Các mơ hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 34 - 37)

IV. Kết cấu của luận văn

2.2. Hành vi quản trị lợi nhuận

2.2.5. Các mơ hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận

Như đã đề cập ở trên, cơ sở của hành vi QTLN chính là kế tốn theo cơ sở dồn tích. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng phải được lập trên cơ sở dồn tích. Điều này mang lại cơ hội cho nhà quản trị thực hiện hành động QTLN thông

qua các giao dịch không bằng tiền nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Trong khi đó, kế tốn theo cơ sở tiền được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp) dựa trên cơ sở thực thu, thực chi tiền nên nhà quản trị không thể điều chỉnh các giao dịch.

Theo cơ sở dồn tích, việc ghi nhận doanh thu và chi phí khơng dựa vào dịng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà chỉ căn cứ vào thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó số liệu trên BCTC, đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện ý chí chủ quan của nhà quản trị và nhà kế tốn. Trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở dòng tiền, nghĩa là báo cáo này căn cứ vào dòng tiền thực thu vào hay thực chi ra để trình bày. Chính vì vậy giữa dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ có một sự chênh lệch. Chou et al. (2006) đã chỉ ra nguyên tắc cơ bản của QTLN dựa trên cơ sở dồn tích là tạo ra sự khác biệt giữa lợi nhuận kế tốn và dịng tiền thực tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự khác biệt đó được gọi là biến kế tốn dồn tích (Total Accruals-TA) và được tính bằng cơng thức:

Biến tổng kế toán dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (1)

Tuy nhiên, không thể sử dụng biến TA để đo lường mức độ QTLN một cách trực tiếp, do đó các nhà nghiên cứu đã tách biến TA ra làm hai phần: Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được (Discretionary Accurals –DA) và biến kế toán dồn tích khơng thể điều chỉnh được (Non Discretionary Accurals –NDA)

Biến kế tốn dồn tích (TA) = Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được (DA) + Biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh được (NDA)

Biến NDA là các khoản dồn tích được được thực hiện theo những quy định, nguyên tắc của chuẩn mực và chế độ kế toán phản ánh điều kiện kinh doanh cụ thể của từng đơn vị do đó khơng điều chỉnh được bởi nhà quản lý. Ví dụ: độ dài của chu kỳ kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm. Ngược lại, biến DA là biến nhà quản trị có thể điều chỉnh thơng qua các thủ thuật kế toán. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đo lường biến DA vì biến này đại diện cho mức độ QTLN của DN. Để xem xét mức

độ QTLN của các DN, các nhà nghiên cứu không thể quan sát một cách trực tiếp. Vì vậy các nhà nghiên cứu phải thông qua 2 cách: Một là xem xét sự lựa chọn chính sách kế tốn, hai là tính biến NDA.

Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng các tính biến NDA. Các nhà nghiên cứu trên Thế giới đã đưa ra nhiều mơ hình khác nhau, trong đó tác giả có ba mơ hình ước lượng NDA nổi tiếng nhất và một mơ hình được điều chỉnh tại thị trường Việt Nam.

2.2.5.1. Mơ hình The Jones Model (1991)

Jones (1991) đưa ra một mơ hình làm suy yếu đi giả định rằng các khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA) là các bất biến. Mơ hình này nỗ lực để kiểm sốt tác động của những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của một doanh nghiệp lên các khoản dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA). Mơ hình được thể hiện như sau:

Biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDA):

NDAt / At-1 = α/At-1 + β1ΔREVt /At-1 + β2 PPEt / At-1

Trong đó:

NDAt: Biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh được năm t; TAt: Tổng biến dồn tích năm t;

At-1: Tài sản cuối năm t-1; REVt: Doanh thu thuần năm t;

PPEt: Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.

2.2.5.2. Mơ hình Dechow, Sloan and Sweeney (1995) – Mơ hình Modified Jones (1991)

Trong mơ hình ngun gốc, mơ hình Jones (1991) đưa vào phương trình hồi quy hai biến là REV và PPE. Theo diễn giải của nghiên cứu, giá trị REV thể hiện sự biến động doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ kế tốn, nó phản ánh tình hình và mơi trường hoạt động kinh doanh và là khoản mục mang tính khách quan khơng bị nhà quản trị lợi dụng để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ. Tuy nhiên, tác giả cũng có đề cập tới những hạn chế trong diễn giải của mình khi chọn ΔREV làm

thông qua các khoản doanh thu bị ghi nhận không đúng niên độ và các khoản này có thể là doanh thu khống của doanh nghiệp. Xuất phát từ hạn chế kể trên của mơ hình gốc, các nhà nghiên cứu sau này đưa thêm biến ΔREC nhằm loại bỏ ảnh hưởng của các khoản doanh thu dồn tích do sự tăng lên của khoản mục phải thu khách hàng trong kỳ, qua đó giá trị doanh thu thuần tăng thêm phản ánh chính xác hơn mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đó.

NDAt / At-1 = α/ At-1+ β1 (ΔREVt – ΔRECt)/ At-1 + β2 PPEt / At-1 Trong đó: RECt: Khoản phải thu năm t

2.2.5.3. Mơ hình Kothari, Leone and Wasley (2005)

Kothari, Leone and Wasley (2005) đã tiếp tục phát triển mơ hình của Jones (1991) và Dechow, Sloan and Sweeney (1995) trên cơ sở xem xét biến về kết quả hoạt động. Mục đích của tác giả là nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa biến dồn tích và kết quả hoạt động.

Mơ hình tuyến tính có xem xét kết quả hoạt động của Kothari, Leone and Wasley (2005) như sau:

NDAt / At-1= α/ At-1 + β1 (ΔREVt – ΔRECt)/ At-1 + β2 PPEt / At-1 + β3 ROAt-1 Trong đó: ROAt-1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)