IV. Kết cấu của luận văn
2.2. Hành vi quản trị lợi nhuận
2.2.6. Các lý thuyết có liên quan
2.2.6.1. Lý thuyết đại diện
Vấn đề đại diện được nhắc đến đầu tiên bởi Adam Smith trong thế kỷ 18 và được khám phá bởi Ross (1973) với sự mơ tả chi tiết lý thuyết được trình bày bởi Jensen and Meckling (1976). Lý thuyết đại diện được phát triển từ lý thuyết khoa học kinh tế học và được phát triển theo hai trường phái riêng biệt: trường phái thực chứng (the positivist agent) và trường phái chuẩn tắc (the principal agent). Cả hai trường phái này liên quan đến vấn đề hợp đồng tư lợi như là một động cơ của cả hai ông chủ và người đại diện và có những giả định chung liên quan đến con người, tổ chức và thơng tin. Tuy nhiên, chúng khác nhau mơ hình tốn học, biến phụ thuộc và phong cách (Jensen, 1993). Mối quan hệ đại diện được mô tả bởi Jensen and Meckling (1976) như là một hợp đồng trong đó một hoặc nhiều người (ông chủ)
tham gia cùng với một người khác (người đại diện) để thực hiện một số dịch vụ mà họ thay mặt, liên quan đến giao một số quyền ra quyết định cho người đại diện.
Theo lý thuyết này, cổ đông là người chủ sở hữu công ty bổ nhiệm giám đốc đại diện họ thực thi quyền điều hành kinh doanh (Clarke, 2004). Mối quan hệ đại diện giữa hai bên được xác định như là một hợp đồng giữa người chủ sở hữu (ông chủ) và giám đốc (người đại diện) (Jensen and Meckling 1976). Trên cơ bản của lý thuyết này cổ đông kỳ vọng giám đốc hành động ra quyết định vì lợi ích của chủ sở hữu. Tuy nhiên, giám đốc có thể không ra quyết định theo lợi ích tốt nhất của cổ đông (Padilla, 2002). Sự tách biệt quyền sở hữu và kiểm soát tạo ra một sự mâu thuẫn vốn có giữa cổ đơng và giám đốc Aguilera et al. (2008). Mâu thuẫn lợi ích này có thể được gia tăng bởi sự giám sát quản lý không hiệu quả trên một phần cổ đơng phân tán và do đó khơng thể hoặc thiếu động lực để thực hiện các chức năng giám sát cần thiết. Vì vậy, giám đốc cơng ty có thể theo đuổi mục tiêu riêng (Hart, 1995).
Lý thuyết đại diện cho rằng nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích cá nhân của mình thay vì tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết này cho rằng trong thị trường vốn và thị trường lao động khơng hồn hảo, nhà quản lý sẽ cố gắng tối đa hóa tiêu dùng cá nhân bằng chi phí phải gánh chịu bởi cổ đơng. Bên đại diện có khả năng điều hành hoạt động của doanh nghiệp dựa trên lợi ích cá nhân của họ thay vì lợi ích của cổ đơng bởi vì có sự bất đối xứng thơng tin (thí dụ, nhà quản lý có sự hiểu biết nhiều hơn cổ đông về khả năng họ đạt được mục tiêu) và những điều khơng chắc chắc (ví dụ, vơ số các yếu tố cấu thành nên kết quả cuối cùng và khơng có bằng chứng là có phải bên đại diện đã trực tiếp chi phối kết quả đạt được, theo hướng tích cực hoặc ngược lại). Hành vi tư lợi cá nhân của nhà quản lý còn bao gồm cả việc tiêu thụ một số nguồn lực của doanh nghiệp dưới hình thức bổng lộc và tránh các nguy cơ rủi ro, theo đó các nhà quản lý sợ rủi ro sẽ bỏ qua các cơ hội mang lại lợi nhuận mà trong đó các cổ đơng của cơng ty sẽ thích họ đầu tư. Như vậy, hành vi tư lợi xảy ra khi có sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền kiểm sốt hay chính là do mẫu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông. Để giảm thiểu hành vi này các cổ đông nên gắn kết nhà quản lý với lợi ích chung của
cổ đông và doanh nghiệp. Hay các cổ đông nên gánh chịu thêm chi phí đại diện (agency cost) như là thưởng cho nhà quản lý. Các hình thức thưởng cho nhà quản lý như thưởng bằng tiền mặt và cổ phiếu dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh dài hạn (long-term bonus), thưởng bằng quyền chọn mua cổ phiếu (stock options grant) hoặc thưởng dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh đạt được (performance unit grant) và thưởng cổ phiếu có điều kiện (restricted stock grant). Tuy nhiên, vấn đề chi phí đại diện như lương, thưởng có thể là con dao hai lưỡi. Khi các cổ đơng gánh chịu chi phí đại diện dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thì các nhà quản lý sẽ cố gắng đạt được kết quả kinh doanh tốt với mong muốn nhận được lợi ích từ đó. Nếu khơng thể điều hành tốt có thể nhà quản lý sẽ sử dụng các thủ thuật để đạt được mong muốn cá nhân.
2.2.6.2. Vấn đề đại diện đối với cơng ty gia đình
Cơng ty gia đình có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Theo Villalonga and Amit (2006), một gia đình có thể kiểm sốt công ty theo ba cách:
(1) Là thành viên sáng lập công ty
(2) Kiểm sốt cơng ty thơng qua quyền biểu quyết và/hoặc (3) Tham gia hoạt động quản trị của công ty.
Nghiên cứu của Paiva et al. (2016) định nghĩa các cơng ty gia đình được coi là các tổ chức được kiểm soát và thường quản lý bởi nhiều thành viên trong gia đình, thường là từ nhiều thế hệ.
Nghiên cứu của Jaggi et al. (2009) chỉ ra rằng sở hữu cổ phần trong gia đình sẽ là một biện pháp tập trung quyền sở hữu. Tác giả cũng sử dụng ngưỡng sở hữu 20% để xác định doanh nghiệp có phải là cơng ty gia đình.
Nghiên cứu của Jiraporn et al. (2009) tập trung nghiên cứu vào các công ty được sáng lập bởi một gia đình. Nghiên cứu xác định các cơng ty thuộc sở hữu của gia đình dựa trên quyền sở hữu phần chiết khấu của gia đình sáng lập và / hoặc sự có mặt của các thành viên trong gia đình trong HĐQT.
Theo truyền thống, lý thuyết đại diện được sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và quản lý của cơng ty và hiệu quả tài chính của nó. Khi có sự tách biệt về quyền sở hữu và kiểm soát, các cơ chế đại diện được đưa ra để sắp xếp các mục tiêu của người quản lý (người đại diện) với mục tiêu của chủ sở hữu (ơng chủ). Chi phí đại diện sẽ là chi phí của tất cả các hoạt động được thiết kế để sắp xếp các quyền lợi và (hoặc) hành động của người quản lý với lợi ích của chủ sở hữu.
Sự tham gia của một gia đình trong một doanh nghiệp có tiềm năng làm tăng và giảm chi phí đại diện Chrisman et al. (2004).
Trong loại hình Cơng ty Cổ phần, khi mà người quản lý càng độc lập với sở hữu cơng ty thì người quản lý càng có động cơ để thực hiện các dự án có lợi cho cá nhân mà đó khơng phải là phương án tốt nhất cho cơng ty. Tuy nhiên, đối với cơng ty gia đình, mâu thuẫn giữa cổ đông và người quản lý gần như bị triệt tiêu vì cổ đơng là thành viên gia đình thường là thành viên HĐQT, tổng giám đốc và có can thiệp vào hoạt động quản trị của cơng ty. Với sự tham gia của gia đình vào quyền sở hữu và quản lý công ty, các cơng ty gia đình có thể làm giảm đáng kể chi phí đại diện và có khả năng tăng cường hoạt động của cơng ty bởi vì các mục tiêu của ơng chủ là phù hợp với người đại diện của họ vì chúng thường là một và tương đương Chrisman et al. (2004); (Dyer, 2006); Do đó, sự giám sát người đại diện của chủ sở hữu là ít cần thiết hơn. Chi phí đại diện thấp hơn trong các cơng ty gia đình có thể là do sự tin tưởng cao và giá trị chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình (Dyer, 2006).
Tuy nhiên, các cơng ty có sự kiểm sốt gia đình có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề đại diện khác với các cơ quan quản lý khơng do gia đình kiểm sốt. Hiện tượng tập trung quyền sở hữu gia đình dẫn đến hai nhóm cổ đơng khác nhau, tức là cổ đơng đa số và thiểu số. Do hai nhóm cổ đơng này, các doanh nghiệp do gia đình kiểm sốt có nhiều khả năng bị ảnh hưởng từ vấn đề đại diện liên quan đến cổ đông lớn và cổ đông thiểu số hơn là với vấn đề đại diện giữa các nhà quản lý và các cổ đông (Anderson and Reeb 2004); Ali et al. (2007). Cổ đơng kiểm sốt có cơ hội để tối đa hóa lợi ích cá nhân bằng cách tước đoạt các cổ đông thiểu số (Fan and
Wong 2002); Cheung et al. (2006). Do đó, một số hành động quản lý trong các tổ chức do gia đình kiểm sốt có thể khơng có lợi nhất cho các cổ đơng bên ngồi.
Ngoài ra, các cơng ty gia đình có thể phải chịu nhiều chi phí đại diện do những xung đột đi cùng với sự phát triển gia đình. Các thành viên trong gia đình có thể có các mục tiêu và giá trị cạnh tranh. Những quan điểm khác nhau trong gia đình về phân chia quyền sở hữu, bồi thường, rủi ro, vai trò và trách nhiệm có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thành viên trong gia đình (Dyer, 2006).
Như vậy, vấn đề đại diện đối với các cơng ty có sự kiểm sốt gia đình sẽ có những đặc điểm khác đối với cơng ty khơng có sự kiểm sốt gia đình. Mặc dù vậy, những vấn đề đó vẫn làm cho công ty không thể đạt được hiệu quả mà lẽ ra cơng ty có thể có được. Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải gánh chịu chi phí đại diện và làm giảm hiệu quả công ty.