Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích mơ tả: Dựa vào bảng số liệu thu thập được, tác giả dùng kỹ thuật thống kê mô tả để mơ tả những đặc điểm, tính chất cơ bản của mức độ QTLN (biến phụ thuộc); tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, kiểm sốt gia đình, tích hợp kiểm sốt gia đình và HĐQT độc lập (biến độc lập); quy mơ công ty và quy mô HĐQT (biến kiểm sốt) trên các tiêu chí: giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum), độ lệch chuẩn (standard deviation),… Ngoài ra, tác giả cịn sử dụng bảng tần số để phân tích biến kiểm sốt gia đình.

Phân tích tương quan: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình để kiểm tra mức độ tương quan và khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Trong bài luận văn, phân tích tương quan Pearson được thực hiện, giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan từ 0.8 trở lên thì được coi là có tương quan chặt chẽ. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số được dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF. Thông thường, nếu VIF của biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích hồi quy: Tác giả sử dụng phân tích hồi quy đa biến nhằm phân

tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi QTLN tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP. HCM, các kỹ thuật phân tích sau được sử dụng:

 Lựa chọn mơ hình phù hợp: Vì dữ liệu quan sát là dữ liệu bảng (panel

data) có cả hai chiều khơng gian (79 doanh nghiệp) và thời gian (2013-2016) nên việc lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp đóng vai trị quan trọng. Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS). Với giả định mỗi thực thể đều có đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến giải thích nhưng các yếu tố đó lại khơng thể quan sát được. Tác giả thực hiện việc xem

xét có hay khơng những yếu tố đó qua hai mơ hình: mơ hình tác động cố định (FEM – Fixed Effects Model) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model). Trong ba mơ hình, tác giả sẽ nhận định và trên cơ sở đó thực hiện các kiểm định và chọn được mơ hình hồi quy phù hợp nhất cho bài nghiên cứu.

 Kiểm định khuyết tật của mơ hình dự kiến: Để đảm bảo kết quả có được

từ phương pháp hồi quy có nghĩa để giải thích, tác giả thực hiện các bước kiểm định khuyết tật của mơ hình dự kiến. Sau đó, tác giả thực hiện các biện pháp khắc phục.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày về phương pháp và quy trình nghiên cứu, giả thiết và cách thức đo lường các biến nghiên cứu. Bài luận văn đã đưa ra năm giả thiết nghiên cứu tác động đến hành vi QTLN, gồm các biến: HĐQT độc lập, kiểm soát gia đình, biến tích hợp giữa HĐQT độc lập và kiểm sốt gia đình, quy mơ cơng ty và quy mô HĐQT tác động đến hành vi QTLN. Dữ lệu nghiên cứu được thu thập trên báo cáo kiểm tốn của 79 cơng ty trên HOSE giai đoạn 2013- 2016 và tập hợp thành dữ liệu bảng.

Từ dữ liệu đã được tổng hợp, tác giả sẽ xử lý sơ bộ và chạy hồi quy để tính tốn các hệ số trong mơ hình nhằm tìm biến DA (biến kế tốn có thể điều chỉnh – đại diện cho hành vi QTLN). Tiếp theo tác giả sẽ thực hiện hồi quy mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu và hành vi QTLN.

Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích số liệu là phân tích mơ tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)