CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Giả thiết nghiên cứu
3.2.2. Kiểm sốt gia đình
Như đã đề cập trong mục “Vấn đề đại diện trong các cơng ty gia đình” trong bài luận văn này, một gia đình có thể kiểm sốt cơng ty theo ba cách. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa theo cách tiếp cận thứ hai, có nghĩa là cơng ty gia đình sẽ kiểm sốt cơng ty thông qua quyền biểu quyết hoặc vốn cổ phần lớn nhất mà gia đình (hoặc cá nhân) nắm giữ. Tại Việt Nam, thơng tin gia đình kiểm sốt chưa được cơng bố một cách rõ ràng trên BCTC. Vì vậy, để có thể đo lường được sự kiểm sốt gia đình tại cơng ty niêm yết ở Việt Nam, tác giả sử dụng nghiên cứu của Salim Darmadi (2016) là một công ty được sở hữu bởi một tổ chức, một cá nhân, hoặc nhóm cá nhân có liên quan nhau (vợ chồng, anh chị em, con, …) hoặc một công ty chưa niêm yết khác, mà tổng tỷ lệ sở hữu từ 20% trở lên. Thông tin này sẽ được lấy trực tiếp từ mục cơ cấu cổ đông, hoặc quan hệ cổ đông, hoặc báo cáo của HĐQT được công bố trong BCTC và báo cáo quản trị hàng năm của công ty.
Các tài liệu trước đây dựa trên các công ty lớn của Hoa Kỳ thường cho rằng các cơng ty gia đình có cách làm báo cáo tài chính tốt hơn và QTLN thấp hơn so với các công ty khơng phải là gia đình (Wang, 2006); Aliet al. (2007); (Tong, 2007); (Jiraporn and DaDalt 2009). Các nghiên cứu này tính tốn thành phần khơng bình thường của các khoản dồn tích bằng cách sử dụng phiên bản gốc của mơ hình Jones (1991) hoặc các sửa đổi khác của nó, như Dechow và các cộng sự (1995) và Kothari et al. (2005). Nhìn chung, những phát hiện của những nghiên cứu này cho các công ty Mỹ khẳng định rằng các cơng ty gia đình có mức QTLN thấp hơn so với các cơng ty khơng phải là gia đình. Các nghiên cứu này sử dụng các khái niệm tương tự
của các cơng ty gia đình, trong đó gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc quản lý hay trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu quyền bỏ phiếu cao (Anderson and Reeb 2003).
Nghiên cứu của Paiva et al. (2016) chỉ ra rằng mức độ QTLN chủ yếu tập trung vào các công ty lớn nhất ở Mỹ và Châu Âu, họ thấy rằng các cơng ty gia đình có liên quan đến mức QTLN thấp hơn. Trong khi đó, các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các công ty từ Trung Quốc và Đài Loan cho thấy rằng quyền sở hữu gia đình gắn liền với việc QTLN cao hơn. Nghiên cứu của Jaggi (2009); Ishak et al. (2011) kết luận có mối liên hệ giữa kiểm sốt gia đình và QTLN. Nghiên cứu của Jiraporn and DaDalt (2009) cho thấy QTLN thực sự xảy ra ở mức độ thấp hơn trong các cơng ty gia đình so với các cơng ty khơng phải là gia đình. Trong khi đó, nghiên cứu của Sani and Mastuki (2011) kết luận sự kiểm sốt gia đình khơng ảnh hưởng đến hành vi QTLN. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trước đây, tác giả đưa ra giả thiết nghiên cứu:
H2: Cơng ty chịu sự kiểm sốt gia đình có hành vi QTLN thấp