2.3 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế trong giai đoạn 2007 2010
2.3.4.1 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến đầu tư quốc tế
Trong giai đoạn 1999-2006, kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc với chính sách điều hành kinh tế, chính sách tỷ giá hối đối hợp lý của NHNN đã xây dựng lòng tin
đối với các nhà đầu tư, kết quả là lượng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào
Việt Nam tiếp tục có sự gia tăng mạnh trong năm 2007 - 2008.
Đối với FDI:
Trong giai đoạn 2007 và nửa đầu năm 2008, chính dịng vốn FDI chuyển hướng
mạnh vào Việt Nam đã tạo ra sức ép tăng giá VND, thêm vào đó đồng USD trên thị trường thế giới đang giảm giá mạnh, theo xu hướng chung thì VND cũng sẽ lên giá như đồng tiền của các nước trong khu vực. Và nếu VND lên giá thì sẽ góp phần ngăn được phần nào dịng chảy của vốn vào Việt Nam (bởi mỗi đồng ngoại tệ sẽ đổi được ít nội tệ hơn). Nhưng trên thực tế, NHNN đã dùng quỹ dự trữ quốc gia kết hợp công cụ nghiệp vụ trên thị trường mở
để kiềm hãm gia tăng giá trị đồng Việt Nam và điều này đã góp phần gia tăng thêm nguồn
vốn đầu tư vào Việt Nam.
Và kết quả của việc nguồn vốn liên tục gia tăng vào Việt Nam sẽ càng gây ra áp lực lên việc tăng giá VND. Thêm vào đó, kinh tế Việt Nam cịn quá non trẻ, chưa hấp thu tốt
được dòng vốn đi vào trong nước (hiệu quả sử dụng vốn chưa cao), chính vì vậy kinh tế
trong nước phải gánh chịu lạm phát gia tăng, chính sách lãi suất, tỷ giá liên tục biến động... và chính những bất ổn trong nền kinh tế như trên sẽ tạo ra tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh của Việt Nam từ 2008 - 2010, kinh tế trong nước có nhiều bất ổn bởi
vẫn chưa theo kịp biến động của thị trường, dẫn đến thị trường ngoại hối ln căng thẳng, chính sách tỷ giá liên tục điều chỉnh giật cục, điều này gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ và hệ quả tất yếu là sự sụt giảm cả về tỷ lệ đăng ký và giải ngân trong nguồn vốn FDI.
Hình 2.13: Biểu đồ thu hút vốn FDI từ năm 2008 – 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đối với FII:
Riêng đối với dòng vốn FII, trong giai đoạn kinh tế ổn định (2000 -2007), thị trường chứng khốn Việt Nam cịn sơ khai, cịn cơ hội để gia tăng tỷ suất sinh lời. Vì vậy, FII trong thời gian này ồ ạt chảy mạnh vào trong nước, gây sức ép tăng giá VND càng cao.
Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, dưới tác động của cuộc suy thối tồn cầu, sự rút vốn hàng loạt của các nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường thơng qua việc bán cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán Việt Nam để mua USD đã diễn ra, một mặt là do nhu cầu vốn để đầu tư, kinh doanh trong nước, một mặt là do tâm lý lo sợ kinh tế Việt Nam gặp
nhiều bất ổn khi tỷ giá trên thị trường liên tục tạo ra những mức giá mới, tình trạng đầu cơ, những cơn sốt ảo về ngoại tệ gia tăng trong khi chính sách điều hành tỷ giá của NHNN
không giải quyết tốt được vấn đề.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian dài vừa qua, việc sử dụng vốn không hiệu quả, tình trạng làm giá, bất cân đối thơng tin trên thị trường chứng khốn và các khó khăn tài chính của các tập đoàn lớn Việt Nam đã làm suy giảm lịng tin của nhà đầu tư trong và ngồi
nước. Kết quả tất yếu là nhiều nguồn vốn FII đã khơng quay trở lại.
Nhìn chung, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài đầu tư vào trong nước có ý nghĩa hết sức quan trọng cho nền kinh tế mới phát triển như Việt Nam để theo kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mơ hình tăng trưởng kinh tế những năm qua dựa nhiều vào việc tăng vốn đầu tư và chỉ phát triển chiều rộng, điều này tác động xấu đến nền kinh tế không chỉ trong ngắn hạn, phản ảnh thực lực của nền kinh tế chưa mạnh, thiếu tính bền vững. Vì vậy, địi hỏi Việt Nam phải đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lại đầu tư, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định
đầu tư bên cạnh một môi trường pháp lý lành mạnh và thơng thống.
Hình 2.15: Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2010
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư