CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Giả thiết nghiên cứu
3.2.1. Hội đồng quản trị độc lập
Theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), thành viên độc lập hồn tồn khơng liên quan đến lợi ích cơng ty (mà một trong số đó là khơng nắm giữ cổ phiếu).
Theo Quy chế Quản trị công ty ban hành theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC: “Thành viên Hội đồng quản trị độc lập là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc cổ đông lớn của công ty”. Thành viên HĐQT độc lập phục vụ như một thiết bị giám sát để kiểm soát hoạt động quản lý, thành viên HĐQT độc lập có thể góp phần đáng kể vào quyết định của HĐQT bằng cách đưa ra quan điểm khách quan hơn để đánh giá hiệu quả hoạt động của ban quản lý. Tuy nhiên, cũng có lập luận cho rằng do thành viên độc lập thường làm việc bán thời gian, nên sẽ khó khăn trong việc hiểu được những phức tạp trong công ty.
Tác động của sự độc lập của HĐQT về hiệu quả giám sát đã được xem xét trong các nghiên cứu trước. Phần lớn các nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của các hội đồng độc lập, do một tỷ lệ lớn các thành viên HĐQT độc lập cao hơn, để giám sát các hoạt động quản lý. (Fama and Jensen 1983) nhấn mạnh tầm quan trọng của HĐQT độc lập của công ty để cung cấp giám sát có hiệu quả trong việc quản lý hoạt động và các sáng kiến. (Williamson, 1981) lập luận rằng sự độc lập của Hội đồng doanh nghiệp là cần thiết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. (Roe, 1991) hỗ trợ vai trò giám sát của các HĐQT bởi vì các hoạt động quản lý khơng thể nhắm mục tiêu bởi các hành động lập pháp và lập luận rằng hiệu quả giám sát của HĐQT công ty ngăn cản việc lạm dụng quyền hạn của các nhà quản lý. (Gonzalez and Meca 2014) khẳng định mức độ tăng của HĐQT độc lập làm giảm khả năng QTLN dựa trên một mẫu gồm 435 công ty niêm yết tại Mỹ Latinh thị trường từ năm 2006 đến năm 2009. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng HĐQT độc lập có mối quan hệ nghịch biến với hành vi QTLN Jaggi et al. (2009); (Roodposhti and Chashmi 2011),
(Giáp Thị Liên, 2014). Trái lại, cũng có các nghiên cứu kết luận rằng HĐQT độc lập có mối quan hệ đồng biến với hành vi QTLN (Swastika, 2013); (Park and Shin 2004), đồng thời một số nghiên cứu chỉ ra rằng khơng có sự ảnh hưởng của HĐQT độc lập đối với hành vi QTLN (Sani and Mastuki 2012); (Bùi Văn Dương, 2017).
Dựa trên các nghiên cứu trước đây tác giả đưa ra giả thiết:
H1: Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng lớn thì hành vi QTLN càng thấp.