Lý luận về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống gia đình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 66 - 72)

đến lối sống gia đình Việt Nam hiện nay

Trong Luận cương về Phoi-ơ-Bắc, C.Mác đã chỉ ra, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [94, tr.19]. Các quan hệ xã hội vô cùng phong phú và đa dạng, song cũng có thể quy về hai phương diện chính là đời sống sinh vật - xã hội và đời sống xã hội văn hố. Để có thể tổng hồ được hai phương diện phức hợp thường xuyên vận động và phát triển ấy, con người phải hoạt động giao tiếp ứng xử với tự nhiên, với cộng đồng, và với chính bản thân mình trong q trình bảo tồn, phát triển đời sống cá nhân và cộng đồng nhỏ - gia đình. Từ đó, lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất. Trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thì lối sống sẽ khác nhau. Vì thế ngày nay, dưới sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại không những tạo ra sự thay đổi về phương thức sản xuất, tạo ra bước tiến của nhân loại mà cịn tác động đến gia đình phá vỡ lối sống cũ, tạo ra lối sống gia đình mới.

Tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến lối sống gia đình Việt Nam được biểu hiện cụ thể trong quan hệ giữa vợ với chồng; quan hệ giữa cha mẹ với con cái; quan hệ giữa những người lớn tuổi với con, cháu.

Thứ nhất, quan hệ giữa vợ và chồng.

Quan hệ giữa vợ và chồng (quan hệ chiều ngang) được coi là quan hệ nền tảng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hạnh phúc, độ bền vững và phát triển của gia đình nói chung. Trong gia đình truyền thống, “hơn nhân của con cái khơng phải do tình u, theo ý đơi trai gái mà do sự lựa chọn của bố mẹ: cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” [64, tr.221]. Nhưng điều này khơng có nghĩa là các cặp vợ chồng trong gia đình truyền thống khơng u nhau hoặc con cái hồn tồn khơng có quyền lựa chọn hơn nhân, tình cảm và sự lựa chọn cá nhân khơng được đặt lên vị trí hàng đầu, mà nó phải điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích chung của gia đình.

Ngày nay, dưới tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại nói riêng và của cả xã hội nói chung, quan hệ giữa nam và nữ là quan hệ tự do, bình đẳng. Tình yêu nam nữ được thừa nhận như một tiêu chuẩn quan trọng của hôn nhân, một yếu tố cấu thành gia đình, trong đó tư tưởng của cá nhân được giải phóng, yếu tố tình cảm và tự do hôn nhân được đề cao. Mối quan hệ lứa đôi - quan hệ theo chiều ngang được tôn trọng hơn mối quan hệ cha mẹ - con cái - quan hệ theo chiều dọc. Hôn nhân chuyển dần từ một thể chế kinh tế là chính sang thể chế tâm lý, tình cảm.

Đặc biệt, sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại cũng khiến cho các thiết chế gia đình thay đổi có tính chất bước ngoặt, từ chỗ nhằm vào cưỡng chế hay hạn định nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân, chuyển thành tạo điều kiện và thúc đẩy tự do cho cá nhân; từ một cơ chế mang tính điều tiết là chủ yếu chuyển thành thiết chế phi điều tiết. Từ đó đã tạo ra lối sống mới khác với chuẩn của gia đình truyền thống (có người sử dụng từ lệch chuẩn, ngoại lai). Chẳng hạn, hiện tượng quan hệ tình dục trước hơn nhân xảy ra trong xã hội ngày càng tăng là một hiện tượng khơng bình thường. Cũng là hiện tượng quan hệ tình dục trước hơn nhân nhưng ở các nước phương Tây lại là một hiện tượng bình thường.

Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại giúp cho người vợ và người chồng đều có quyền tham gia các q trình sản xuất và hoạt động xã hội, bình đẳng về cơ hội phát triển, có tiếng nói và có quyền quyết định như nhau đối với những công việc quan trọng và tài sản chung, cùng nhau chia sẻ cơng việc gia đình.

Cách ứng xử giữa người vợ và người chồng cho dù có truyền thống từ rất lâu rồi, nhưng dưới tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đều có những biến đổi, xuất hiện những kênh giao tiếp mới. Ví dụ, nhờ có tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại mà cách biểu hiện sự quan tâm của các cặp vợ chồng hiện nay có khác xưa. Họ có thể thơng tin cho nhau thường xun hơn qua việc gọi điện thoại đi động, zalo,... thậm chí có thể trực tiếp thông qua chức năng “livestream” của facebook.

Thư hai, quan hệ giữa cha mẹ với con cái.

Quan hệ giữa cha mẹ với con cái (quan hệ chiều dọc) mở rộng ra là quan hệ giữa các thế hệ. Cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính chăm sóc trẻ từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, đặc biệt ở tuổi trước khi đi học, nơi trẻ có thể tiếp thu nhiều tri thức mới mẻ khác.

Trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ giữa bề trên (cha mẹ là bề trên) và bề dưới (con cháu là kẻ dưới) đã thay đổi ít nhiều. Xuất phát từ quan niệm con cái được coi là tài sản riêng của bố mẹ, là sức lao động và nguồn của cải của bố mẹ trong gia đình truyền thống. Do đó, càng nhiều con, càng có nhiều sức lao động, sẽ tạo ra được nhiều của cải cho gia đình. Nên các cặp vợ chồng ln mong muốn có nhiều con, vì “nhiều con nhiều của”, “mỗi con mỗi lộc”. Cũng bởi vậy, trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái thì cha mẹ có tồn quyền quyết định số phận của con cái. Từ đó, hình thành quan hệ ứng xử giữa cha mẹ với con cái, như con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ, khơng được có ý kiến khác và tham dự vào những cơng việc của gia đình, kể cả những cơng việc có liên quan đến bản thân, như chuyện học hành, nghề nghiệp, hôn nhân, v.v..

Ngày nay, dưới tác động của khoa học và công nghệ hiện đại, quan niệm về giá trị của con cái thay đổi, từ giá trị kinh tế sang giá trị tinh thần. Việc đầu tư cho con cái là nhằm phát triển và hồn thiện con người với chi phí lớn cho ni dưỡng, học tập, đào tạo nghề nghiệp kéo dài nhiều năm. Bên cạnh những bổn phận với cha mẹ, con cái có tất cả các quyền của một con người và của một trẻ em trong quan hệ đối với cha mẹ. Trẻ em không phân biệt trai, gái, con trong giá thú, con ngồi giá

thú, đều được ni dưỡng, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Trong gia đình, cha mẹ là người trước tiên chịu trách nhiệm trước pháp luật về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, ni dạy trẻ em, dành những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em, “mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình là một phiên bản hồn tồn trái ngược với truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ em, thì trong gia đình hiện đại ngun tắc đó được nhấn mạnh theo chiều ngược lại, đó là: quyền của

trẻ em và bổn phận của cha mẹ” [165, tr.413].

Thứ ba, mối quan hệ giữa người cao tuổi với con cháu trong gia đình.

Người cao tuổi được xem như những người duy trì và bảo vệ văn hố và các giá trị truyền thống gia đình, đồng thời còn đưa ra những lời khuyên quý báu về các hoạt động kiếm sống, chăn ni gia súc và cách đầu tư có hiệu quả, v.v.. Họ đóng vai trị quan trọng trong các lễ hội, đám cưới, đám tang và chỉ bảo con cháu về các nghi thức, lễ nghĩa trong cuộc sống. Người cao tuổi còn thực hiện “nhiệm vụ của các bậc cao niên”, như động viên thế hệ trẻ thực hiện đúng chính sách của Nhà nước, nhắc nhở truyền thống cha ông để con cháu cố gắng vươn lên và hoà giải mâu thuẫn của con cháu và cả trong họ tộc.

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, nơi chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Nho giáo và triết lý của đạo Phật, người cao tuổi ln được kính trọng, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Vào các thời kỳ lịch sử khác nhau, các triều đại phong kiến cũng đã có những quy định rõ ràng về việc con cháu và xã hội phải chăm lo, chăm sóc cuộc sống người cao tuổi.

Ngày nay, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại làm cho sợi dây tình cảm liên kết giữa các thế hệ ngày càng lỏng lẻo, việc quan tâm của con cháu đối với đời sống tinh thần của người cao tuổi bị suy giảm. Sự khác biệt về kinh nghiệm, về nhu cầu và sở thích, tri thức do tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại mang lại, làm cho cuộc sống có độ vênh nhất định giữa các thế hệ, dẫn đến các hiện tượng, như con cháu không chịu sự khuyên bảo, cư xử không đúng mực tạo ra

những bức xúc về tình cảm, khơng quan tâm chăm sóc, thiếu sự cởi mở, thậm chí có hiện tượng bạc đãi người cao tuổi.

Trước xu thế cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam có sự thay đổi và hồ nhập hơn. Đó là ngun nhân làm cho quy mơ gia đình ngày càng nhỏ. Sự tách biệt nơi cư trú của con cái sau khi xây dựng gia đình và sự xuất hiện của các kênh giao tiếp với sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, làm cho sự liên hệ, thơng cảm giữa các thế hệ ngày càng ít đi.

Như vậy, sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống gia đình Việt Nam hiện nay làm xuất hiện của những chuẩn mực, vai trò, giá trị mới khác với lối sống gia đình Việt Nam truyền thống. Vấn đề là chúng ta phải tiếp nhận những giá trị đó như thế nào? Đây là một câu hỏi khơng dễ gì giải đáp, địi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về gia đình phải hoạch định, thực thi, kiểm tra, giám sát sao cho cuộc sống gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Bởi, hạnh phúc gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự tơn trọng và quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình và khơng mơi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng lối sống gia đình.

Tiểu kết chƣơng 2

Thực tiễn lịch sử cho thấy, sự phát triển của khoa học là cơ sở lý luận thúc đẩy tiến bộ công nghệ và ngược lại, mỗi tiến bộ cơng nghệ làm cho tiến bộ khoa học có thêm những phương tiện kỹ thuật đi sâu vào khám phá bản chất của thế giới. Mỗi bước tiến trong khoa học đều có mối quan hệ biện chứng với bước tiến trong công nghệ và ngược lại. Trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của các tác giả đi trước, luận án đưa ra quan niệm về Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Sự phát triển của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại có những đặc điểm nổi bật là khoa học, công nghệ và sản xuất ngày càng gắn kết với nhau hơn, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có gia đình Việt Nam hiện nay.

Cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về gia đình được bàn đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, khái niệm gia đình, là một khái niệm có tính

“động”, biến đổi, dịch chuyển chứ không “tĩnh tại”, bất biến. Việc xác định đúng khái niệm gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ với các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách mà cịn có tác động đến hệ quả kinh tế - xã hội, cũng như mỗi cá nhân. Kế thừa những hạt nhân hợp lý trong quan niệm về gia đình của các nhà nghiên cứu trước đó, tác giả đưa ra quan niệm Gia đình.

Tuy nhiên, tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong điều kiện cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại, kinh tế thị trường phát triển và toàn cầu hoá, đã phần nào làm thay đổi cấu trúc, chức năng, lối sống của gia đình Việt Nam hiện nay theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Điều này địi hỏi cần phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận: Thứ nhất, lý luận về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay; Thứ

hai, lý luận về sự tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến chức

năng gia đình Việt Nam hiện nay; Thứ ba, lý luận về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống gia đình Việt Nam hiện nay. Đây cũng chính cơ sở lý luận để luận án phân tích thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)