Những nghiên cứu về giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam

Năm 1994, Lê Thi trong bài viết “Gia đình Việt Nam và vấn đề giáo dục gia đình trong sự chuyển đổi của đất nước hiện nay”, cho rằng cần “tăng cường chương trình thơng tin tun truyền và giáo dục các kiến thức về gia đình. Các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình thường xun có chuyên mục bàn về gia đình - vai trị chức năng của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay, hướng dẫn giúp đỡ các cặp vợ chồng xây dựng gia đình hồ thuận hạnh phúc, cung cấp các kiến thức cần thiết cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Xây dựng những cuốn phim, những vở kịch hay có tác dụng giáo dục gia đình” [136, tr.257]. Cơng trình là tài liệu tham khảo, giúp tác giả luận án tìm kiếm giải pháp

nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng giáo dục gia đình Việt Nam hiện nay.

Trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Trần Đình Hượu thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của mình về việc nên kế thừa những gì và lọc bỏ những gì trong truyền thống gia đình Việt Nam. Từ đó, tác giả cho rằng, giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam là phải “đến hiện đại từ truyền thống” [64, tr.9]. Cuốn sách có những gợi ý quan trọng cho tác giả luận án giải pháp tiếp thu những giá trị về lối sống trong gia đình truyền thống nhằm xây dựng gia đình bền vững trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Năm 1995, trong bài “Gia đình Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt ra”, in trong cuốn Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của

đất nước, Nguyễn Khánh cho rằng: “Cần biểu dương các gia đình văn hố. Điều cốt

yếu là lựa chọn các gia đình văn hố thật sự có uy tín có ảnh hưởng tốt; rồi biểu dương các gia đình đó bằng nhiều cách, biểu dương các vị là ơng bà, cha mẹ, anh, chị đã có những đóng góp rất tốt vào việc giáo dục đào tạo con em, xây dựng gia đình hồ thuận và tiến bộ” [74, tr.28]. Cơng trình đã giúp ích cho tác giả luận án đề xuất được giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức năng giáo dục gia đình Việt Nam hiện nay.

Theo tác giả Nguyễn Khánh trong bài viết “Để phát huy chức năng và khả năng to lớn của các gia đình” (1996) in trong cuốn Gia đình Việt Nam ngày nay,

muốn phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay, “cần phải tổ chức, hướng dẫn để trong từng gia đình, ơng bà, bố mẹ, anh chị theo dõi, quản lý tốt việc xem tivi, nghe đài, đọc sách báo của con em” [75, tr.20]. Tác giả khẳng định, chỉ có phát huy chức năng và khả năng của gia đình mới có thể tổ chức xây dựng, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiến bộ, lành mạnh, văn minh; mới ngăn chặn được những ảnh hưởng độc hại; mới làm cho cuộc sống nhân dân có chất lượng, có hạnh

phúc. Cơng trình có những gợi ý thiết thực cho tác giả đề xuất giải pháp quản lý gia đình nhằm hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực.

Năm 2000, Nguyễn Minh Hoà trong cuốn Hơn nhân gia đình trong xã hội hiện đại đã phân tích sự chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội

công nghiệp - đô thị tác động đến tồn bộ đời sống các thành viên gia đình. Từ đó, tác giả cho rằng, “các bậc phụ huynh cần phải tận dụng tối đa trong mọi điều kiện cho phép duy trì quan hệ giữa các thành viên trong gia đình từ bữa cơm tối, các dịp lễ tết, đến thời gian rảnh rỗi ngắn ngủi trong ngày để mắt tới con cái” [50, tr.155]. Cơng trình có những gợi ý cho tác giả luận án về giải pháp trong giáo dục gia đình đối với con cái.

Lê Thi, trong cuốn Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới (2002), cho rằng, gia đình là một xã hội thu nhỏ, các yếu tố của xã hội đã tác động đến sinh hoạt của gia đình mang tính đậm nhạt khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử. Tác động đó thể hiện ở các định hướng về giá trị, các quan niệm về nhân cách con người, về nội dung và phương pháp giáo dục. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hố tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại. Trong đó, “văn hố của con người bắt nguồn từ văn hố gia đình và mang dấu ấn của văn hoá dân tộc và thời đại” [140, tr.243]. Cơng trình có ý nghĩa đối với tác giả luận án khi đề xuất giải pháp phát huy văn hố gia đình trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Trong cuốn Nghiên cứu phụ nữ Giới và Gia đình (2003), khi luận bàn về việc nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình ở Việt Nam, Nguyễn Linh Khiếu cho rằng, “cần phải xem xét [chúng] trong tính tổng thể và gắn bó hữu cơ với nhau. Sự vận dụng một lý thuyết khoa học xã hội này vào nghiên cứu, đánh giá một xã hội khác cần phải tính đến sự khác biệt văn hóa xã hội” [78, tr.487]. Cơng trình có những gợi mở cho tác giả luận án về giải pháp tiếp thu những giá trị gia đình của các nước trên thế giới sao cho phù hợp với văn hố và truyền thống gia đình Việt Nam.

Vũ Khiêu, trong bài Gia đình Việt Nam trên con đường cơng nghiệp hố và hiện đại hố (2004) cho rằng, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố xã hội giữa

phương Đơng và phương Tây có sự khác nhau. Theo tác giả, gia đình Việt Nam ngày nay được gắn bó bởi tình cảm trong sáng và sâu sắc giữa các thành viên trên cơ sở quyền lợi chung của dân tộc và quyền tự do hạnh phúc của mỗi người, “chính vì thế, giải pháp gia đình trước hết phải là giải pháp tình cảm” [76, tr.26]. Đây thực sự là gợi mở có giá trị giúp tác giả luận án khi đề xuất giải pháp tình cảm gia đình trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Năm 2008, trong cơng trình “Quyền tự do, trách nhiệm người phụ nữ trong sinh con và vấn đề bình đẳng giới trong gia đình”, Lê Thi đã phân tích quan niệm về vai trị và trách nhiệm sinh con của người phụ nữ trong gia đình truyền thống và hiện đại. Tác giả cho rằng, để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình phải có “các chính sách nâng cao phúc lợi, bảo hiểm xã hội tương đối hoàn chỉnh cho người cao tuổi sẽ giảm nhẹ tâm lý cần có con trai làm chỗ dựa khi về già” [143, tr.54]. Cơng trình có những gợi ý về giải pháp góp phần thực hiện cân bằng giới tính trong gia đình trước tác động của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại.

Trong cơng trình “Người cao tuổi và gia đình” (2008), Trần Thị Vân Anh đã phân tích cơ cấu nguồn sống của người cao tuổi hiện nay và nêu ra một số vấn đề liên quan đến chính sách người cao tuổi. Tác giả cho rằng, đối với người cao tuổi nên “đa dạng hố các nguồn sống có thể là chính sách phù hợp. Cách này sẽ góp phần phân tán rủi ro và tăng mức độ đảm bảo cuộc sống cho người cao tuổi” [3, tr.27]. Cơng trình có những gợi ý cho tác giả luận án về giải pháp đối với người cao tuổi nhằm xây dựng cấu trúc gia đình Việt Nam bền vững trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh trong cuốn Bạo lực gia đình đối với

phụ nữ ở Việt Nam: Thực trạng, diễn biến và nguyên nhân (2009), đã khẳng định,

“điểm mấu chốt ngăn ngừa các mâu thuẫn phát triển thành bạo lực là sự thấu hiểu, thông cảm, lắng nghe và nhường nhịn nhau của những người trong cuộc cũng như thái độ phản đối các hành vi bạo lực và sự can thiệp, giúp đỡ kịp thời của những người thân trong gia đình, hàng xóm, bạn bè và các tổ chức chính quyền đồn thể” [109, tr.283]. Cơng trình đã gợi mở cho tác giả luận án giải pháp để ngăn ngừa các

mâu thuẫn phát triển thành bạo lực nhằm xây dựng gia đình Việt Nam bền vững trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Năm 2010, Đặng Cảnh Khanh trong cuốn Triết lý con người - Triết lý phát triển, khẳng định hoạt động truyền thơng có vai trị quan trọng đối với việc định

hướng xây dựng và phát triển con người nói riêng và gia đình nói chung. Truyền thông là một trong những phương tiện truyền bá lối sống và định hướng giá trị quan trọng đối với xã hội và con người. Do vậy, “các cơ quan truyền thơng, báo chí xuất bản ở nước ta cần quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn nữa tới mục tiêu xây dựng và phát triển con người trong các hoạt động của mình” [71, tr.469]. Những gợi ý của cơng trình đưa ra thật sự có giá trị đối với tác giả luận án.

Cuốn Quản lý nhà nước về gia đình lý luận và thực tiễn (2010), do Lê Thị Quý (chủ biên), đã đề cập đến các khía cạnh của gia đình và cơng tác quản lý gia đình. Các tác giả cho rằng, trước hết “Nhà nước phải quản lý chặt chẽ các quan hệ hơn nhân và gia đình, có các chính sách, biện pháp tạo điều kiện để mọi công dân thực hiện đúng những quy định của pháp luật khi thiết lập các mối quan hệ hôn nhân pháp lý cũng như các loại gia đình khác” [129, tr.71]. Cơng trình có những gợi ý đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về gia đình.

Năm 2011, trong cuốn Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Nguyễn Thị Thọ cho rằng, để xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững thì cần phải “coi trọng ưu thế của giáo dục đạo đức gia đình; nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo dục cho các bậc cha mẹ; nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức gia đình trên cơ sở cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục” [145, tr.213]. Trách nhiệm đó, trước hết thuộc về “các bậc làm cha mẹ, các thành viên trong gia đình nói chung” [145, tr.213]. Cơng trình đã gợi mở cho tác giả luận án giải pháp giáo dục gia đình Việt Nam trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Trong bài Giải pháp cho sự đồng hành giữa tiến bộ khoa học - công nghệ và đạo đức (2011), Nguyễn Văn Phúc đã phân tích một số cách tiếp cận và giải quyết

giải pháp quan trọng là phải “giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển là một đảm bảo vững chắc cho sự đồng hành giữa tiến bộ khoa học - công nghệ và đạo đức” [121, tr.35]. Cơng trình đã gợi mở cho tác giả luận án về giải pháp nhằm phát triển gia đình Việt Nam trước tác động của khoa học và công nghệ hiện đại.

Phạm Minh Hạc trong cuốn Giá trị học - cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay (2012), đã lấy giá trị của gia đình

làm điểm xuất phát để nghiên cứu giá trị của con người Việt Nam. Bởi vậy, tác giả cho rằng, “cùng với xã hội, nhà trường, gia đình cần tiến hành giáo dục giá trị sống (trong đó có giáo dục kỹ năng sống), kiến tạo cho con em những giá trị, để mỗi người thành một giá trị, đảm bảo cuộc sống của bản thân, đồng thời có ích cho gia

đình và cả cộng đồng rồi phát huy những giá trị ấy” [45, tr.176]. Cơng trình đã đưa ra được những giải pháp nhằm phát huy giá trị gia đình Việt Nam trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Năm 2012, Nguyễn Thế Long, trong cuốn Gia đình những giá trị truyền thống cho rằng, trong việc giáo dục con cái hiện nay, việc tiếp thu những giá trị truyền thống lâu đời của gia đình là rất quan trọng. Bởi, “sức mạnh của dân tộc bắt nguồn từ sức mạnh của gia đình, truyền thống dân tộc bắt nguồn từ truyền thống gia đình” [93, tr.5]. Đồng thời, tác giả cũng phân tích, lý giải khá sâu sắc về truyền thống gia đình trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Cơng trình giúp tác giả luận án có những suy nghĩ về giải pháp phát huy sức mạnh của giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình hiện nay.

Trong bài viết “Quản lý xã hội với vấn đề gia đình” (2013), Trần Thị Xuân Lan cho rằng, gia đình là một nhóm xã hội đặc thù, do đó quản lý gia đình cũng chính là quản lý một nhóm xã hội đặc biệt. Cho nên “sự kiểm soát khách quan của xã hội và cộng đồng đối với gia đình chính là phương thức để quản lý việc thực hiện tốt các chức năng của gia đình hướng tới sự ổn định cho mỗi gia đình cũng như tồn xã hội” [84, tr.50]. Cơng trình có những gợi ý cho tác giả luận án về giải pháp quản lý xã hội đối với gia đình, nhằm xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay ổn định và phát triển bền vững.

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay, luận án thấy, các cơng trình trên đã có những gợi mở cho tác giả luận án ở nhiều khía cạnh khác nhau về các giải pháp nhằm xây dựng gia đình Việt Nam phát triển bền vững. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực diện và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng gia đình Việt Nam bền vững trước tác động của tiến bộkhoa học và công nghệ hiện đại. Đây là “khoảng trống” mà tác giả luận án thấy cần phải được bổ khuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)