảm mạnh, chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian này vẫn neo theo USD và luôn được điều chỉnh theo xu hướng giảm giá so USD, điều này đã tạo ra cú sốc về giá cả tới thị trường hàng hóa Việt Nam (chỉ 4 tháng cuối năm 2008, giá xăng trên thị trường đã giảm 10 lần, giá phôi thép, vật liệu xây dựng chỉ còn dao động quanh mức 10 triệu đồng/tấn…). Tình hình kinh tế trong nước đang từ mối lo lạm phát chuyển sang tình trạng giảm phát, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu những tổn thất nặng nề, sản xuất bị đình trệ, thất nghiệp trong

nước gia tăng mạnh …

2.3.1.3 Tác động của lạm phát gia tăng đến lãi suất và sự tác động của hai biến này đến tỷ giá hối đoái.

Khi áp lực lạm phát gia tăng sẽ tác động ngay đến thị trường tiền tệ trong nước, đặc biệt là thị trường lãi suất và thị trường ngoại hối bởi:

Lạm phát tăng mà lãi suất chưa được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng

chuyển dịch dịng vốn đầu tư vào kênh có tỷ suất sinh lợi cao hơn, việc nắm giữ các tài sản có giá trị sẽ tăng lên nhằm tránh được sự mất giá của đồng tiền, điều này làm giảm tính

và găm giữ ngoại tệ, vàng diễn ra mạnh hơn) và gây áp lực tăng giá đồng ngoại tệ và giảm giá VND.

Khi lạm phát tăng lãi suất tăng theo, làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế phải gánh chịu chi phí cao, hàng hóa sản xuất ra với giá thành cao hơn dẫn đến việc tiêu dùng hạn chế, giảm khả năng cạnh tranh với các hàng hóa nhập ngoại, khuyến khích việc nhập lậu hàng hóa, nhập khẩu gia tăng và cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt nặng nề hơn… điều này gây ra áp lực phá giá đồng nội tệ.

Tóm lại, thơng qua tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát trong nền kinh tế như

đã được phân tích ở những phần trên thì nhìn chung, chính sách điều hành tỷ giá của nhà

nước vẫn còn neo giữ chặt vào USD, còn quá cứng nhắc khi quá chú trọng vào mục tiêu cải thiện cán cân thương mại nên phải đánh đổi lại là lạm phát đã bùng phát. Nếu chính sách điều hành tỷ giá của NHNN linh hoạt hơn, VND tăng giá tương ứng với sự mất giá của USD

thì giá cả hàng hóa trong nước sẽ phản ánh đúng hơn trước biến động của thị trường thế

giới, có thể lạm phát sẽ khơng gia tăng cao và kinh tế trong nước sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề như vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)