Lý luận về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 57 - 61)

đến cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay

Cũng như các thiết chế xã hội khác, sau 30 năm Đổi mới, gia đình Việt Nam với tư cách là thiết chế xã hội cũng trải qua những bước biến đổi đáng kể. Sự biến đổi cấu trúc gia đình có thể khởi nguồn từ phía chính phủ, thơng qua các quyết định lập pháp, hành pháp (như một số chính sách pháp luật về gia đình); từ sự truyền bá văn hố (như thơng qua các hành động xâm chiếm quân sự, di cư, chủ nghĩa thực dân); v.v.. Tuy nhiên, biến đổi gia đình mạnh mẽ nhất trong thế giới hiện đại lại diễn ra bởi sự xuất hiện của của các công nghệ mới, như công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ năng lượng, v.v..

Theo nhà nghiên cứu William Goode trong World Revolution and Family Patterns (1963), sự biến đổi gia đình nói chung và cấu trúc gia đình nói riêng, cịn do

“cơng nghiệp hố đã dẫn tới sự xói mịn của gia đình mở rộng và các nhóm họ hàng thân tộc” [173, tr.171]. Theo ơng, dù các mẫu hình gia đình trong các nền văn hố, các xã hội có khác nhau, nhưng khi chịu ảnh hưởng của cơng nghiệp hố, chúng đều thay đổi theo hướng trở nên giống nhau trong mẫu hình mà ơng đặt tên là gia đình vợ chồng. Bởi, dưới sự tác động của quá trình cơng nghiệp hố, nền sản xuất tự cung tự cấp đã nhường chỗ cho sản xuất hàng hố, phân cơng lao động phát triển, đẩy mạnh q trình di cư từ nơng thôn ra thành thị. Tuy nhiên, William Goode cũng cho rằng, sự “biến đổi của gia đình là phổ biến” [173, tr.171], chứ khơng chỉ xảy ra ở riêng những xã hội đang trải qua cơng nghiệp hố; những biến đổi này có thể nhanh hoặc chậm, nhưng chúng thực sự diễn ra.

Ở Việt Nam, quan điểm của các nhà nghiên cứu về biến đổi gia đình, đều đề cập đến quá trình biến đổi gia đình từ xã hội nơng nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp. Song, sự biến đổi này khơng tách rời hồn tồn với đặc trưng của gia đình truyền thống chịu ảnh hưởng nhiều ở Nho giáo. Nhà nghiên cứu Trần Đình

Hượu trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống (1994), từng khẳng định: “Gia đình truyền thống trước đây chịu ảnh hưởng nhiều ở Nho giáo, một trong số đó - loại gia đình nền nếp hay gia đình lễ nghĩa - được xây dựng trên tinh thần Nho giáo” [64, tr.203]. Sự biến đổi gia đình là sự điều chỉnh thích nghi với điều kiện hồn cảnh và điều kiện xã hội mới. Bởi vậy, “sự phát triển của công nghiệp hố và đơ thị hố [dựa vào sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại] chưa đủ mạnh để tạo ra những biến đổi căn bản trong mơ hình nơi ở và các quan hệ thân tộc” [54, tr.25]. Sự biến đổi đa dạng và đa chiều của gia đình trong bối cảnh cơng nghiệp hố, cịn có thêm hai yếu tố tác động đến gia đình là sự phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đang làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc gia đình có ảnh hưởng lớn đến thực hiện các chức năng gia đình.

Nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc gia đình ở các nước phương Tây, Alvin Toffler trong cuốn Làn sóng thứ ba (2002) cho rằng, dưới tác động của cách mạng công nghiệp “cấu trúc gia đình bắt đầu thay đổi dần dần và khó khăn”, thậm chí “các gia đình bị xé nhỏ ra, nhưng cơ động hơn và phù hợp hơn với nhu cầu của mơi trường cơng nghệ mới” rồi hình thành “cái được gọi là gia đình mà hạt nhân gồm cha, mẹ và con cái” [148, tr.37]. Nhà nghiên cứu Lương Việt Hải trong Hiện đại hoá xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2001) cũng cho rằng, “tiến bộ khoa

học, kỹ thuật đã làm biến đổi gia đình cùng với những quan hệ của nó” [47, tr.90], dẫn đến “mơ hình gia đình cũ” bị “đập vỡ nát” [47, tr.83]. Bởi vậy, trong giai đoạn

hiện nay, sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua yếu tố quan trọng tác động đến sự biến đổi xã hội nói chung và biến đổi gia đình nói riêng, đó là tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại. Và cuộc sống gia đình chắc chắn sẽ khác đi nhiều nếu như thiếu

những tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại. Vậy cấu trúc gia đình là gì? Nó bao gồm những thành phần nào?

Theo nhà nghiên cứu Lê Ngọc Văn: “Cấu trúc gia đình là số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình. Trong định nghĩa này, số lượng các thành viên chỉ số lượng con cái và những thành viên khác cùng chung sống. Thành phần gia đình bao gồm: cha, mẹ, con cái, người họ hàng khác.

Mối quan hệ trong gia đình mối quan hệ vợ - chồng (quan hệ hôn nhân hay quan hệ theo chiều ngang), quan hệ cha mẹ - con cái (quan hệ huyết thống hay quan hệ theo chiều dọc)” [165, tr.32]. Khi nghiên cứu cấu trúc gia đình, chúng ta chú ý đến các quan hệ tiền hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ, quan hệ giữa gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng.

Theo Từ điển Xã hội học Oxford (2010), thuật ngữ “gia đình hạt nhân” dùng

để nói đến một đơn vị gia đình gồm cặp vợ chồng và con cái của họ” [24, tr.196]. Nhà nghiên cứu Mai Huy Bích (2011) đã đưa ra và lý giải “tên gọi gia đình hạt nhân có lẽ xuất phát từ sự vay mượn thuật ngữ của vật lý học” [9, tr.19], vì vậy, có những hạn chế gắn với tình trạng phát triển của vật lý học thời điểm ấy. Cụ thể là vào thời điểm ấy, người ta tin rằng hạt nhân là đơn vị nhỏ nhất của vật chất; vật lý học ngày nay khơng cịn quan niệm như vậy nữa. Nhưng, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những hình thái gia đình nhỏ hơn hình thái gọi là hạt nhân, chẳng hạn gia đình (cha) mẹ đơn thân. Tuy nhiên, thuật ngữ gia đình hạt nhân vẫn đang được sử dụng rộng rãi như là hình thái nhỏ nhất, và hiện thời chúng ta cứ chấp nhận nó, trong khi chờ đợi những thuật ngữ mới chính xác hơn.

Thuật ngữ gia đình mở rộng được Từ điển Xã hội học Oxford (2010) giải thích: “Thuật ngữ “gia đình mở rộng” nói về một chế độ gia đình trong đó có nhiều thế hệ cùng sống trong một hộ gia đình, cùng một mái nhà” [24, tr.202]. Những đơn vị lớn hơn gia đình hạt nhân thường được gọi một cách lỏng lẻo là gia đình mở rộng. Nó có thể là sự mở rộng hạt nhân cơ bản theo chiều dọc, ví dụ bao gồm cả các thành viên thế hệ thứ ba (như bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ) hay theo chiều ngang để gồm cả thành viên của thế hệ ngang hàng với người vợ hoặc người chồng (cụ thể là anh chị em chồng hay vợ hai vợ ba, v.v..). Gia đình mở rộng có ưu thế tăng việc tập trung nhân lực cho sản xuất gia đình và các thế hệ có thể giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, khắc phục sức ép tái sinh sản. Tuy nhiên, loại hình gia đình này dễ dẫn đến sự khác biệt và mâu thuẫn giữa các thế hệ, để duy trì nó cần có nỗ lực cố gắng rất lớn của các thành viên.

Dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, nhịp độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố ngày một tăng, sản xuất cơng nghiệp lơi cuốn lao động nông thôn vào các khu công nghiệp, đô thị được mở rộng dẫn đến sự biến đổi của quy mô và số lượng các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong điều kiện tồn cầu hố cũng khiến quan hệ hơn nhân gia đình Việt Nam có sự biến đổi. Bản chất của hôn nhân là một thiết chế, bổ sung cho thiết chế gia đình. Quan hệ hơn nhân được hình thành và phá vỡ phải được thực hiện bằng những thiết chế, như thân tộc, cộng đồng, pháp luật để đảm bảo tính liên tục của gia đình. Quan hệ hơn nhân trong cấu trúc gia đình hiện nay cũng có những thay đổi so với trước đây. Một trong những biến đổi đó là gia đình hiện nay có đặc điểm là duy trì quan hệ hơn với họ hàng ít hơn so với gia đình truyền thống. Trong quan điểm của nhiều tác giả trước đây cho rằng, cơng nghiệp hố giải phóng con người vì đã tạo ra một hình thái gia đình tự do và bình đẳng hơn. Q trình cơng nghiệp hố trong điều kiện tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại có vẻ đã khiến cho mạng lưới quan hệ gia đình lỏng lẻo đi và do vậy tạo ra nhiều tình trạng “làm chung” hơn trong quan hệ vai trị vợ chồng.

Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường và tồn cầu hố đã tác động đến quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay. Gia đình Việt Nam trước đây mang nhiều nét độc đáo, đặc thù Á Đơng nên có những độ vênh nhất định so với lý thuyết và quan niệm về gia đình của phương Tây. Một số trong những nhân tố tạo nên sự đặc thù của gia đình Việt Nam là do ảnh hưởng Nho giáo và chủ nghĩa cộng đồng. Đặc điểm đó, khơng chỉ chi phối bao trùm đời sống xã hội mà còn thấm sâu vào từng tế bào của xã hội Á Đơng là gia đình. Tính chất cộng đồng của gia đình Việt Nam truyền thống thể hiện nổi bật ở địa vị chi phối và thống trị tuyệt đối của tập thể gia đình đối với mỗi thành viên. Cá nhân không tồn tại như một thực thể độc lập khơng có quyền tự do cá nhân, mọi mặt cuộc sống đều gắn chặt với gia đình, phải hồn tồn phục tùng gia đình. Nếu gia đình phương Tây tồn tại để nâng đỡ cá nhân, cá nhân trưởng thành là khi gia đình

đã đạt được mục tiêu của nó, thì ở Á Đơng mỗi người tồn tại để tiếp nối, duy trì, phục vụ gia đình. Cấu trúc gia đình thay đổi làm thay đổi mối quan hệ trong gia đình, thể hiện ở hai mối quan hệ xương sống: quan hệ giữa mạng lưới thân tộc cha mẹ với con cái và quan hệ vợ với chồng.

Cấu trúc gia đình với tư cách là tế bào của xã hội rất nhạy cảm với các biến đổi của nền kinh tế - xã hội. Sự thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội tạo nên những biến đổi của gia đình là phổ biến, nên sẽ khơng có cấu trúc thuần nhất cho mọi gia đình trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Mặc dù, cơng nghiệp hố trong điều kiện tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, khơng xố bỏ gia đình truyền thống, nhưng nó phá vỡ cấu trúc nhất thể hố trong gia đình truyền thống, tạo nên tính đa khn mẫu của gia đình, trong đó gia đình truyền thống chỉ là một trong những khn mẫu gia đình, bên cạnh những khn mẫu gia đình khác, như gia đình hạt nhân, gia đình độc thân, gia đình đồng tính, v.v..

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)