Nhờ vào chính sách điều hành tỷ giá được giữ tương đối ổn định trong giai đoạn này
đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, GDP trung bình hàng năm đạt 7,5% .
Đối với lạm phát: trong điều hành chính sách tiền tệ, mục tiêu chủ yếu của NHNN
vẫn là kiềm chế lạm phát, vì vậy mà chính sách tỷ giá giữa VND với các đồng ngoại tệ mạnh có quan hệ thương mại, đầu tư và vay nợ với Việt Nam cũng được giữ tương đối ổn
định. Cụ thể, mức tỷ giá mua bán của NHTM với khách hàng cuối tháng 7/2005 so với đầu
tháng 1-2003, tỷ giá VND/EUR tăng 17,6%; VND/JPY (Yên Nhật) tăng 7,2%; VND/GBP (Bảng Anh) tăng 10,3%; VND/USD tăng 2,9%.... Và kết quả thu được trong giai đoạn này là lạm phát được kiểm soát khá thành cơng và với mức lạm phát này đã góp phần kích thích sự phát triển của nền kinh tế.
Hình 2.2: Tăng trưởng GDP thực tế và lạm phát 1990-2008 (Đvt: %)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Về phía cán cân thương mại: Với chính sách tỷ giá hướng về khuyến khích xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu đã góp phần cải thiện cán cân thương mại trong những năm này, nhập siêu đã giảm rất nhiều so với 10 năm trước kia, bình quân những năm trong giai đoạn này là 15%/năm trong khi giai đoạn 1993 - 1998 tỷ lệ này chiếm trên dưới 30%. Sự thâm hụt trong cán cân thương mại đã được bù đắp bởi thặng dư trong cán cân vốn và lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, với kinh tế ngày càng phát triển, chính trị ổn định đã thu hút lượng khách du lịch vào Việt Nam ngày càng nhiều và lượng ngoại tệ thu về từ nguồn này cũng rất lớn. Chính việc cầu ngoại tệ trong những năm này thấp, cung ngoại tệ càng tăng lên đã góp phần làm cho tỷ giá ổn định hơn.
Hình 2.3: Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam 1986-2008
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đối với thu hút đầu tư: chính sự ổn định trong chính sách tiền tệ, kinh tế tăng trưởng
tốt đã tạo sự an tâm đối với doanh nghiệp trong nước và xây dựng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngồi. Vì vậy, dịng vốn nước ngồi đã bắt đầu có sự gia tăng mạnh hơn qua các năm, điều này đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất cơng nghiệp của đất nước.
Hình 2.4: Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư từ năm 1998 - 2008
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ngồi ra, với tình hình ngoại tệ cung vượt cầu đã góp phần làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia tăng lên nhiều nhất từ trước tới nay (đạt trên 14 tuần nhập khẩu). Vì vậy, với mức quỹ dự trữ ngày càng tăng sẽ gia tăng lực cho kinh tế trong nước để chống lại các biến động từ bên ngoài.
Đối với tình trạng đơla hóa: Chính sách tỷ giá được điều hành đúng hướng tạo nên
sự ổn định trên thị trường ngoại hối, tỷ giá khơng có sự biến động mạnh đã góp phần hạn chế tình trạng đơla hóa trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa tỷ giá và lãi suất đã làm giảm thiểu tình trạng đầu cơ làm lũng đoạn thị trường khi lãi suất tiền gửi nội tệ
tại NHTM cùng kỳ hạn gấp 2-3 lần lãi suất USD, trước mức lãi suất hấp dẫn của VND người dân đã khơng cịn nhu cầu găm giữ ngoại tệ, tỷ trọng tiền gửi USD trong tổng tiền gửi tại các NHTM trong một số năm gần đây có xu hướng giảm và niềm tin vào đồng tiền trong nước được nâng cao. Chính điều này cũng tác động trở lại góp phần làm cho cung - cầu
ngoại tệ trên thị trường ngày càng ổn định hơn.
Với những thành tựu đạt được trong giai đoạn này đã khiến cho sức mua của đồng Việt Nam cũng được tăng cường và kỳ vọng vào khả năng chuyển đổi của VND vẫn còn là mục tiêu trung và dài hạn. Khi đồng tiền quốc gia - nội tệ ổn định xét trên quan hệ với các ngoại tệ mạnh, thì sẽ tạo lịng tin cho các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước, tạo sự an tâm cho đông đảo dân chúng, người dân mạnh dạn bỏ vốn ra làm ăn, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc đầu cơ vàng của người dân hầu như khơng cịn, việc đầu cơ và cất trữ ngoại tệ đã giảm mạnh.
Nhìn chung, sau ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Thái Lan năm 1997, kinh tế Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để đạt được những kết quả khả quan trong giai
đoạn này. Và có thể nói, chính sự điều hành đúng đắn trong đường lối và chính sách kinh tế đã nâng cao vị thế kinh tế Việt Nam. Một trong những thành cơng của các chính sách khơng
thể khơng kể đến nghệ thuật điều hành chính sách tỷ giá của NHNN, bởi chính sự ổn định tỷ giá đã góp phần tạo tiền đề cho kinh tế có những bước phát triển vượt bậc, gia tăng tiềm lực cho đất nước.