Giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến cấu trúc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 126 - 133)

tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại đến cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, tăng cường sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trị của cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay.

Do có sự vượt trội của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, như báo điện tử, internet với các ứng dụng facebook, zalo,... mà chúng thường được lạm dụng trong việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người với ngoại giới, rút ngắn khoảng cách địa lý gần như bằng không nên nhiều người thường xun giao tiếp với gia đình thơng qua kỹ thuật - cơng nghệ, ít về thăm gia đình, lâu dần dẫn đến tình cảm, cảm xúc bị chai lì. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cần tăng cường sử dụng chính những phương tiện của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại để tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của mỗi người về vai trị vơ cùng quan trọng của tình cảm gia đình trong cuộc sống mà không một phương tiện hoặc công nghệ thông minh hiện đại nào có thể thay thế được.

Trong điều kiện tồn cầu hố, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, như internet, báo điện tử đã du nhập nhiều giá trị gia đình phương Tây vào gia đình Việt Nam, như quyền tự do, bình đẳng, tiến bộ trong hôn nhân luôn được đi kèm với trách nhiệm và nghĩa vụ. Điều này, có ảnh hưởng rất tích cực, như một dự báo cho quyền bình đẳng của các thành viên, đặc biệt là phụ nữ trong gia đình được giải phóng. Trong q trình dân chủ hoá xã hội trở nên mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục

hơn, các thành viên có điều kiện phát huy hết năng lực cá nhân mà không bị ràng buộc kiểu “gia trưởng”. Tuy nhiên, những hệ luỵ tiêu cực của mối quan hệ này là cái giá phải trả cho quyền tự do cá nhân được nhiều người tiếp nhận một cách nhanh chóng và hào hứng, trong khi ý thức về trách nhiệm của họ lại chưa cao. Chính vì vậy, Nhà nước cần tăng cường sử dụng các tiện ích do tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại tạo ra, làm công cụ tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mỗi thành viên trong gia đình rằng giá trị của tự do luôn phải song hành với trách

nhiệm trước gia đình, dịng họ và xã hội. Bởi, tự do và trách nhiệm là một thể thống

nhất biện chứng với nhau. Khơng thể có được tự do trong hơn nhân mà khơng có trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. C.Mác từng giáo huấn: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [99, tr.628], chứ không thể tự do của người này lại lấn át đến quyền tự do của người khác. Vì một hành động, cho dù nhỏ của cá nhân cũng có thể ảnh hưởng lớn đến gia đình, dịng họ, cộng đồng và xã hội, đặc biệt là đối với những thành viên của các gia đình có địa vị xã hội cao, có uy tín lớn, v.v.. Do đó, mỗi thành viên trong gia đình, trước khi hành động phải suy tính kỹ việc gì nên làm, việc gì khơng nên làm, việc mình làm có ảnh hưởng đến gia đình, dịng họ và xã hội khơng? Ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực đến gia đình, dịng họ, cộng đồng và xã hội? Do đó, “việc cách chức khi khơng cịn đương chức” đối với một số cán bộ đã nghỉ hưu (có vi phạm kỷ luật khi còn đương chức) là việc Đảng và Nhà nước nên làm thường xuyên.

Thứ hai, sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại để phát huy những tác động tích cực trong cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị, chuẩn mực trong cấu trúc của gia đình mới hiện nay.

Cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống được xác định là đại gia đình với nhiều thế hệ mà các thành viên sống trong gia đình có sự gắn bó với nhau thơng qua các quan hệ vợ chồng, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ giáo dục. Trong cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống thường có từ 3 thế hệ chung sống

trở lên: người cao tuổi - cha mẹ - con cái. Tính ưu việt của cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống là sống trong gia đình mở rộng, người cao tuổi một mặt rất dễ dàng nhận thấy sự chăm sóc của con cháu và mặt khác cũng có thể giúp đỡ trở lại đối với con cháu bằng các việc làm cụ thể, như nội trợ, trông coi cháu nhỏ, dạy và truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, gia đình Việt Nam truyền thống rất chú trọng xây dựng các nguyên tắc về gia đạo, gia phong, gia lễ để củng cố độ bền vững của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình, như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Gia lễ là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng, ứng xử đó trở thành truyền thống, được cha ông chọn lựa qua nhiều thế hệ, nay con cháu cần noi theo một ngun tắc có tơn ti trật tự theo lễ tiết. Gia phong được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nền nếp riêng của một gia đình. Cốt lõi của gia phong ln hướng tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lịng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử, việc học tập.

Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cần sử dụng sức mạnh của tiến bộ khoa học và cơng nghệ hiện đại, như truyền hình đa phương tiện, internet, báo chí điện tử,... để tuyên truyền và phát huy những giá trị tốt đẹp trong cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống. Cần nhận thức rõ rằng, quan hệ giữa các thành viên gia đình khơng đơn giản là quan hệ giữa các công dân (mặc dù có bao hàm quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân theo luật pháp nhà nước), mà cịn là những quan hệ bắt nguồn từ những liên hệ máu mủ, ruột thịt được hình thành trên cơ sở tình và nghĩa, trong sự đùm bọc và hy sinh cho nhau giữa các thành viên, nhằm vun đắp cho sự êm ấm và hồ thuận của gia đình. Đó cịn là những quan hệ được xây dựng từ sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình, khơng có sự so đo, tị nạnh hơn kém, được thua giữa các thành viên, mà là sự nhân nhượng và tha thứ cho nhau, “chín bỏ làm mười”. Trong gia đình, khi gặp mâu thuẫn, người ta không đem những điều khoản của pháp luật ra đấu lý mà vận dụng tình và nghĩa để thu xếp cho ổn thoả.

Đến nay, dù cấu trúc gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi, gia đình 2 thế hệ là phổ biến, các hình thức tổ chức gia đình cũng rất đa dạng, nhưng hơn bao giờ hết,

Việt Nam cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống. Đó là đức từ của cha mẹ đối với con cái, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, lịng biết ơn ơng bà, tổ tiên. Đó là lịng chung thuỷ giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em một nhà. Gia đình sống với nhau có nghĩa, có tình, êm ấm, thuận hồ. Truyền thống coi trọng hơn nhân và gia đình cần được tiếp tục đề cao, gìn giữ, khơng chạy theo những kiểu sống tự do, tạm bợ giữa nam nữ, hay quái dị như đồng tính luyến ái. Bởi, những giá trị truyền thống cũng như những giá trị hiện đại, những giá trị phù hợp với quyền con người và hạnh phúc cá nhân, với việc xây dựng tổ ấm gia đình và tình thương đồng loại thì đều xứng đáng được trân trọng, học tập, tiếp thu phát triển. Nhưng cần lưu ý là “hiểu gia đình truyền thống - Đổi mới chứ khơng phải phục cổ” [63, tr.1].

Bên cạnh việc bảo tồn, phát huy các giá trị, chuẩn mực văn hoá trong cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống, thì cần sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại để tiếp thu có chọn lọc và cải biến các giá trị, chuẩn mực tiến bộ của gia đình phương Tây hiện đại. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, như truyền hình đa phương tiện, internet, báo chí điện tử,... đang mang đến cho gia đình Việt Nam nhiều giá trị văn hoá mới, tiêu biểu là tự do, bình đẳng và quyền trẻ em, v.v.. Việc tiếp nhận giá trị tự do, bình đẳng thể hiện ở sự thay đổi vai trò truyền thống của phụ nữ và nam giới trong gia đình. Người vợ và người chồng đều có quyền tham gia các q trình sản xuất và hoạt động xã hội, bình đẳng về cơ hội phát triển, có tiếng nói và có quyền quyết định như nhau đối với những công việc quan trọng và tài sản chung, cùng nhau chia sẻ cơng việc gia đình.

Để giúp cho từng thành viên trong gia đình Việt Nam biết tham gia và sử dụng những công cụ của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là các trang mạng xã hội một cách lành mạnh, tích cực nhằm phát huy những giá trị, chuẩn mực văn hoá truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình phương Tây hiện đại, thì điều quan trọng trước hết là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần phải làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình Việt Nam hiểu rõ

về internet, về các trang mạng xã hội,... thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho cuộc sống gia đình.

Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về khoa học và công nghệ cần tuyên truyền cho các gia đình những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi sử dụng các trang mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là phải chỉ cho các gia đình thấy được tính hai mặt trong q trình sử dụng của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ y sinh học một cách tùy tiện, thái quá. Chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu dâm, bạo lực đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội trái với lối sống tích cực của gia đình Việt Nam. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho mỗi thành viên trong gia đình, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành

vi của bản thân. Cần phải đảm bảo các thông tin tung lên mạng phải đúng với quy

định của pháp luật, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực gia đình Việt Nam.

Thứ ba, kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị nhân văn mới và thông qua việc sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

Gia đình hiện đại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước những tác động của xã hội, trong đó có tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ. Trước đây, trong cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống với nhiều thế hệ chung sống, ở đó có những tơn ti trật tự, những giá trị văn hố được bồi đắp, như “kính trên nhường dưới”, có sự chia sẻ, điều hồ nếp sống giữa các thế hệ trong gia đình. Cịn hiện nay gia đình thường chỉ có cha mẹ và con cái chưa trưởng thành, tuy được độc lập về kinh tế, tự do về không gian, nhưng thiếu hẳn đi cái phơng văn hố truyền thống, thiếu đi một “nếp nhà” cần thiết để tiết chế những mâu thuẫn, xoa dịu những mất mát và giải quyết những bất đồng. Chính vì vậy, địi hỏi mỗi thành viên trong gia đình phải có sự tìm hiểu, thơng cảm và tơn trọng lẫn nhau, tâm sự thường xuyên với nhau.

Đối với cha mẹ khi sống cùng con cháu, cần gương mẫu trong mỗi hành vi, trong sinh hoạt thường ngày, để con cháu học tập và làm theo. Bởi "một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" [102, tr.263]. Mặt khác, “cần kiên quyết lên án những người cha khơng cịn ra cha bởi lối sống ích kỷ, thực dụng đã để lại tấm gương xấu cho con cháu; cũng cần lên án và có biện pháp nghiêm khắc đối với người con khơng cịn ra con, chỉ biết tiền mà khơng biết tình, chỉ biết tới quyền lợi mà không biết tới nghĩa vụ khiến cho cha mẹ phải tủi hổ” [2, tr.24].

Sự phát triển của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, như công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là internet, báo chí điện tử,... đang từng giờ, từng ngày với nhiều lĩnh vực mới mà các bậc làm ông, bà, làm cha, mẹ cần phải học từ con cháu, chẳng hạn, hiểu biết về lĩnh vực công nghệ thông tin, về những tri thức khoa học hiện đại. Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Lợi ích, nguyện vọng cá nhân chính đáng, khơng hại cho cái chung, cần được cha mẹ chiếu cố và đáp ứng; những lợi ích, phúc lợi chung lâu dài, hợp lý của gia đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và quan tâm góp sức. Những người chủ gia đình, cha và mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việc điều chỉnh, kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợi ích chung của gia đình. Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác và chấp nhận sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi địi hỏi thoả mãn quyền lợi cá nhân của mình, từ việc nhỏ đến việc lớn, trọng đại diễn ra hàng ngày. Điều này phải trở thành nếp suy nghĩ thường trực, trở thành việc làm tự nhiên của mỗi thành viên trong gia đình.

Về phần con cháu, cần lắng nghe mong muốn của ông bà, cha mẹ, dành thời gian tâm sự, chăm sóc, động viên họ. Tạo điều kiện để ơng bà có thể làm những cơng việc phù hợp với tuổi tác, sức khoẻ để họ khơng cảm thấy mình là người thừa trong gia đình và xã hội, từ đó có thể dẫn đến những tư tưởng tiêu cực. Nên bàn bạc với ông bà khi cần quyết định những công việc quan trọng, nên tận dụng vốn tri thức kinh nghiệm sống mà ông bà, cha mẹ đã dày công cóp nhặt và tích lũy suốt cả cuộc đời. Người xưa có câu “khơn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”. Tất cả những điều đó sẽ làm cho người

già cảm thấy ấm áp để có thể sống vui, sống khoẻ, sống có ích làm chỗ dựa tinh thần cho con cháu. Khi bố mẹ già, con cháu phải quan tâm chăm sóc bằng tất cả tình thương u và trách nhiệm của mình. Bởi, đối với nhiều người là khơng gì bằng người thân trong gia đình, đặc biệt là những đứa con mang nặng đẻ đau, trực tiếp chăm sóc khi đau yếu. Việc chăm sóc cha mẹ già yếu khơng chỉ thể hiện tình thương u mà cịn là trách nhiệm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà. Điều này vừa thể hiện truyền thống kính trọng người già, người cao tuổi, cũng vừa là đạo hiếu với cha mẹ trong gia đình và xã hội Việt Nam.

Trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại, xã hội có nhiều đổi thay thì việc chăm sóc cha mẹ già gặp khơng ít khó khăn. Bởi lẽ, trong cuộc sống hiện đại, mọi người ở độ tuổi lao động đều bận rộn từ sáng đến tối, trẻ em thì bận học hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay (Trang 126 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)