Giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 142 - 156)

tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến lối sống gia đình Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, tăng cường sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay.

Thực tiễn cho thấy, khơng có một sự phát triển nào lại được bắt đầu từ con số “0”; mọi sự phát triển luôn tuân theo quy luật phủ định của phủ định. Những yếu tố tích cực của cái cũ bao giờ cũng được giữ lại, kế thừa và phát triển trong sự ra đời của cái mới. Bởi vậy, một trong những mục tiêu của Chiến lược xây dựng gia đình ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 là “kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam” [155, tr.2], trong đó là sự thuỷ chung giữa các cặp vợ chồng.

Đặc biệt, trong xã hội hiện đại cuộc sống cá nhân được tôn trọng, nguyện vọng, nhu cầu, tương lai phát triển của cá nhân được đảm bảo, nhưng lại cần có sự dung hoà hợp lý giữa cái riêng và cái chung. Cái riêng đúng đắn của cá nhân cần được gia đình chiếu cố, thoả mãn. Cái chung của các thành viên gia đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và góp sức thực hiện. Vì vậy, quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng trong gia đình, cần phải chú ý đến sự dân chủ và bình đẳng với nhau. Muốn có sự dân chủ và bình đẳng trong gia đình thì phải tăng cường sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, tiến bộ về gia đình của các nước phát triển. Khi những giá trị tư tưởng tự do, bình đẳng trong hơn nhân du nhập vào Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình nên có những định hướng về

giá trị lối sống làm cơ sở để tiếp thu, chọn lọc, đồng thời nâng cao trình độ cho mọi

thành viên có đủ khiến thức trong việc tiếp nhận thông tin. Theo nhà nghiên cứu Lê Thi, “quan hệ giữa vợ và chồng là quan hệ bình đẳng, dân chủ. Họ cùng đi làm, cùng lao động ni con và có sự phân cơng, giúp đỡ nhau ni dạy con cái, làm nội trợ gia đình. Nhưng đã là việc gia đình, nhiều khi nhỏ nhặt, linh tinh, bất thường

xảy ra, vì thế khơng nên quan niệm đó là sự phân cơng rạch rịi, cứng nhắc giữa vợ và chồng, mà cần có tinh thần tương trợ lẫn nhau cả về quyền lợi lẫn trách nhiệm.

Vợ, chồng phải cùng góp sức, tự nguyện, tự giác để đảm bảo cuộc sống ổn định, êm ấm của gia đình. Điều quan trọng là vợ chồng biết tơn trọng và kính nể nhau, quan tâm đến nhau (về sức khoẻ, về sự hưởng thụ vật chất và tinh thần v.v..), sống chung thuỷ với nhau, lấy tình nghĩa làm chỗ dựa, cùng phấn đấu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc” [141, tr.33].

Để xây dựng lối sống gia đình bình đẳng, bền vững giữa vợ và chồng thì phải tạo ra được cơ sở vật chất cho nó. Cơ sở vật chất của sự bình đẳng giữa vợ và chồng trước hết nằm ở nguyên nhân kinh tế, ở sự phân công lao động xã hội. Điều này, chỉ có thể được giải quyết triệt để khi các gia đình biết ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống, giải phóng sức lao động, đặc biệt là lao động nội trợ. Bởi, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại ở thời đại kinh tế tri thức, một mặt, tạo ra nhiều cơ hội việc làm phù hợp với sự

mềm mại, tinh tế và thông minh của phụ nữ đang tỏ ra là một ưu thế; mặt khác, thông qua các phương tiện khoa học và công nghệ hiện đại tuyên truyền những tư tưởng dân chủ, bình đẳng, tiến bộ trong gia đình ở những xã hội phát triển. Đó cũng là cơ sở thực tiễn nhằm xoá bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ đã và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng những tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại để tun truyền thì cần phải phát huy vai trị của chính quyền và các đồn thể, đồng thời, cịn địi hỏi sự tự giác của chính những người trong cuộc, cụ thể là người chồng và người vợ trong vấn đề bình đẳng giới. Thêm nữa, cần thực hiện giáo dục trước và trong hôn nhân, phát triển các dịch vụ tư vấn về hôn nhân và đời sống gia đình, cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình. Đó là những biện pháp quan trọng để duy trì sự hồ thuận và phát triển quan hệ bền vững giữa vợ và chồng. Xây dựng lối sống bình đẳng giữa vợ và chồng cịn là tiêu chuẩn để xây dựng gia đình mới và có ảnh hưởng đến quan hệ

giữa cha mẹ và con cái. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự tơn trọng và quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Để hạn chế tác động khơng mong muốn của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là internet, truyền hình, báo điện tử, điện thoại di động,... đến lối sống gia đình, ngồi các biện pháp trên, cần nâng cao dân trí. Chức năng giáo dục nói chung và chức năng giáo dục gia đình nói riêng có nhiệm vụ nâng cao nhận thức của các thành viên, giúp họ có thể tự nhận thức được đâu là những tác động tích cực, đâu là những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ đến lối sống gia đình, từ đó, giúp con người sử dụng những tiến bộ cơng nghệ ấy vào mục đích đúng đắn vì sự phát triển gia đình. Cho dù những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đóng vai trị là tiền đề khách quan thúc đẩy xã hội phát triển, song chúng cũng có thể góp phần làm tha hố và biến dạng một phần lối sống của gia đình Việt Nam. Vì vậy, trong quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng cần phải làm chủ được các thiết bị công

nghệ hiện đại, tránh để thế giới “ảo” xen vào thế giới “thực”, quan hệ ảo phá vỡ quan hệ thực.

Ngày nay, chúng ta khó mà hình dung được thế giới ra sao khi khơng có những tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại, đặc biệt là internet, truyền hình, điện thoại di động, v.v.. Chính cơng nghệ thơng tin - một thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại là nhân tố quan trọng nhất tạo ra một “thế giới phẳng”. Điều này dẫn đến hình ảnh khơng mấy xa lạ như bố một chiếc iphone, mẹ một chiếc ipad, rồi con cái cũng có những dụng cụ riêng để sử dụng internet. Tình trạng các thành viên trong gia đình đang sống ảo hay đang cơ đơn ngay trong chính ngơi nhà của mình đang là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống được gọi là thế giới phẳng hiện nay. Chính vì thế, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cần tăng cường hơn nữa việc sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại để tuyên truyền và xây dựng ý thức

chủ động của mỗi thành viên trong gia đình trong việc sử dụng các phương tiện cơng

nghệ hiện đại, đặc biệt là internet, truyền hình, điện thoại di động, v.v.. Cần giúp họ hiểu rằng, xây dựng nền tảng gia đình dựa trên sự thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Trò chuyện, giao tiếp trực tiếp mới là yếu tố

quan trọng giúp mỗi thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn và chia sẻ với nhau được nhiều hơn.

Thứ hai, tăng cường sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay.

Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong điều kiện tồn cầu hố, như truyền hình, internet, báo chí điện tử,... đã mang đến cho gia đình Việt Nam nhiều giá trị nhân văn mới, như quyền trẻ em, quyền bình đẳng giới, đồng thời cũng có thể làm suy giảm những giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp. Điều này, đòi hỏi Nhà nước phải hạn chế những tác động tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet đề truyền bá lối sống khơng lành mạnh đến gia đình Việt Nam, phải tăng cường sử dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại làm phương tiện để phát huy giá trị tích cực trong lối sống gia đình Việt Nam truyền thống. Bởi, “việc cắt đứt những dây liên hệ với cội nguồn, phủ nhận hay hủy hoại những giá trị truyền thống thì sớm hay muộn cũng đều phải trả giá” [21, tr.11]. Vì thế, “giải pháp xây dựng gia đình mới phải tìm trong sự nghiệp giữ gìn bản sắc dân tộc và xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến hiện đại” [83, tr.334]. Mặt khác, phải có những chế tài xử phạt cơng khai, nghiêm minh việc lợi dụng những tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại vào những mục đích phi nhân văn.

Để giáo dục con cái trong việc sử dụng những tiện ích của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng đúng cách, hợp lý thì các bậc cha mẹ cũng nên làm gương. Cha mẹ phải là những tấm gương bằng “hành động thực tế” của mình để giáo dục con trẻ, chứ khơng chỉ bằng mệnh lệnh hay cấm đốn, như thế sẽ khó thuyết phục con trẻ, “cha mẹ cần bảo đảm quyền tự do dân chủ của con cái nhưng cũng không dung túng sự hỗn láo, không vâng lời cha mẹ, tuỳ ý muốn làm gì thì làm. Các bậc cha mẹ phải ln có thái độ đúng mực, dù con còn nhỏ hay con đã lớn; biết chú ý lắng nghe ý kiến của con, cân nhắc đúng sai, khơng dùng uy quyền áp đặt một cách vũ đốn; đồng thời, làm đúng trách nhiệm của mình, giúp con cái nhận thức được cả 2

mặt quyền lợi và trách nhiệm cá nhân đối với gia đình. Cá nhân khơng thể chỉ địi hỏi quyền lợi của mình được thoả mãn, mà cịn phải có trách nhiệm đóng góp vào việc xây dựng sự ấm no, hạnh phúc chung của gia đình” [141, tr.33].

Dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường khơng ít cha mẹ bị lơi cuốn vào làm ăn kinh tế nên khơng cịn nhiều thời gian chăm sóc con cái và việc giáo dục con trong gia đình được đẩy vào cho nhà trường và các dịch vụ xã hội. Song, nhà trường và các dịch vụ xã hội lại chưa thể đảm đương được trọng trách nên đã tạo ra một “kẽ hở”, dẫn đến việc học hành của con sa sút, nghiện chơi điện tử, v.v.. Bởi vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong giáo dục con trẻ, trong đó, vai trị của gia đình cần phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cần tuyên truyền những tác động tiêu cực do sử dụng internet, mạng xã hội, game bạo lực,... để hạn chế và ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm ở thanh thiếu niên. Trong đó, gia đình ln giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, dù có thơng minh đến mấy, nhà trường có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được sự giáo dục

bằng tình cảm thiêng liêng của cha, mẹ đối với con cái mình.

Gia đình sau ly hơn, con sống với cha thì khơng có mẹ, nếu sống với mẹ thì khơng có cha. Chúng lớn lên thiếu sự chăm sóc của người cha hoặc người mẹ và đó là một sự thiếu hụt to lớn khơng gì có thể bù đắp được. Trong khi đó, quyền của trẻ em phải được cả bố lẫn mẹ săn sóc, yêu thương, mặc dù họ đã chia tay nhau. Vì vậy rất cần có sự nhắc nhở, giáo dục các cặp vợ chồng sau ly hơn. Điều này địi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về khoa học và cơng nghệ cần sử dụng những tiện ích của công nghệ thông tin và truyền thông để các bậc cha mẹ hiểu rằng có thể ly hơn, nhưng không thể cắt đứt, vứt bỏ quan hệ giữa cha mẹ với con cái được. Cha mẹ đã chia tay nhau nhưng vẫn phải có trách nhiệm ni dạy, săn sóc con, vẫn là bố, là mẹ của các con.

Các vụ ly hôn tăng, đồng thời các vụ tái hôn cũng nhiều. Trong các gia đình tái kết hơn lại nảy sinh nhiều quan hệ phức tạp giữa các thành viên gia đình,

như giữa bố dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ ghẻ với con riêng của chồng, giữa các con có nguồn gốc cha mẹ khác nhau. Giữa anh em không cùng cha, cùng mẹ dễ có sự so đo, tị nạnh. Đã có những cặp vợ chồng tái kết hơn sau lại xin ly hôn để anh và con anh đi một đường, tôi và con tôi đi một nẻo khác. Điều này cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần sử dụng những tiện ích của cơng nghệ thơng tin và truyền thông để phổ biến những kỹ năng sống trong gia đình. Giúp các bậc cha mẹ hiểu rằng những quan hệ gia đình rất phức tạp, tế nhị. Những người chủ gia đình nếu khơng biết cách xử lý, không chú ý giáo dục con cái thì ln xảy ra mâu thuẫn, đầu độc cuộc sống chung của gia đình.

Như vậy, sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, như thơng

tin và truyền thơng, báo chí điện tử, internet và tiện ích facebook, zalo,... khiến cho thế giới biến đổi nhanh hơn, xã hội ngày càng bất định hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, giữa các thành viên trong gia đình vẫn có mối liên kết tình cảm, tâm lý, đặc biệt là gắn bó với nhau về quyền lợi và trách nhiệm trong suốt cuộc đời, từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cuộc đời này. Do đó, trước những cú vấp của xã hội hiện thời, việc xây dựng gia đình hạnh phúc được xác định là một giải pháp quan trọng nhằm tạo ra “bộ lọc” thông minh để lọc bỏ những tác động tiêu cực mà tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại có thể gây ra, để gia đình thực hiện vai trị, chức năng của mình theo hướng tiến bộ, góp phần xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thứ ba, tăng cường sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến quan hệ ứng xử giữa người cao tuổi và các con cháu trong gia đình Việt Nam hiện nay.

Trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại, việc xây dựng lối sống gia đình khơng thể tách rời việc trang bị cho các thành viên kiến thức và kỹ năng về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, vừa để chủ động sử dụng chúng một cách hiệu quả, vừa tăng khả năng tự bảo vệ trước những tác động tiêu cực của nó. Thực tế chỉ ra rằng, con đường nhanh nhất là đến hiện đại phải từ truyền thống, “trong truyền

thống thường có những lời khuyên đắt giá đối với tương lai. Và bởi thế, truyền thống là lối thoát cho những lo lắng của xã hội hiện đại, là liều thuốc chống những cú sốc của xã hội hiện đại” [22, tr.20]. Muốn xây dựng lối sống hiện đại, chúng ta vừa phải kế thừa những giá trị của gia đình Việt Nam truyền thống, đồng thời, cải biến chúng cho phù hợp với chuẩn mực mới theo yêu cầu của xã hội hiện đại. Tức là, làm sao để “các giá trị tinh thần mới của gia đình hiện đại khơng mâu thuẫn với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống và tốt đẹp vốn có của gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 142 - 156)