Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi qui trên mẫu cho thấy tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa biến phụ thuộc QTLN và các biến độc lập HDDL (-), FACO (-), HDFA (+).

- Đối với biến HĐQT độc lập, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho

các kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, HĐQT độc lập có mối quan hệ nghịch biến với hành vi QTLN như các nghiên cứu Jaggi et al. (2009); (Roodposhti and Chashmi 2011); (Giáp Thị Liên, 2014). Trái lại, cũng có các nghiên cứu kết luận rằng HĐQT độc lập có mối quan hệ đồng biến với hành vi QTLN (Swastika, 2013); (Park and Shin 2004). Đồng thời, một số nghiên cứu chỉ ra rằng khơng có sự ảnh hưởng của HĐQT độc lập đối với hành vi QTLN (Sani and Mastuki 2012); (Bùi Văn Dương, 2017). Kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này là phù hợp với kết quả của Jaggi et al. (2009); Roodposhti and Chashmi (2011); Giáp Thị Liên (2014), cho thấy hiệu quả giám sát của HĐQT độc lập trong việc QTLN. Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thành viên HĐQT độc lập phải (a) không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho cơng ty, cơng ty con của cơng ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó; (b) khơng phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành HĐQT được hưởng theo quy định; (c) khơng phải là người có vợ hoặc chồng; cha, mẹ đẻ; cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột là cổ đông lớn của công ty, là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty; (d) không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cơng ty; (đ) không phải là người đã từng làm thành viên của HĐQT, Ban kiểm sốt của cơng ty ít nhất trong 5 năm liền trước đó. Những quy định này nhằm làm cho thành viên độc lập khơng có quan hệ lợi ích riêng trong cơng ty, khơng bị chi phối bởi lợi ích cá nhân nên sẽ đưa ra

những ý kiến khách quan nhằm bảo vệ lợi ích của cơng ty mà khơng vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm người nào đó. Chính tính độc lập của HĐQT, góp phần giảm hành vi QTLN. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả mà tác giả đã nghiên cứu và đo lường.

- Đối với biến kiểm sốt gia đình, kết quả đo lường cho thấy mối quan hệ

giữa kiểm sốt gia đình và hành vi QTLN là quan hệ nghịch biến, có nghĩa là trong các cơng ty gia đình, hành vi QTLN là thấp. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Jiraporn and DaDalt (2009). Theo nghiên cứu của Jiraporn and DaDalt (2009), mức QTLN thấp trong các cơng ty gia đình là do đặc điểm của các cơng ty gia đình là nhiều cơng ty mang tên người sáng lập. Ngồi ra, gia đình có ý định chuyển cơng ty sang các thế hệ kế tiếp. Casson and Chami (1999) đưa ra lập luận rằng những gia đình sáng lập xem cơng ty của họ khơng chỉ là một tài sản hiện tại mà còn là tài sản để thừa kế cho con cháu của họ, việc quản lý công ty không chỉ mang kết quả ngắn hạn mà cịn mang tính lâu dài. Chính các đặc điểm này giúp doanh nghiệp giảm áp lực về QTLN.

Đối với biến tích hợp giữa HĐQT độc lập và kiểm sốt gia đình, kết quả đo lường của tác giả chỉ ra rằng có mối quan hệ đồng biến giữa việc tích hợp hội đồng quản trị độc lập và kiểm sốt gia đình với hành vi QTLN. Điều này, có ý nghĩa rằng hiệu quả giám sát của HĐQT sẽ bị giảm sút trong các cơng ty gia đình, do quyền sở hữu gia đình hoặc sự có mặt của các thành viên gia đình trong HĐQT. Kết quả của tác giả là tương đồng với nghiên cứu của Jaggi et al. (2009).

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4

Sau khi dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 14.0, luận văn đã trình bày được sự ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi QTLN trên BCTC của các cơng ty trên sàn HOSE. Qua đó, cũng xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi QTLN trong bài nghiên cứu của tác giả gồm có: HĐQT độc lập, kiểm sốt gia đình và sự tích hợp giữa HĐQT độc lập và kiểm sốt gia đình. Tác giả không nhận thấy sự ảnh hưởng của quy mô HĐQT và quy mô công ty đối với hành vi QTLN.

Cùng với kết quả đó, tác giả cũng tiến hành so sánh với các nghiên cứu trước đây mà tác giả đã nêu trong phần tổng quan nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)