Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 72 - 81)

HIỆN ĐẠI ĐẾN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY:

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay gia đình Việt Nam hiện nay

3.1.1. Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay gia đình Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, có thể khẳng định, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công

nghệ hiện đại vào hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, đã đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống gia đình và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thông tin truyền thông với các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển vượt bậc, như truyền hình, báo điện tử, phát thanh, v.v.. Trong đó, cơng nghệ truyền thơng internet đã và đang tạo nên những siêu lộ thơng tin có dung lượng lớn và tốc độ cao, chuyển tải mọi thơng tin một cách nhanh chóng, góp phần khơng nhỏ trong việc tuyên truyền những chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình đến từng hộ gia đình Việt Nam. Kết quả điều tra biến động dân số hàng năm cho thấy, Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh - TFR = 2,1 con) vào năm 2006, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu cụ thể được đề ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (số 04 - NQ/HNTW, ngày 14/01/1993) về Chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình. Theo Tổng cục Thống kê (2016), “tổng dân số

ước tính đến 1/4/2015 đạt 91.465.735 người” và số hộ gia đình là “24.627.078 hộ” [153, tr.16]. Như vậy, “tỷ suất sinh chung (GFR) của Việt Nam đã giảm gần 50%, từ 121,8‰ vào năm 1989 xuống còn 63,8‰ vào năm 2014. Tốc độ giảm nhanh nhất là giai đoạn 1989-1999 và sau đó thì chậm dần khi mơ hình gia đình hai con ngày càng phổ biến” [154, tr.11]. Phần lớn các cặp vợ chồng trẻ, nhất là ở đô thị chỉ có từ 1-2 con, thậm chí, nhiều cặp khơng muốn có con.

Cơng tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình thực hiện thành cơng khiến giảm nhanh mức sinh và tốc độ gia tăng quy mơ dân số, góp phần to lớn vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xố đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của các gia đình Việt Nam. Việc giảm nhanh mức sinh đẻ cũng tác động tích cực đến giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của nhân dân. Năm 1980 tuổi thọ trung bình chung ở Việt Nam là 55,7 tuổi, đến năm 2015 “tuổi thọ trung bình chung là 73,3 tuổi” [153, tr.84].

Song, thành cơng nhanh chóng trong việc thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình, giảm nhanh mức sinh cùng với những thành tựu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ là những yếu tố chính dẫn đến q trình già hố dân số ở Việt Nam hiện nay. Theo quy ước về nhân khẩu học, dân số Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hố dân số vào năm 2011 với 7% dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên. Tương ứng, số lượng tuyệt đối khoảng 6,5 triệu người vào thời điểm hiện nay. Tốc độ già hóa của dân số ở Việt Nam rất nhanh. Các nước đã phát triển, khơng có cơng tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình, phải trải qua vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm để đi từ già hoá dân số sang dân số già (14% dân số từ 65+). Dân số Việt Nam chỉ cần khoảng 15-17 năm cho q trình này và do đó, Việt Nam sẽ đạt ngưỡng dân số già vào trước năm 2030. Lúc đó, nhóm dân số từ tuổi 65+ khoảng 15 triệu người và tiếp tục tăng lên khoảng 24-25 triệu người vào năm 2049 (21% của 115-120 triệu dân). Già hoá dân số tạo ra cơ hội cho việc phát huy kinh nghiệm phong phú của người cao tuổi, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong việc xây dựng một xã hội phù hợp với người cao tuổi cả về cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng hoá, dịch vụ, giao thơng, y tế, chính sách lao động, việc làm và hưu trí, tổ chức các cơ sở dịch vụ chăm sóc,… và việc xây dựng các chính sách để thực hiện những nội dung này phải được chuẩn bị càng sớm càng tốt, để có thể tận dụng tốt nhất các yếu tố cơ hội và hạn chế các tác động tiêu cực của hiện tượng này đến gia đình Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến q trình

trình đơ thị hố đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới như một tất yếu của lịch sử. Ở Việt Nam, kể từ năm 1975 đến nay, tốc độ đơ thị hố trải qua hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn từ sau khi đất nước thống nhất đến những năm đầu của thập niên 90, tỷ lệ dân cư đơ thị của tồn bộ đất nước gần như không tăng hoặc chỉ tăng không đáng kể. Giai đoạn thứ hai, từ những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI tốc độ đơ thị hố của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ chưa từng thấy, “tính đến thời điểm 1/4/2014 có khoảng 33,1% dân số sống ở khu vực thành thị so với 29,6% năm 2009. Trong giai đoạn 2009 - 2014, tỷ lệ tăng bình quân/năm của dân số thành thị là 3,3%/năm, trong khi tỷ lệ tăng bình qn/năm của dân số nơng thôn hầu như không thay đổi” [151, tr.30]. Đây là một biểu hiện của sự chuyển đổi xã hội theo hướng văn minh hiện đại. Q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố đã phát huy tiềm năng của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế. Đặc biệt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố đã kéo theo việc chuyển dịch lao động từ nông, lâm nghiệp và thủy sản sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này khiến tỷ trọng mơ hình gia đình hạt nhân với hai thế hệ ngày càng tăng lên so với mơ hình gia đình mở rộng có nhiều thế hệ kiểu truyền thống. Gia đình hạt nhân hai thế hệ hay cịn gọi là gia đình vợ chồng, bao gồm vợ chồng và những đứa con chưa đến tuổi trưởng thành cùng chung sống. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ gia đình hạt nhân 2 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái) - tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam (chiếm tỷ lệ 64,7%) [153, tr.19]. Hộ gia đình 5-6 người (22,7%), trên 7 người (4,5%) [151, tr.27] - gia đình mở rộng có xu hướng giảm, trong khi gia đình có 1 người (8,1%) [151, tr.27] đang

có xu hướng gia tăng. Đời sống kinh tế được nâng cao cùng với những giá trị mới trong gia đình, như tự do cá nhân, quan niệm về hưởng thụ, sự khác biệt về nhu cầu trong sinh hoạt đã thúc đẩy phần lớn các cặp vợ chồng trẻ tách ra sống riêng ngay hoặc trong vòng một vài năm sau khi cưới.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, ký kết hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế giới, với các nước ASEAN, các nước châu Á, EU, Mỹ, v.v.. Những thành tựu của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, như công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là internet đã tạo ra sự bùng nổ thông tin

trên phạm vi toàn cầu. Internet phát triển với sự ra đời của vô vàn các trang tin điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh trực tuyến (online) và các giao thức liên lạc (email, chatting) và thoại (voice) được tích hợp làm thoả mãn tất cả các nhu cầu thông tin của cơng chúng, bao gồm cả nghe, nhìn, đọc, nói,... đã du nhập của văn hố phương Tây vào Việt Nam và có ảnh hưởng lớn đến từng gia đình, đặc biệt là lớp trẻ. Theo Ma Văn Kháng, “nếu có gì gọi là mới trong gia đình Việt Nam hiện đại thì có lẽ là sự tăng cường yếu tố dân chủ trong cái tổ chức rất đáng yêu, cần phải yêu này. Xã hội mới tạo điều kiện cho mỗi người có giá trị tự thân. Thêm một nhân tố nữa để bảo đảm sự bình đẳng trong các tương quan và chức năng của mỗi thành viên trong gia đình. Khơng có áp bức, thống trị ở đây - xét về mặt khái quát” [70, tr. 42]. Chính vì vậy, trong xã hội hiện nay nguyên tắc tự do, dân chủ được đề cao, quyền lợi cá nhân, lợi ích cá nhân, tư duy cá nhân được tôn trọng hơn. Đồng thời, cũng có sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đặt cái tơi lên trên hết.

Internet, phim ảnh và văn hoá phương Tây du nhập vào Việt Nam không chỉ tác động nhiều mặt đến xã hội, mà còn kéo theo nhiều thay đổi trong nếp sống và quan niệm, kể cả các quan niệm đạo đức truyền thống về tình u - hơn nhân - gia đình. Là một phần trong nền văn hố phương Đơng, xã hội Việt Nam ngày xưa rất coi trọng tiết hạnh của người phụ nữ. Đối với người con gái, “chữ trinh đáng giá ngàn vàng”. Trinh tiết không những là một thước đo đức hạnh của người phụ nữ, mà còn là chuẩn mực để đánh giá cả gia phong, lễ giáo của gia đình người con gái. Cho nên, “gìn vàng giữ ngọc” được coi là quy tắc và bổn phận của người con gái đối với lễ nghi, danh dự của cả gia đình. Cịn hiện nay, trong giới trẻ có một bộ phận khơng nhỏ đang dậy lên những trào lưu “sống thử”, “sống gấp”, v.v.. Trước đây, do ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng “cha, mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên phổ biến trong hơn nhân gia đình là lấy nhau rồi mới u. Vợ chồng là do cha, mẹ lựa chọn. Tuy quan điểm này lạc hậu, lỗi thời, nhưng trong hôn nhân xưa khá bền vững. Đó là sự đảm bảo chắc chắn từ ý thức hệ của gia đình, của dư luận xã hội và sự chấp nhận mang tính bản năng khi đã cùng chung sống. Hiện nay, nhờ những công nghệ hiện đại, như internet, zalo, facebook,... mà tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng

đã ảnh hưởng đến gia đình Việt Nam, do đó “xu hướng chuyển quyết định của bố mẹ trong hôn nhân trước thời kỳ đổi mới sang quyền quyết định hôn nhân của con cái trong thời kỳ đổi mới” [165, tr.434]. Mặt khác, nhờ những thay đổi trong chính sách pháp luật về gia đình mà con cái có quyền tự quyết định việc chọn vợ, chọn chồng cho mình, ít chịu sự can thiệp, ép buộc của cha mẹ, “nếu như có 20,2% các cuộc hơn nhân từ những năm 1942-1975 là do bố mẹ hoàn tồn quyết định thì đến những năm 1976-1986 tỷ lệ này còn 6,7% và đến các năm 1985-2005 chỉ còn 3%” [164, tr.34]. Đây là xu thế tiến bộ, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, xu hướng này cũng bộc lộ những khiếm khuyết khi sự tự do được hiểu theo nghĩa thái quá, đi quá đà, bị lạm dụng, lừa đảo và gây nhiều hệ lụy cho đạo đức lối sống và hạnh phúc gia đình, như tư tưởng trong giới trẻ “yêu lâu, cưới chậm, bỏ nhau nhanh” hoặc “yêu nhiều, cho vội, li thân chóng”. Đồng thời, xuất hiện mn hình vạn trạng dạng trong tình u, như tình u học trị, tình u sinh viên, tình u khu cơng nghiệp, tình u cơng sở, tình u cận huyết thống, vị thành niên ở nơng thôn vùng cao, sống thử ở đơ thị, hơn nhân khơng có tình u với nước ngồi, v.v.. Đây là những mặt trái của tình u hơn nhân tự do thời hiện đại.

Trong gia đình truyền thống, quan hệ giữa người vợ và người chồng có sự phân chia rõ ràng nên giảm tính cạnh tranh, do đó vai trị của người chồng ln là trụ cột trong gia đình, thường quyết định những việc trọng đại, bởi nam giới trong gia đình thường được đi học và được ưu tiên tham gia các hoạt động từ gia đình cho đến xã hội. Nhưng trong gia đình hiện nay, thơng qua các phương tiện công nghệ thơng tin và truyền thơng, như truyền hình đa phương tiện, internet,... xu thế bình đẳng, dân chủ mà các tổ chức xã hội khởi xướng đã từng bước thẩm thấu vào các quan hệ gia đình. Phụ nữ và trẻ em, những nhân vật lâu nay vốn chịu “ấm ức” ở tư cách “phó thường dân” đã bắt đầu ý thức được quyền lợi của mình và địi hỏi được tơn trọng. Hơn nữa, sự hình thành một xã hội cơng dân (mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) đã cho phép con người khi đến tuổi trưởng thành có quyền độc lập trong giao tiếp xã hội cũng như các giao dịch nhân sự. Người gia trưởng - ơng chủ gia đình khơng cịn địa vị “đại diện duy nhất” và đương nhiên quyền uy quyết định,

sai khiến bị suy giảm. Điều này khiến cho vợ và chồng trở thành những người bạn chứ không phải là quan hệ phụ thuộc như gia đình trước đây, đồng thời uy quyền độc đốn của người gia trưởng, người chủ gia đình đang dần được dẹp bỏ.

Thứ tư, tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại khiến nhịp độ công nghiệp hố và đơ thị hố ngày một gia tăng, cũng đã ảnh hướng đến tính thuần nhất của cấu trúc gia đình, làm xuất hiện nhiều kiểu loại gia đình khác nhau, phản ánh tính đa dạng của nghề nghiệp và các hình thức lao động mới. Cùng với gia đình hạt nhân, giờ đây đã xuất hiện những kiểu gia đình mới, như gia đình của người độc thân, gia đình của những cặp chung sống với nhau mà không kết hôn, gia đình khơng có trẻ em, gia đình chỉ có một ơng bố hoặc bà mẹ sống với con cái hay những gia đình tổ hợp gồm những ơng bố và bà mẹ tái hôn cùng sống chung với con cái riêng của họ, v.v.. Đây là những hình thức tổ chức gia đình mới, dung hồ giữa cơ sở kinh tế của xã hội hiện đại với những quan niệm truyền thống, văn hoá, phong tục của mỗi dân tộc.

Gia đình cha (mẹ) đơn thân (lone-parent family) - một biến thể của gia đình hạt nhân, gồm hai thế hệ (cha hoặc mẹ và con cái chưa kết hôn), trong thế hệ thứ nhất (tức thế hệ cha, mẹ), không đủ hai người của cặp vợ chồng mà chỉ có một người (hoặc mẹ hoặc cha), do nhiều ngun nhân khác nhau (ly hơn, gố, hay đơn giản là không hoặc chưa kết hơn mà có con, v.v..). Có những người phụ nữ đi xin con vì khơng có khả năng lấy chồng hoặc những người lỡ có con sau những cuộc sống chung tạm bợ, người đàn ơng khi có con, bỏ mặc họ, v.v.. Thiếu cha hay thiếu

mẹ đều là một sự thiệt thịi khơng thể bù đắp đối với trẻ em, đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách tồn diện của chúng. Hiện nay, ở Việt Nam gia đình đơn thân,

độc thân mặc dù “chiếm tỷ trọng nhỏ 8% nhưng đang có xu hướng gia tăng” [88], do tỷ lệ ly hôn cũng tăng “năm 2011 là 7,3%, năm 2012 là 7,5%, năm 2013 là 7,8%” [150, tr.2], “năm 2014 là 8,5%” [153, tr.20]. Mặc dù, chưa có nhiều nghiên cứu, thống kê chính thức về số lượng hay thực trạng của nhóm người mẹ đơn thân trên tồn quốc, mà chỉ có một số nghiên cứu nhỏ lẻ về họ tại một số địa phương và khu vực. Nhưng, nhóm người mẹ đơn thân thường có cơng việc bấp bênh, điều kiện kinh tế khó khăn,

rất cần sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần để có thể cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, tuy có cởi mở hơn, nhưng hiện nay dư luận và định kiến xã hội vẫn còn là một áp lực khơng nhỏ đối với nhóm người mẹ đơn thân, khiến họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng về tâm lý.

Sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong điều kiện công nghiệp hố, đơ thị hố cũng khiến cho số lượng gia đình khuyết tạm thời ngày càng tăng lên, nhất là ở các vùng nơng thơn. Do khơng có đất sản xuất, khơng có việc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)