Lý luận về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng gia đình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)

đến chức năng gia đình Việt Nam hiện nay

Lịch sử xã hội loài người đã và đang cho thấy rằng, gia đình có vai trị to lớn, đảm đương những chức năng đặc biệt. Những chức năng đặc biệt ấy không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Các chức năng gia đình tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên con người và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vậy chức năng gia đình là gì?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện (1994), chức năng gia đình “chỉ phương thức hoạt động sống của gia đình và các thành viên của nó. Và chỉ hoạt động sống của gia đình và các thành viên của nó mang cả nội dung xã hội lẫn nội dung cá nhân, nên các chức năng gia đình cũng bao gồm cả hai mặt xã hội và cá nhân. Chức năng của gia đình gắn liền với nhu cầu của xã hội với thể chế gia đình cũng như với nhu cầu cá nhân đối với xã hội” [167, tr.70]. Nói về số lượng các chức năng, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong xã hội hiện đại chức năng gia đình bị suy giảm, khơng cịn nhiều như gia đình truyền thống trước kia, mà phần lớn các chức năng gia đình hiện nay được chuyển giao cho các tổ chức xã hội thực hiện.

Vậy tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến chức năng gia đình như thế nào? Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả luận án xin đưa ra một số vấn đề lý luận sau:

Một là, sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng sinh đẻ - tái sản xuất ra con người.

Chức năng sinh đẻ - tái sản xuất ra con người là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Gia đình đảm nhận chức năng sinh đẻ - tái sản xuất ra con người, tái tạo, bảo dưỡng sức lao động cho xã hội. Trong sự phát triển của lịch sử, các chức năng của gia đình đã có nhiều biến động; một số chức năng của gia đình truyền thống đã bị mai một hay bị thay thế bằng các chức năng khác phù hợp hơn khi xã hội quá độ từ “gia đình gia trưởng đang chuyển đổi sang gia đình dân chủ bình đẳng - tương ứng với sự biến đổi của Việt Nam từ văn minh nông nghiệp cổ truyền sang văn minh công nghiệp hiện đại” [166, tr.13]. Nhưng chức năng tái sản xuất ra con người vẫn luôn luôn và bao giờ cũng là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Song, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, chức năng sinh đẻ - tái sản xuất ra con người của gia đình có những biến đổi nhất định.

Về vấn đề quan hệ hơn nhân trong gia đình Việt Nam hiện nay. Trước đây,

hơn nhân được coi là một thiết chế có khả năng kiểm sốt quan hệ tình dục. Ở đó, sự trinh tiết của người con gái là một giá trị cao quý và là món quà dành cho người chồng trong “đêm tân hôn”. Bởi, chức năng sinh đẻ và chức năng thoả mãn tình dục của đơi vợ chồng trong gia đình trước đây gắn liền với nhau. Ngày nay, dưới sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, chức năng sinh đẻ và chức năng thoả mãn tình dục trở nên độc lập với nhau, do đó, chức năng kiểm sốt tình dục của gia đình đã và đang bị suy giảm.

Về vấn đề giá trị của con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay. Gia đình Việt

Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá truyền thống và Nho giáo. Tư tưởng “Nho giáo coi trọng nguồn gốc, dịng giống, coi gia đình gắn chặt với họ hàng, coi tuyệt tự, mất dòng giống là tội lỗi với tổ tiên, là sự bất hạnh lớn nhất” [64, tr.217]. Ngày nay, nhu cầu nhất thiết phải có con trai đã có sự thay đổi ít nhiều. Ngun nhân có nhiều

yếu tố khác nhau, trong đó khơng thể khơng nói đến ảnh hưởng của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Sinh con hiện nay không phải để đáp ứng nhu cầu của xã hội với tư cách là lực lượng lao động xã hội và tài sản kinh tế mà là để đáp ứng yêu cầu của chính các thành viên trong gia đình là nguồn tình cảm và hạnh phúc của gia đình.

Về vấn đề số lượng con trong gia đình Việt Nam hiện nay. Đối với gia đình

Việt Nam truyền thống, chức năng sinh sản luôn được đề cao, đặc biệt là số lượng con, bởi tính chất của nền sản xuất nơng nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp cần nhiều lao động. Thậm chí, mục đích của hơn nhân là sinh đẻ chứ không phải thoả mãn tình yêu cá nhân của cặp vợ chồng. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu trong Đến hiện

đại từ truyền thống (1994) cho rằng, gia đình “cái quý là được đông đúc, đông con

nhiều cháu” [64, tr.217]. Xã hội ngày nay, tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đang góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, do đó, “các cặp vợ chồng khơng cịn phải sinh nhiều con để đảm bảo tuổi già” [166, tr.39] như trước đây.

Về phương pháp sinh con trong gia đình Việt Nam hiện nay. Trước đây, trong

xã hội nông nghiệp truyền thống, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển, người ta phải tìm mọi cách để có con, kể cả việc cầu tự nhờ vào thần thánh. Ngày nay, những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang góp phần thay đổi về phương pháp sinh con, các cặp vợ chồng hồn tồn có thể chủ động trong việc quyết định thời điểm sinh con, số lượng con, thậm chí có thể quyết định sinh con trai hay con gái.

Hai là, quan niệm về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng kinh tế gia đình Việt Nam hiện nay.

Mặc dù “gia đình đã từng là đơn vị kinh tế then chốt, nhưng trong xã hội công nghiệp tiên tiến, cuộc sống lao động của con người chủ yếu diễn ra ngồi gia đình” [68, tr.90]. Đồng thời, gia đình - nguồn năng lượng cho sự phát triển nền kinh tế, cơ sở thúc đẩy sản xuất, phân phối và lưu thơng hàng hố cho xã hội. Trước những tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại, có nhiều ý kiến cho rằng sự biến

đổi sâu sắc nhất của gia đình là chức năng kinh tế từ chủ yếu một đơn vị sản xuất sang chủ yếu là đơn vị tiêu thụ. Việc tiêu dùng sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Có thể nói, “cách mạng khoa học kỹ thuật và q trình đơ thị hố đã từng bước giải thể gia đình với tư cách là những đơn vị sản xuất riêng biệt” [165, tr.38-39].

Những “tiến bộ khoa học, kỹ thuật khiến sức mạnh cơ bắp của người đàn ông tuy vẫn giữ vai trị quan trọng nhưng khơng giữ vai trị quyết định trong quá trình lao động như trước đây” [47, tr.85] mà dần chuyển sang sức mạnh của tri thức - nơi người phụ nữ có những điều kiện thể hiện khả năng của mình. Bởi, tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp - tri thức đang giúp người phụ nữ ngày càng có vai trị hơn trong chuỗi hoạt động kinh tế xã hội, được nhìn nhận chính xác hơn. Đi làm kiếm tiền đó là điều khác biệt của phụ nữ trong xã hội hiện nay so với xã hội trước đây. Như vậy, tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại góp phần quan trọng giải phóng sức lao động của các thành viên gia đình, đặc biệt là lao động giới. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đã khiến gia đình khơng cịn là đơn vị sản xuất chủ yếu mà là một đơn vị tiêu thụ chủ yếu.

Ba là, quan niệm về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng giáo dục gia đình Việt Nam hiện nay.

Chức năng giáo dục của gia đình nhằm hồn thiện nhân cách của trẻ trong gia đình, đào tạo ra những cơng dân có tư chất cho xã hội cả về mặt trí tuệ, tình cảm và tâm lý, trong việc truyền thụ và phát huy nền văn hoá truyền thống dân tộc, truyền thụ cho lớp trẻ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chức năng giáo dục trong gia đình hiện đại cũng khác với gia đình truyền thống. Mục tiêu giáo dục trẻ em là xây dựng, củng cố nhân cách cá nhân một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm, để cá nhân có đủ năng lực, điều kiện hồ nhập vào xã hội, chứ khơng chỉ để phục vụ như trong gia đình truyền thống.

Trong gia đình Việt Nam truyền thống, giáo dục thường đề cao vai trò của cha mẹ, đặc biệt là ông bà - những người có nhiều kinh nghiệm, lưu giữ các giá trị truyền thống trong việc giáo dục con cháu. Lúc này, sự tương tác giữa cha, mẹ đối

với con cái trong giáo dục gia đình thường là quan hệ một chiều. Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên được định hình nhân cách bằng sự quan tâm, yêu thương, khuyên nhủ, động viên của ông bà, cha mẹ.

Ngày nay, trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại chức năng giáo dục gia đình có sự thay đổi về tính “dân chủ” hơn thông qua sự đa dạng về thơng tin và phương pháp giáo dục. Vì thế, “việc giáo dục hiện nay cũng diễn ra chủ yếu bên ngồi gia đình” [68, tr.90].

Bốn là, quan niệm về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm gia đình Việt Nam hiện nay.

Sự biến đổi quan trọng bậc nhất trong lịch sử phát triển của gia đình là quá trình biến gia đình từ chủ yếu là một đơn vị sản xuất sang chủ yếu là một đơn vị tiêu thụ. Vì thế, hơn bao giờ hết các thành viên trong gia đình cần được cân bằng về tâm lý, tình cảm nhằm củng cố độ bền vững của hơn nhân và gia đình. Quan sát sự biến đổi của chức năng gia đình phương Tây dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Alvin Toffler khẳng định: “Gia đình khơng cịn là sự tổng hợp của đội sản xuất, trường học, bệnh viện, nhà an dưỡng. Thay vào đó là các chức năng tâm lý trở thành quan trọng hơn” [148, tr.186]. Trong xã hội cơng nghiệp, các thành viên trong gia đình đều tham gia vào quá trình sản xuất xã hội. Do đó, gia đình trở thành nơi nghỉ ngơi, tổ chức các tiêu dùng vật chất sau giờ lao động xã hội.

Trước đây, con cái được coi là lực lượng sản xuất và là tài sản kinh tế nay đã trở thành nguồn tình cảm và đối tượng của đầu tư kinh tế. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đã góp phần làm thay đổi mục đích của hơn nhân, đứa con chuyển từ giá trị kinh tế sang giá trị tinh thần, tình cảm. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại cũng giúp các gia đình có những điều kiện vật chất để chăm sóc sức khoẻ, tinh thần và đầu tư vào việc học hành của con em mình. Trình độ học vấn, nhận thức đã chi phối tình cảm và hành vi khi thực hiện chức năng này. Tuy nhiên, gia đình khơng thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu hoạt động chăm sóc nhau giữa các thành viên.

Như vậy, cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề chức năng gia đình, như số lượng và trật tự các chức năng; về sự suy giảm chức năng gia đình truyền thống, như kiểm sốt tình dục; xã hội hóa - giáo dục chăm sóc trẻ em, người già đặt ra vấn đề mới là xã hội hiện đại cần thay thế hay khỏa lấp khoảng trống mà gia đình để lại như thế nào? Điều đó, vừa phản ánh tính đa dạng, phong phú của các chức năng gia đình đối với sự phát triển của xã hội, vừa phản ánh sự tác động của xã hội, trong đó có tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đối với sự biến đổi của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Tuy nhiên, theo tác giả luận án nhất trí nội dung và cách thức thực hiện các chức năng của gia đình thay đổi là tất yếu nhưng giá trị của các chức năng gia đình khơng thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)