Giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 133 - 142)

tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến chức năng của gia đình Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến chức năng sinh đẻ - tái sản xuất ra con người của gia đình Việt Nam hiện nay.

Trước hết, cần nâng cao nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình về tác động có tính hai mặt của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam hiện nay. Trong thời gian vừa qua, “đối tượng công tác truyền thông này thường nhắm đến là những người đã lập gia đình” [111, tr.14]. Còn trong thời gian tới, Nhà nước nên “chú ý hơn đến nhóm thanh thiếu niên chưa kết hơn, đặc biệt là những đối tượng có trình độ học vấn thấp, đã thơi học” [111, tr.14], như chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, v.v..

Nhân loại ln hy vọng và hướng tới những điều tốt đẹp, nhưng, “không phải bao giờ con người cũng có thể điều khiển, kiểm sốt được hết những lực lượng vật chất do mình sáng tạo ra. Mặt khác, khơng phải bao giờ những sáng tạo của con người cũng đúng và hợp quy luật” [157, tr.147]. Chính vì thế, các tác giả của những phát minh, sáng chế và cả người sử dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại với tư cách là thành viên của gia đình, cũng nên suy nghĩ xem những cái mình

sáng tạo ra và quá trình sử dụng chúng có ảnh hưởng gì đến hạnh phúc gia đình khơng? Ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực? Ví dụ, nếu sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều, kinh nguyệt của bạn có thể trở nên khó dự đốn hơn (có thể bị nhanh hoặc chậm) và dễ bị rong kinh giữa chu kì. Nếu q lạm dụng cơng nghệ siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi sẽ dẫn đến mất cân bằng giới tính và tạo ra hệ luỵ cho xã hội sau này. Nếu lạm dụng việc cấy ghép các bộ phận cơ thể người có thể xuất hiện nhiều hơn nạn bn bán các bộ phận cơ thể người. Bởi thế, yêu cầu đặt ra là tri

thức phải luôn song hành với đạo đức, “khoa học phải phục vụ xã hội và là một bộ

phận của xã hội. Khoa học là công cụ và phải được sử dụng bằng trí khơn để cải thiện sự ổn định, sự thỏa mãn và sự thịnh vượng của xã hội” [42, tr.212] và gia đình.

Những đột phá khoa học và công nghệ hiện đại dường như là vô hạn, diễn ra trên rất nhiều mặt khác nhau và ở nhiều nơi khác nhau, trong khi trình độ nhận thức của khơng ít thành viên trong gia đình Việt Nam về việc sử dụng những tiến bộ của khoa học và cơng nghệ hiện đại đúng cách vẫn cịn nhiều hạn chế. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và cơng nghệ hiện đại cịn bng lỏng, chưa được quan tâm đúng mức. Điều này địi hỏi Nhà nước cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ hiện đại nhằm hạn chế tối đa việc lợi dụng những tiến bộ ấy vì mục đích phi nhân văn.

Đồng thời, khi đã quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các hoạt động khoa học và cơng nghệ hiện đại có liên quan đến chức năng sinh sản của gia đình thì phải kiên quyết thực hiện nghiêm minh, tránh hiện tượng “tính thượng tơn pháp luật, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm” [39, tr.263]. Đồng thời, để tiếp tục phát huy được ưu điểm vượt trội của khoa học và công nghệ hiện đại, trước hết, mỗi thành viên trong gia đình nhất thiết phải xây dựng cho mình một thái độ ứng xử văn minh và sử dụng nó với mục đích nhân văn, tiến bộ. Ngồi ra, tiết chế và kiểm sốt có hiệu quả thời gian sử dụng cũng là một việc làm cần thiết, đặc biệt là với đông đảo giới trẻ, khi mà thực tế hiện tại cho thấy tầng lớp này đang sử dụng một cách tùy tiện và lãng phí. Cần giúp cho họ hiểu rằng thay vì mải mê với thế giới ảo, hãy mở lòng với thế giới thực. Lúc rảnh rỡi cần quan tâm tới gia đình, bạn bè, hoặc tham gia các hoạt

đô ̣ng xã hô ̣i t ừ thiê ̣n,… họ sẽ dần nhâ ̣n thấy r ằng thế gi ới bên ngồi rơ ̣ng l ớn, sinh đô ̣ng và tuyê ̣t vời hơn gấp nhiều lần thế giới trong màn hình máy tính (thế giới ảo).

Thứ hai, nâng cao năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam hiện nay.

Mỗi gia đình Việt Nam, cần ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế gia đình - cơ sở vật chất quan trọng để thực hiện mục tiêu gia đình ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy, Nhà nước cần thực hiện chủ trương “khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa bàn nông thôn” [39, tr.283-284] nhằm đảm bảo cho mỗi thành viên trong gia đình ly nơng, nhưng bất ly hương. Tuy nhiên, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, kinh tế hộ gia đình khơng thể phát triển được với những mảnh đất nhỏ xíu, manh mún và cách làm tự phát. Vì vậy, Nhà nước cần thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, “khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng sản xuất quy mơ lớn với hình thức đa dạng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện của từng vùng, đặc điểm của từng sản phẩm” [39, tr.282], đồng thời, phải “có cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất” [39, tr.283], mở rộng sản xuất để các gia đình chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, cạnh tranh với hàng hoá của các nước trên thế giới.

Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế của gia đình Việt Nam khơng chỉ là nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống - cơ sở vật chất để đảm bảo hạnh phúc gia đình mà cịn là một cơ sở quan trọng để thực hiện bình đẳng giới. Chẳng hạn, chiếc máy rửa bát ra đời với mục đích giải phóng đơi tay của phụ nữ khỏi công việc rửa bát nhàm chán, đặc biệt trong những ngày lạnh giá. Lị vi sóng giúp các bà nội trợ tiết kiệm thời gian chế biến thức ăn chỉ trong vài giây. Máy giặt ra đời giúp các chị em phụ nữ tiết kiệm

được khá nhiều thời gian với công việc giặt giũ để dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc con cái và gia đình, làm đẹp bản thân, v.v..

Sinh thời, Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội.

Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người” [103,

tr.523]. Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương, “xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của người phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình. Tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ” [38, tr.231]. Nhà nước thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới chính là nhằm bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao học vấn cho phụ nữ. Muốn vậy, phải xây dựng có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành; phải chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức của người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Theo báo cáo của Bộ Lao động và Thương binh - Xã hội năm 2016 (QĐ 1095/QĐ - LĐTBXH, ngày 22/8/2016), tổng số hộ nghèo trên toàn quốc áp dụng theo chuẩn nghèo 2016-2020 là 2.338.569 hộ (chiếm 9,88%), hộ cận nghèo là 1.235.784 hộ (chiếm 5,22%), tăng gấp đôi so với số hộ nghèo năm 2015 (4,25%). Tuy vậy, vẫn có một bộ phận khơng nhỏ hộ gia đình chưa chú ý đến việc tiết kiệm, cịn lãng phí. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình các cấp cần phải tăng cường sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thơng, như truyền hình, internet, báo chí điện tử,... để tuyên truyền và phát huy truyền thống tiết kiệm đến các gia đình Việt Nam. Tiết kiệm trong thời đại khoa học và công nghệ không chỉ đơn giản là tiết kiệm tiền bạc, mà tiết kiệm cả thời gian. Tuy nhiên, tiết kiệm khơng có nghĩa là bủn xỉn. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Việc đáng tiêu mà khơng tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là tiết kiệm” [103, tr.637]. Người cịn viết: “Khi khơng nên tiêu xài thì một đồng xu cũng khơng nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc có ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù

bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu của cũng vui lịng” [103, tr.637]. Tiết kiệm không nên dưới mức tối thiểu cần thiết để có thể đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cải thiện đời sống trong giới hạn có thể.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ

hiện đại phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến chức năng giáo dục trong gia đình.

Qua phân tích thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng giáo dục của gia đình, tác giả luận án nhận thấy nếu sử dụng các tiện ích của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, như truyền hình, điện thoại di động, internet,... mà khơng có bất kỳ quy tắc hoặc hạn chế nó, tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả và những biến đổi tiêu cực khó lường trong gia đình. Bởi vậy, cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình phải tăng cường và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các tiện ích của khoa học và cơng nghệ hiện đại nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, đổi mới phương pháp giáo dục và tự giáo dục của các thành viên trong gia đình. Khi con cái sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào các trang mạng internet thì các bậc làm cha, mẹ phải đảm bảo chắc chắn rằng, các trang đó phù hợp với lứa tuổi mà con cái họ đang tương tác. Nhưng để có thể kiểm sốt được con cái đang tương tác với mạng xã hội nào, trên thiết bị công nghệ nào, các bậc cha mẹ nên tự học, tự tìm hiểu để nâng cao trình độ kiến thức về sử dụng internet, như ứng dụng facebook, zalo, v.v.. Đồng thời, cha mẹ phải giới hạn thời gian cho phép con cái hoạt động trên mạng internet và quy định khi nào được sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại cùng những tiện ích khác phù hợp. Cha mẹ cũng phải là người gương mẫu thực hiện các nguyên tắc do mình đặt ra khi sử dụng các thiết bị công nghệ và các trang mạng xã hội, phải “nghiêm khắc với bản thân mình, kiểm sốt từng hành động của mình và có thái độ tơn trọng gia đình, đối với bố mẹ đó là phương pháp giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất” [100, tr.16].

Bên cạnh đó, quan điểm giáo dục của cha, mẹ cũng phải thay đổi, những giải pháp cho vấn đề “giáo dục gia đình khơng thể dừng lại ở những ý niệm có sẵn đã trở thành chuẩn mực của một thời” [83, tr.331], không nên áp đặt thông tin một

chiều trong thế giới đa chiều, bởi “ngày nay, khơng phải chỉ có cha mẹ là người hiểu biết nhất, là người giỏi nhất, là người thầy duy nhất của các con” [141, tr.29].

Do đó, “giải pháp giáo dục gia đình là kế thừa và phát huy đạo lý dân tộc nhưng khơng phải là mất lịng tin vào thế hệ trẻ, lấy cái chuẩn của thế hệ cha anh để áp đặt cho tuổi trẻ, cho con cái” [83, tr.334].

Hiện nay ở Việt Nam, gia đình phổ biến là có ít con, thu nhập lại tăng lên nên có điều kiện nuôi con tốt hơn; thậm chí sinh ra chiều chuộng con, nhiều khi quá đáng. Đồng thời, cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần con, săn sóc, theo dõi việc học tập, vui chơi, kết bạn của con. Họ phó mặc cho nhà trường, các đồn thể cả việc giáo dục văn hố và xây dựng đạo đức, nhân cách của con. Họ cung cấp tiền học, đồ chơi, máy vi tính... cho con chơi ở nhà và nghĩ rằng đã làm hết trách nhiệm với con trẻ. Điều này đòi hỏi, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, làm công cụ để tuyên truyền nhằm giúp các gia đình nhận thức được vai trị của cha mẹ đối với giáo dục con cái

là vô cùng quan trọng và khơng gì có thể thay thế được. Cha mẹ cần dành thời gian

cho việc tương tác thân mật với các thành viên trong gia đình trên cơ sở tình cảm và tình thương u. Chính cha mẹ và người lớn tuổi phải xây dựng một lộ trình hoạt động thường xuyên và định kỳ để các thành viên trong gia đình bên nhau mà khơng có sự góp mặt của cơng nghệ internet và mạng xã hội với mong muốn trẻ ở trong ngôi nhà yên ấm của người lớn, nơi có mẹ nấu ăn, cha đi làm và cha mẹ chăm sóc con cái theo khả năng của mình. Thực tế cho thấy, nếu cha mẹ thường xun quan tâm, chăm lo cho con, ln có u cầu cao đối với con và dạy dỗ con có trách nhiệm với cơng việc của mình, có ý chí vươn lên trong cuộc sống thì các con của họ sẽ hình thành và phát triển động cơ thành đạt ở mức độ cao hơn.

Trong gia đình Việt Nam có rất nhiều truyền thống đã trở thành giá trị tốt đẹp, cần phải được công nghệ thơng tin và truyền thơng gìn giữ, phát huy như giáo dục con cái thông qua tinh thần hiếu học, v.v.. Bởi, “một khi con người vẫn còn thấy cần thiết phải hiểu biết sâu hơn về xã hội và đời sống... (nhu cầu nhận thức), thì giá trị hiếu học vẫn chưa thể mất đi chỗ đứng của nó trong đời sống tinh thần xã hội; nghĩa là hiếu

học vẫn cịn cơ sở khách quan để tồn tại với tính cách là một giá trị, hơn nữa một giá trị thiết yếu” [128, tr.13] trong gia đình.

Hơn nữa, trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì vậy, cha mẹ cần khuyến khích con trẻ có tư duy độc lập, có ý chí sáng tạo, có ứng xử linh hoạt, tạo cho con cái tính tự giác và tính trung thực để chúng tự xử lý mọi tình huống, tự điều chỉnh những hành vi của chính mình. Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về “sản phẩm” của gia đình mình, phải có trách nhiệm ni dưỡng và giáo dục con cái cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích - lực lượng lao động tương lai có chất lượng cao. Gia đình cùng với nhà trường và xã hội tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho con trẻ phát triển toàn diện. Bởi vậy, “nếu cá nhân không nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển cá nhân, mà cịn có thể dẫn đến gia tăng các vấn đề xã hội” [176, tr.89].

Thứ tư, sử dụng hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại phát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 133 - 142)