*Khái niệm về khoa học
Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “khoa học” (Science). Dưới đây là một số cách hiểu tiêu biểu:
1. Trong cuốn Từ điển triết học (1976), M.Rodentan và P.I.Udin cho rằng, “khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy được tích luỹ trong q trình lịch sử. Khoa học là sự tổng kết phát triển lâu dài của tri thức. Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật khách quan của các hiện tượng và giải thích các hiện tượng đó” [132, tr.145].
2. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 2, 2002), “khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết” [160, tr.508].
3. Trong cuốn Danh từ, Thuật ngữ Khoa học - công nghệ và khoa học về khoa
học (2002), Đỗ Công Tuấn định nghĩa: “Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, một cơng cụ của nhận thức; khoa học là một lĩnh vực hoạt động xã hội; khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại được thể hiện bằng những khái niệm phán đoán học thuyết” [158, tr.85].
4. Cung Kim Tiến trong cuốn Từ điển triết học (2002), cho rằng, khoa học là
“lĩnh vực hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy và bao gồm tất cả các điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất này” [147, tr.556].
Như vậy, qua một số định nghĩa trên cho thấy, quan niệm thế nào là khoa học vẫn còn nhiều điều phải bàn. Bởi vậy, chúng tơi chọn phương án tìm kiếm những điểm chung mà các học giả ít nhiều đã thừa nhận:
Thứ nhất, khoa học là một hệ thống tri thức đúng đắn hay kiến thức, phản ánh
thế giới khách quan, nghĩa là tri thức này do con người tích luỹ được nhờ các phương pháp nhận thức đúng đắn.
Thứ hai, tri thức khoa học đã được khái quát hoá, trừu tượng hoá từ nhiều sự
vật, hiện tượng, đúc rút thành những khái niệm, phạm trù, quy luật, phản ánh bản chất những mối liên hệ nội tại của các sự vật, hiện tượng, các quá trình.
Thứ ba, tri thức khoa học có thể giúp chúng ta cải tạo thế giới hiện thực, tức là
tri thức này phải được thực tiễn xã hội kiểm nghiệm thì mới có giá trị chân lý, vì nếu khơng được vận dụng vào thực tiễn xã hội kiểm nghiệm là đúng, thì những tri thức đó sẽ trở thành lý thuyết sng, vơ ích.
Kế thừa những hạt nhân hợp lý trong các quan điểm trên, tác giả luận án quan niệm: Khoa học là hệ thống tri thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy, phản ánh chân thực hiện thực khách quan, nhằm vạch ra bản chất mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
*Quan niệm về công nghệ
Khi bàn về công nghệ, nhà nghiên cứu Hồng Đình Phu viết: “Thuật ngữ cơng nghệ (technology) chỉ mới được xuất hiện vào thế kỷ XIX. Cơng nghệ có nghĩa là khoa học về các kỹ thuật hoặc sự nghiên cứu có hệ thống về các kỹ thuật. Thuật ngữ kỹ thuật (technique) với ý nghĩa là cơng cụ lao động thì đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Từ mấy thập niên gần đây ở các nước Anh và Mỹ người ta có xu hướng sử dụng thuật ngữ technology để nói về các ứng dụng thực tiễn của những thành tựu khoa học nhằm đưa lại hiệu quả thực tế cho hoạt động của con người. Các nhà khoa học Tây Âu lúc đầu còn dè dặt nhưng hiện đa số chấp nhận khái niệm đó vào những năm 80 của thế kỷ XX” [120, tr.10]. Mặc dù vậy, khái niệm cơng nghệ cho đến nay vẫn có rất nhiều quan điểm khác nhau và dưới đây cũng là một số quan điểm tiêu biểu:
1. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 1, 1995) thì “khái niệm cơng nghệ hiện nay thường được dùng với ý nghĩa như sau: 1) Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người (công nghệ học). 2) Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức ứng dụng khoa học. 3) Công nghệ là tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ” [159, tr.583-584].
2. Trong Từ điển tiếng Việt (Hồng Phê chủ biên, 2009) định nghĩa: “Cơng
nghệ là tổng thể nói chung các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ” [119, tr.282].
3. Nhà nghiên cứu Đỗ Công Tuấn trong cuốn Danh từ, Thuật ngữ Khoa học -
công nghệ và khoa học về khoa học (2002) đưa ra định nghĩa: “Công nghệ trước hết
là một tập hợp tri thức gắn liền và tương ứng với một tập hợp kỹ thuật (máy móc, thiết bị, phương tiện,...); bao gồm các tri thức về phương pháp, kỹ năng, bí quyết kinh nghiệm,... được sử dụng theo một quy trình hợp lý, để vận hành tập hợp kỹ thuật đó, tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm phục vụ các nhu cầu của con người” [158, tr.43].
4. Năm 2007, Mai Hà trong “Khoa học và công nghệ Việt Nam hướng tới hội nhập” cho rằng, “Công nghệ là việc áp dụng trực tiếp các nguyên lý, các định luật khoa học một cách có ích vào cuộc sống của con người hoặc q trình sản xuất. [43, tr.81].
5. Theo nhà nghiên cứu Phạm Văn Dũng trong cuốn Phát triển thị trường khoa học - công nghệ Việt Nam (2010) thì “cơng nghệ là tập hợp những giải pháp
kỹ thuật để chế tạo ra hàng hố và dịch vụ; là tồn bộ quá trình biến các nguồn lực thành sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của thị trường” [28, tr.16].
Như vậy, những thống kê bước đầu đã cho thấy, quan niệm về cơng nghệ có sự phân tán và khác biệt. Thay vì nhận xét bình luận về sự khác biệt trong các khái niệm
trên, tác giả luận án lựa chọn phương án tích hợp, kế thừa có chọn lọc những quan điểm chung của các nhà nghiên cứu về công nghệ như sau:
Trước hết, công nghệ được hiểu là việc áp dụng trực tiếp các nguyên lý, các định luật khoa học vào thực tiễn nhằm tạo ra sản phẩm.
Thứ hai, công nghệ được hiểu là tập hợp các công cụ, phương tiện nhằm biến đổi vật liệu tự nhiên thành sản phẩm.
Thứ ba, công nghệ là hệ thống (tập hợp) những giải pháp kỹ thuật, quy trình, bí quyết kỹ thuật ứng dụng vào thực tiễn.
Thứ tư, công nghệ là các kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong hoạt động của con người.
Thứ năm, cơng nghệ là tồn bộ q trình biến các nguồn lực thành sản phẩm
hàng hoá (dịch vụ) theo nhu cầu của thị trường.
Kế thừa những quan niệm trên về cơng nghệ, từ góc độ triết học, tác giả luận án cho rằng: Công nghệ là sự vận dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn với hệ
thống những công cụ, phương tiện cùng với phương pháp, kỹ năng vận hành nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của con người.
Về mặt cấu trúc của cơng nghệ được hình thành từ bốn nhân tố sau:
Một là, thành phần kỹ thuật (technoware) bao gồm các máy móc, kỹ thuật sản
xuất, phương tiện, thiết bị,... mang hình thái vật thể “hữu hình”. Đây là phần “cứng” của cơng nghệ;
Hai là, thành phần thông tin phi vật thể “vơ hình” (inforeware) gồm các bí
quyết, phát minh, sáng chế, quy trình cơng nghệ, phương pháp công nghệ, các xử lý giải pháp công nghệ. Đây là phần “mềm” của công nghệ;
Ba là, thành phần nhân lực (humanware) gồm kiến thức, kỹ năng, trình độ tay
nghề, kinh nghiệm về các lĩnh vực của “người lao động” thích ứng với các điều kiện sản xuất;
Bốn là, thành phần tổ chức (orgaware) gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành,
Những thành phần trên của công nghệ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, mỗi thành phần có vai trị, vị trí khác nhau, nhưng ln có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong q trình tạo ra sản phẩm. Q trình đó, con người ln đóng vai trò trung tâm, là chủ thể của hoạt động sản xuất.
*Quan niệm về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
Theo Từ điển Tiếng Việt (2009), thuật ngữ tiến bộ là sự “phát triển theo hướng đi lên, tốt hơn trước” [119, tr.1267].
Trong cuốn Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề lý luận cấp bách (2000) (Nguyễn
Trọng Chuẩn chủ biên), các tác giả đã tổng kết trong các ngơn ngữ khác nhau thì “tiến bộ đều có nghĩa là sự vận động tiến lên phía trước; là một chiều, một khuynh hướng phát triển được đặc trưng bởi bước chuyển từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [16, tr.29].
Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 4, 2005) định nghĩa: “Tiến bộ khoa học - kỹ
thuật [là] sự phát triển tịnh tiến của mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật biểu hiện trên hai mặt: 1) Sự tác động thường xuyên của những phát minh sáng chế khoa học lên trình độ kỹ thuật và công nghệ; 2) Sự ứng dụng những trang, thiết bị và dụng cụ mới nhất vào nghiên cứu khoa học. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật kích thích sự biến đổi về chất lượng sản xuất vật chất và lĩnh vực phi sản xuất, làm tăng năng suất lao động khơng ngừng, có ảnh hưởng thiết thực lên mọi mặt của đời sống xã hội. Từ những quá trình riêng biệt trước đây, đến giữa thế kỷ 20, tiến bộ khoa học và tiến bộ kĩ thuật đã phát triển mạnh thành một quá trình thống nhất - quá trình tiến bộ khoa học - kỹ thuật” [161, tr.380].
Thuật ngữ khoa học và công nghệ (Science and technology) được bàn đến lần đầu trong Nghị quyết 26 của Bộ chính trị (số 26-NQ/TW, ngày 30 tháng 3 năm 1991) mang tên “Về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới” [11, tr.1].
Trong luận án này, tác giả sử dụng thuật ngữ tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại để thấy được vai trò, ý nghĩa và cả những khả năng, thách thức của nó đối
với sự biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại còn chỉ kết quả của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại vì mục đính
nhân văn, đặc biệt là vì sự phát triển bền vững của gia đình. Bởi, xét cho đến cùng tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại khơng có mục đích tự thân mà đều vì cuộc sống và hạnh phúc của con người. Đặc biệt, khi dùng tính từ “hiện đại” trong thuật ngữ “tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại” luận án muốn nhấn mạnh ba vấn đề sau:
Một là, nhấn mạnh tính cách mạng, tính biến đổi có tính chất bước ngoặt của tiến
bộ khoa học và công nghệ ngày nay.
Hai là, nói lên phạm vi về khơng gian và thời gian tác động của tiến bộ khoa học
và cơng nghệ hiện đại đến gia đình rất nhanh chóng và rộng lớn.
Ba là, để chỉ một biểu hiện hay kết quả của một giai đoạn phát triển của cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra.
Trên cơ sở phân tích trên, tác giả luận án quan niệm: Tiến bộ khoa học và công
nghệ hiện đại là kết quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được biểu hiện rõ nhất ở sự biến đổi về chất của lực lượng sản xuất gắn liền với việc nâng cao năng lực sản xuất và hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, được thể hiện rõ trong hiệu quả kinh tế, cùng với việc ứng dụng những cơng nghệ mới nhất vào thực tiễn có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội.
Tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, sự gắn kết mật thiết của mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hiện đại.
Lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ đã chứng minh, không phải lúc nào khoa học và công nghệ cũng song hành với nhau. Chẳng hạn, đồ án thiết kế máy hơi nước đã được I.I.Pôndunốp phác thảo từ năm 1763 và trong những năm 1774-1784 được G.Oát chế tạo thành động cơ hơi nước hoàn chỉnh. Song, phải 75 năm sau thành cơng đó của G.t, thì R.Claudiuxơ và Kenvin mới đưa ra kết luận đủ căn cứ khoa học về cơ sở nhiệt động học của loại động cơ này. Trong giai đoạn khoa học và công nghệ hiện đại, những tiến bộ khoa học và tiến bộ công nghệ ngày càng tiến gần đến nhau hơn. Tri thức hiện nay, ngồi nhiệm vụ giải thích thế giới, cịn có nhiệm vụ dẫn đường và góp phần quyết định đối với sự phát triển của lực
lượng sản xuất và nền sản xuất xã hội. “Mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và
sản xuất ngày càng gắn kết chặt chẽ: nghiên cứu khoa học - triển khai công nghệ - sản xuất đại trà - lưu thông tiêu thụ - dịch vụ thị trường trở thành một chuỗi liên tục, khó phân định ranh giới và không bị gián đoạn như trước đây” [29, tr.81]. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ.
Thứ hai, khoa học và công nghệ hiện đại phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Bước vào thế kỷ XX, nhân loại chứng kiến những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ hiện đại với sự gia tăng khối lượng tri thức khổng lồ. Theo nhà nghiên cứu Vũ Văn Hiền, “trong thế kỷ XX, lượng thông tin, tri thức tăng lên gấp 1000 lần và vượt trội so với tổng tri thức mà lồi người tích luỹ được trong suốt thế kỷ XIX trước đó” [49, tr.146]. Sang thế kỷ XXI, “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển với tốc độ hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính” [53]. Thời gian những phát minh khoa học mới được ứng dụng, được “vật” hoá trong thực tiễn sản xuất ngày càng được rút ngắn, “quá trình đổi mới cơng nghệ cịn nhanh hơn cả khả năng thích nghi của con người” [27, tr.55]. Sự tác động đó giống như chất xúc tác, thúc đẩy sự ra đời, sự bùng nổ của hàng loạt công nghệ cao. Vì thế, việc rút ngắn khoảng cách về thời gian giữa các ý tưởng khoa học, công nghệ với việc thực hiện chúng trong thực tiễn sản xuất là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.
Điều này, đồng nghĩa với vòng đời và tuổi thọ của các thế hệ sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn lại, tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hàng hố và cả thị trường cơng nghệ. Đồng thời, sản phẩm của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại cũng tạo ra khối lượng rác thải công nghệ không nhỏ, khiến cho các nước đang phát triển, các nước nghèo có nguy cơ trở thành bãi rác cơng nghệ của thế giới. Những rác thải cơng nghệ đó nếu khơng được xử
lý đúng cách nó có thể tác động xấu đến mơi trường sống của con người nói chung và đời sống gia đình nói riêng.
Thứ ba, sự xuất hiện hàng loạt công nghệ cao.
Khi nói đến cơng nghệ chúng ta thường nhắc đến cơng nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, v.v.. Nhưng việc phân biệt ranh giới các công nghệ trên không hề dễ dàng. Theo Luật chuyển giao công nghệ (2006), “Công nghệ cao là
cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”;