Quan niệm về gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 46 - 54)

* Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về gia đình

Gia đình (Family) hiện nay là một vấn đề khá bức xúc, băn khoăn, lo lắng, suy tư, mang tính tồn cầu, mà từ Liên Hợp Quốc đến các quốc gia - thành viên đều quan tâm đến. Vì thế gia đình khơng chỉ được bàn đến “ở các nước chậm phát triển mà cả các nước phát triển cao, xã hội chủ nghĩa cũng như tư bản chủ nghĩa. Càng quan tâm đến con người thì càng phải suy nghĩ về nó [gia đình]” [65, tr.46]. Gia đình là phạm trù xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, là một thiết chế xã hội quan trọng liên quan đến hoạt động của tồn xã hội nói chung và mỗi cá nhân nói riêng. Theo quan điểm hệ thống, mỗi khi thiết chế ấy biến đổi sẽ dẫn đến cả hệ thống biến đổi và ngược lại, những thiết chế xung quanh gia đình trong hệ thống xã hội nói chung (như kinh tế, pháp luật, văn hố, khoa học và công nghệ...) biến đổi cũng khiến cho gia đình biến đổi theo. Hơn nữa gia đình ra đời và tồn tại khá sớm, ai cũng từ gia đình mà ra, ai cũng có gia đình, nhưng rốt cuộc gia đình là gì? Đâu là nội dung cơ bản của khái niệm này? Dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu về gia đình:

Trong di sản lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luôn khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Trong tác phẩm Hệ tư

tưởng Đức (1845), C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng về những tiền đề, điều

kiện cho sự tồn tại của con người, “... hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người cịn tạo ra những người khác, sinh sơi nảy nở - đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [95, tr.41]. Đây là quan niệm có ý nghĩa phương pháp luận về gia đình với những chức năng cơ bản nhất.

Đến tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, máy móc hiện đại - nền đại cơng nghiệp tư bản với lực lượng sản xuất mới đã dần xố bỏ tồn bộ hệ thống cơng trường thủ công, đã thay đổi sự phân bố dân cư và kết cấu ngành nghề của xã hội và do vậy, sự “yên ấm” của từng gia đình cũng bị phá vỡ theo dịng xốy của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khơng những thế, nó cịn làm thay đổi vị trí và điều kiện sinh sống của gia đình, thay đổi nhu cầu thưởng thức những giá trị vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong gia đình. Nếu trước đây, nhu cầu tiêu dùng được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước thì nay đã sản sinh ra nhu cầu mới, đòi hỏi phải được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền xa xôi nhất về, và một khi sản xuất vật chất đã như thế nào thì sản xuất tinh thần cũng như thế, nó làm cho những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của các dân tộc. Nền đại cơng nghiệp tư bản cịn tạo ra một chế độ xã hội và chính trị tương ứng với quan hệ sản xuất mới, với cơ sở hạ tầng mới. Nó xố bỏ mọi phẩm chất và đức hạnh do chế độ phong kiến tạo dựng, nó “tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng” [96, tr.600], nó biến đổi cả quan hệ gia đình vốn được xem là thiêng liêng nhất, “xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn những quan hệ tiền nong đơn thuần” [95, tr.600].

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước

(1884), xuất phát từ sự phát triển của sản xuất vật chất để nghiên cứu gia đình, Ph.Ăngghen cho rằng, “nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nịi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những con người của thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định; một là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [98, tr.44]. Quan điểm của Ph.Ăngghen chỉ ra mối quan

hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của gia đình, trong các quan hệ thì gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất và ngược lại, đồng thời, các quan hệ gia đình có ảnh hưởng đến quan hệ xã hội khác. Đặc biệt, Ph.Ăngghen còn chỉ ra sự phát triển của các hình thức gia đình trong tương quan với sự biến đổi của phương thức sản xuất vật chất, để từ đó đưa ra những quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình trong lịch sử phát triển. Qua khảo cứu lịch sử, Ph.Ăngghen nhận thấy, trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hơn, “một hình thức hơn nhân trong đó chọn từng nhóm đàn ơng và chọn từng nhóm đàn bà quan hệ tình dục với nhau, ở đó tính ghen tng khó lịng có chỗ đứng” [95, tr.64]. Sau đó xuất hiện hơn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời kỳ nhất định, cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện.

Từ lập trường duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen ln coi gia đình là “tế bào của xã hội”, là một yếu tố cấu thành xã hội. Với tư cách là nhân tố xã hội, một tế bào của xã hội, gia đình vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của xã hội. Sự vận động và phát triển của gia đình vừa tuân thủ theo những quy luật và cơ chế chung của xã hội vừa theo quy luật và cơ chế riêng của mình. Từ quan niệm gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở quan hệ hơn nhân và huyết thống. Trong đó, yếu tố huyết thống và tình cảm là đặc trưng cơ bản nhất của gia đình.

*Quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về gia đình

Kế thừa và tiếp thu cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình, Hồ Chí Minh cho rằng, gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có gia đình to và gia đình nhỏ, “theo nghĩa cũ gia đình chỉ giới hạn hẹp hịi trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no n ổn, ngồi ra ai nghèo khổ mặc ai. Như thế là ích kỷ, khơng tốt” [105, tr.257]. Gia đình mới là gia đình to, gồm những người cùng mối quan tâm, chí hướng, quan điểm, dân tộc, “theo nghĩa mới thì là gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ, những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã,...

đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh em trong một gia đình. Rộng nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một đại gia đình, v.v.. Rộng hơn nữa, chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa” [105, tr.258]. Hồ Chí Minh cịn chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa gia đình to và gia đình nhỏ, “ở Việt Nam ta, cả dân tộc là một gia đình. Dân tộc có được giải phóng thì gia đình nhỏ của mình mới được giải phóng. Nếu gia đình to chưa được giải phóng, gia đình nhỏ cũng chưa được giải phóng” [103, tr.128]. Như vậy, với tư cách là nhà chính trị làm cách mạng trong điều kiện kháng chiến chống ngoại xâm, Hồ Chí Minh đã định nghĩa về gia đình, nhằm khơi dậy tinh thần đồn kết của dân tộc, kết hợp lợi ích cá nhân và tập thể, gia đình to và gia đình nhỏ đồng lịng đứng lên làm cách mạng giải phóng Nước Nhà. Những quan điểm, tư tưởng, cũng như những lời nói trên của Hồ Chí Minh về gia đình, tuy đơn giản nhưng đến nay vẫn cịn ngun tính thời sự.

Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình, tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt

Nam khẳng định, “gia đình là tế bào của xã hội, có vai trị rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới, nền kinh tế mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hố mới, đảm bảo hạnh phúc gia đình, đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hố gia đình” [33, tr.95]. Tiếp tục với quan niệm trên, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “xây dựng gia đình no ấm,

bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người” [34, tr.112]. Quan điểm chủ đạo về gia đình tiếp tục được đặc biệt nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu, phải “nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hố, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [37, tr.116]. Trong

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã

thành nhân cách góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hố, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính” [38, tr.76]. Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng

định: “Xây dựng và nhân rộng gia đình văn hố tiêu biểu, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [39, tr.303].

Như vậy, gia đình - hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội; phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, tộc người, dân tộc và khu vực khác nhau, được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Gia đình khơng chỉ có vai trị quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người mà còn quan trọng đối với sự trường tồn và phát triển của quốc gia - dân tộc.

*Quan niệm của một số nhà nghiên cứu về gia đình

Gia đình có vai trị đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội, là môi trường xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân hình thành và phát triển nhân cách con người. Xuất phát từ vị trí, vai trị đó, vấn đề gia đình ln được các học giả quan tâm và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau.

Từ góc độ triết học, Từ điển Triết học (1986) cho rằng: “Gia đình - đơn vị xã hội (nhóm xã hội) nhỏ, hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức quan hệ vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung. Đặc điểm của sinh hoạt gia đình là các quá trình vật chất (sinh vật, kinh tế) và tinh thần (đạo đức, pháp lý). Gia đình là một phạm trù lịch sử. Các hình thức và chức năng của nó là do tính chất của quan hệ sản xuất hiện có, của quan hệ xã hội nói chung cũng như trình độ phát triển của văn hố xã hội quyết định” [162, tr.204-205].

Trong Đại từ điển tiếng Việt (1998) Nguyễn Như Ý viết: “Gia đình là một tập hợp những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống chung trong cùng một nhà” [172, tr.719].

Theo John J.Macionis (2004), “gia đình là một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau” [101, tr.451].

Ở góc độ phổ quát nhất, Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 2, 2002) cho rằng, gia đình là “thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hố, xã hội, tín ngưỡng. Khi gia đình đã có con cái thì các thành viên trong gia đình được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân (không cùng huyết thống), vừa bằng quan hệ huyết thống (theo dòng mẹ hay theo dòng bố)” [160, tr.84].

Từ thực tiễn cuộc sống hơn nhân và gia đình, nhà nghiên cứu Lê Thi viết: “Gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hơn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội, ngoại). Đồng thời, gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình ni dưỡng, tuy khơng có quan hệ huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong Luật hôn nhân và gia đình nước ta). Đồng thời, gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đốn trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [138, tr.20-21].

Nhà nghiên cứu Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý trong cuốn Gia đình học

(2007) khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội đặc thù liên kết con người lại với

nhau nhằm thực hiện việc duy trì nịi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối

quan hệ gia đình cịn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít

nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con ni. Những người này có thể sống cùng nhau hoặc khác mái nhà với nhau” [72, tr.54].

Xuất phát từ góc độ xã hội học, Mai Huy Bích trong cuốn Xã hội học gia đình (2011) định nghĩa “gia đình người Kinh ở Việt Nam hiện nay là một nhóm người có quan hệ hơn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về: sinh đẻ và ni dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm, v.v.. Dạng phổ biến nhất cho tới nay của gia đình người Kinh bao gồm thành viên của hai giới, có con đẻ hoặc con nuôi” [9, tr.15].

Trong cuốn Gia đình và sự biến đổi gia đình ở Việt Nam (2012), nhà nghiên

cứu Lê Ngọc Văn cho rằng, “gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi

hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hơn nhân, cùng nhau chung sống, có ngân sách chung” [165, tr.31].

Theo Luật Hôn nhân và gia đình (2014), “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau” [125, tr.7].

Như vậy, từ những cách hiểu khác nhau của cả khoa học xã hội lẫn khoa học tự nhiên, khiến “các nhà xã hội học và nhân học đã tranh cãi hàng chục năm nay về cách nên định nghĩa gia đình như thế nào (...). Có nhiều loại đơn vị xã hội trơng dường như giống gia đình, nhưng lại khơng khớp với bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về nó” [174, tr.8]. Đúng như nhà nghiên cứu Tương Lai nhận xét: “Tưởng như khái

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)