hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay
Gia đình là một hiện tượng xã hội lịch sử. Sự hình thành và biến đổi của gia đình ln theo sát sự biến đổi của xã hội. Đặc biệt, dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, nhịp độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố ngày một gia tăng, tồn cầu hố được thúc đẩy, kinh tế thị trường ngày càng lan rộng, gia đình Việt Nam có sự q độ từ gia đình truyền thống đến hiện đại là một xu thế khó có thể đảo ngược. Nhưng q trình đó diễn ra vơ cùng phức tạp, nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc, đòi hỏi cần phải được nhận thức và giải quyết từ phía Nhà nước, xã hội và chính bản thân các gia đình.
Thứ nhất, sự suy giảm của cấu trúc gia đình truyền thống và sự xuất hiện của các hình thái gia đình mới địi hỏi cần có những chính sách xã hội đúng đắn.
Trong thời đại ngày nay, có lẽ khơng ai khơng nhận thức được rằng tiến bộ khoa học và cơng nghệ có vai trị rất quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát triển. “Khoa học và công nghệ là cái không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia” [115, tr.561]. Bởi, công nghiệp hố, hiện đại hố chính là q trình áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại để đổi mới về căn bản và nâng cao toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội, từ kinh tế đến chính trị và văn hố. Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự tác động đến cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay. Bởi, sản xuất cơng nghiệp sẽ lôi cuốn lực lượng lao động từ các gia đình vào các khu cơng nghiệp, tới các khu đơ thị dẫn đến hình thành các gia đình hạt nhân chủ yếu với vợ chồng và con cái chưa trưởng thành. Cấu trúc gia đình hiện nay phổ biến là “gia đình hạt nhân, đặc biệt là thành thị chiếm tới 75,9%” [151, tr.27]. Do đó, mơ hình gia đình hạt nhân khá phổ biến so với gia đình mở rộng (gia đình truyền thống), đã tạo ra sự thiếu đồng bộ giữa hai hình thái gia đình khác nhau, như quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, về mơi trường văn hố gia đình, dịng họ, v.v..
Nhưng, gia đình hạt nhân hiện nay chưa phải là kiểu gia đình hiện đại. Vì gia đình hiện đại là gia đình nảy sinh và tồn tại trong xã hội công nghiệp đã trải qua các giai đoạn khác nhau của sự phát triển cơng nghiệp ở các trình độ khác nhau, trong khi Việt Nam vẫn chưa phải là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cịn trong các xã hội nơng nghiệp khép kín, khoa học và cơng nghệ chưa phát triển, xã hội tĩnh lặng, đời sống tinh thần của các thành viên gia đình được an bài bởi những giá trị, chuẩn mực, những định hướng được coi là vĩnh hằng. Ngược lại, dưới sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, xã hội công nghiệp không ngừng vận động biến đổi khiến gia đình - một thiết chế xã hội thay đổi theo rất dữ dội. Tính thiếu đồng bộ thể hiện ở chỗ xã hội công nghiệp trong thời đại khoa học và công nghệ là phải giải phóng sản xuất xã hội khỏi cơ chế quản lý tập trung bao cấp với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, nhưng xã hội công nghiệp lại phải tiến hành trên những dữ liệu có sẵn do cơ chế đó để lại. Vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lý
nhà nước về gia đình phải có chính sách đồng bộ về gia đình trên cơ sở đã có chính sách đồng bộ về xã hội trong thời đại khoa học và công nghệ.
Trong cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống, tính gắn kết cộng đồng là một trong những giá trị nổi bật và có ý nghĩa, thể hiện sự tôn trọng các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Khơng ít trường hợp các giá trị truyền thống của gia đình được đề cao, có khi được đề cao trên cả các thành tích cá nhân của các thành viên. Điều đó, đặt ra yêu cầu đối với “mỗi người trước khi hành động cần suy nghĩ
rằng việc này có lợi hay bất lợi cho gia đình. Sự thể hiện khơng tốt trong ứng xử của một cá nhân có thể làm mất danh dự của tổ tiên cũng như của thế hệ tương lai” [130]. Đối lập với tính cộng đồng trong cấu trúc gia đình Việt Nam trước đây là tính cá nhân có xu hướng tăng lên trong cấu trúc gia đình hiện nay và đang dần trở nên phổ biến. Bởi, trong bối cảnh xã hội hiện đại, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thơng, như điện thoại thông minh, internet đã giúp các thành viên “xác lập lại vị trí của cái tơi trong cái ta” [120, tr.149], nên tính độc lập ngày càng cao, điều đó có thể làm cho giá trị cốt lõi của gia đình truyền thống là tính cộng đồng thiêng liêng và đầm ấm đang giảm sút để nhường chỗ cho các giá trị thế tục như quyền tự do và những sở thích cá nhân. Thực tiễn cho thấy, con người đang hướng tới các giá trị của sự tự do cá nhân, độc lập, phát triển cá nhân hơn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với gia đình và xã hội. Khuynh hướng này đang “làm suy yếu đi mối dây liên hệ của con người với gia đình” [122, tr.32], cũng như làm suy yếu tính gắn kết trong xã hội Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu Hồ Ngọc Đại mô tả trong “Tam giác gia đình” [31, tr.34], khi diện tích của tam giác càng lớn thì các cạnh của nó (mà ở đây là thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình) sẽ càng bị kéo dài và mở rộng ra. Và theo quy luật cơ học thì sức đàn hồi hay độ cứng của vật thể luôn tỷ lệ nghịch với chiều dài của vật thể ấy. Vận dụng quy luật cơ học này vào trong quan hệ gia đình, chúng ta thấy rằng, các mối quan hệ đó sẽ dễ bị gãy hơn so với khi các quan hệ đó cịn khép kín. Vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cần
hoạch định và thực thi các chính sách nhằm tạo điều kiện cho các gia đình được đồn tụ, hạn chế sự phân cơng, bố trí cơng tác tạo ra sự xa cách, đặc biệt giữa vợ và chồng, tạo điều kiện để các thành viên gia đình có cơ hội cân bằng giữa cơng việc và gia đình, giảm bớt những yếu tố chính sách gây ra sự lỏng lẻo của gia đình Việt Nam hiện nay.
Những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, cụ thể là với sự ra đời của internet, thông tin và truyền thông, báo chí điện tử, facebook, zalo,... với các nguồn thơng tin đa dạng và phong phú đã tác động trực tiếp đến quan điểm, tư tưởng của
các thành viên trong gia đình, tạo điều kiện cho xu hướng tự do, dân chủ, cá nhân hoá tăng lên. Khi mỗi cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng của mình, như học vấn, địa vị, kinh tế,... một cách thái quá thì các mối quan hệ trong gia đình sẽ bị nhạt đi cũng là điều dễ hiểu. Và những cái gọi là tôn ti, trật tự kia hầu như không đủ sức mạnh để níu kéo các thành viên trong gia đình xích lại với nhau. Nhưng “xã hội là một chỉnh thể thống nhất luôn vận động biến đổi phức tạp, sự phức tạp của nó được phản ánh như là bản chất các hiện tượng xã hội và mức độ khác nhau liên kết chặt chẽ với nhau, khơng thể tách rời” [178, tr.3].
Bên cạnh đó, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại ở trong điều kiện tồn cầu hố làm xuất hiện quan niệm mới về hôn nhân khác với quan niệm truyền thống. Mặt khác, những cải cách về luật pháp nhằm hợp pháp hoá quyền tự do lựa chọn và đảm bảo sự bình đẳng nam nữ trong hơn nhân, đồng thời đã làm nảy sinh trong lớp trẻ những nhận thức mới khác với quan niệm truyền thống, thậm chí có cả những quan niệm về hơn nhân mới đối lập với quan niệm hôn nhân truyền thống, như khuynh hướng thực dụng khơng ít người kết hơn, ly hơn vì động cơ tiền tài, địa vị, danh vọng, v.v.. Hơn nữa, cịn hình thành quan niệm dễ dãi trong quan hệ tình dục nam nữ, gắn với sự chung sống tạm bợ, khơng tính đến chuyện hôn nhân nghiêm túc và lâu dài như tình trạng “sống thử” của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nam thanh thiếu niên “sống thử” cao hơn nữ (22% so với 14,7%) [111, tr.6]. Tỷ lệ chấp nhận hiện tượng này sống ở thành thị là 25,9% cao hơn 10 điểm % so với thanh thiếu niên sống ở nơng thơn [111, tr.6]. Tình trạng nam nữ chung sống không kết hôn được một bộ phận thanh thiếu niên chấp nhận có xu hướng gia tăng. “Mức độ sử dụng internet có ảnh hưởng mạnh đến thái độ chấp nhận việc chung sống không đăng ký kết hôn ở thanh thiếu niên. Cụ thể, nhóm thanh niên là nam giới, sinh sống ở thành thị, có sử dụng internet có tỷ lệ chấp nhận hiện tượng này cao hơn nhóm nữ giới, nhóm sống ở nơng thơn và nhóm khơng sử dụng internet” [111, tr.6]. Bởi lẽ, “ở các nước phương Tây, nam nữ thanh niên hoàn toàn tự do lựa chọn hình thức chung sống mà khơng bị ràng buộc bởi pháp luật và dư luận xã hội” [165, tr.18].
điều chỉnh chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình phù hợp, đồng thời có những chính sách chặt chẽ hơn về hơn nhân nhằm đảm bảo gia đình Việt Nam phát triển bền vững.
Hiện nay cũng xuất hiện những kiểu gia đình mới, như gia đình của người độc thân; gia đình chỉ có bố hoặc mẹ sống với con cái; gia đình tổ hợp (tức là con cái của họ được sinh ra trong các cuộc hơn nhân trước đó vào trong một hình thức “gia đình mở rộng kiểu mới”); gia đình kết hơn với người nước ngồi; gia đình đồng tính nam; gia đình đồng tính nữ, v.v.. Những hình thức gia đình này, phản ánh sự thay đổi của cấu trúc gia đình dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong điều kiện tồn cầu hố.
Đặc biệt, trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng, thì vấn đề kết hơn với người nước ngồi có khuynh hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, có thể tác động xấu đến tình hình xã hội và sự ổn định, phát triển bền vững của gia đình Việt Nam. Như việc tổ chức xem mặt cô dâu tại một số nhà hàng, khách sạn mà báo chí đưa tin đã phần nào ảnh hưởng đến giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam; làm tăng thêm tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở độ tuổi kết hôn trong nước; cuộc sống của trẻ em bị ảnh hưởng, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ hoặc gia tăng tình trạng bn bán phụ nữ, v.v.. Vấn đề đặt ra
là các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình phải hồn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh kịp thời các quan hệ hơn nhân gia đình, như hơn nhân với người nước ngồi, hơn nhân đồng tính,... nhằm phát triển gia đình Việt Nam bền vững và làm sao để “cái hiện đại khơng xố sạch cái truyền thống và cái truyền thống chỉ có lý
do tồn tại khi nó được sàng lọc và kiểm nghiệm qua cái hiện đại” [77, tr.47].
Thứ hai, sự suy giảm chức năng gia đình truyền thống và vấn đề đặt ra đối với xã hội hiện đại cần thay thế hay khỏa lấp khoảng trống đó.
Vấn đề đặt ra đối với chức năng sinh đẻ - tái sản xuất ra con người của gia đình Việt Nam hiện nay trước sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.
Sự tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong y học đã và đang hỗ trợ cho chức năng sinh đẻ của gia đình, làm biến đổi những thiên chức vốn có của gia đình hiện nay. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại mà cụ thể ở đây là việc sáng chế ra bao cao su và phát minh ra các loại thuốc tránh thai,... đều có tác động hai mặt đến gia đình Việt Nam hiện nay. Một mặt, các phát minh và sáng chế này giúp các cặp vợ chồng hồn tồn có thể chủ động về thời điểm có thai, cũng như chủ động số con mà họ mong muốn. Mặt khác, tính hiệu quả của các vật dụng mới đó cũng làm quan hệ tình dục trước hơn nhân và ngồi hôn nhân trở nên khá phổ biến hiện nay. Điều đó, khơng chỉ mở đường cho một lối sống mới mà còn khác xa so với những chuẩn mực, phong tục của gia đình Việt Nam truyền thống. Lối sống mới hình thành đó nếu khơng được kiểm soát chặt chẽ rất dễ dẫn đến một hậu quả không mong muốn đối với toàn xã hội là làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh vơ sinh, bệnh HIV/AIDS, v.v.. Vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lý nhà
nước về gia đình cần có những giải pháp tun truyền mạnh mẽ nhằm bảo đảm an tồn tình dục, bao gồm cả giáo dục giới tính và văn hố tình dục trước khi kết hơn.
Cùng với đó, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại cũng tác động đến phương pháp sinh đẻ của các cặp vợ chồng hiện nay, mà cụ thể là công nghệ sinh học, như thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đã hỗ trợ rất nhiều về phương pháp sinh con, về phương pháp chữa bệnh, v.v.. Nhưng mặt khác, chính những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại này cũng đang tạo ra hệ luỵ phức tạp về quản lý xã hội, như việc xác định quan hệ họ hàng của đứa trẻ sau khi sinh, rồi xuất hiện việc đẻ thuê, mua bán tinh trùng, v.v.. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại “với khả năng cắt - ghép - chép gen, y - sinh học hiện đại đã vượt qua giới hạn của việc mô tả sự sống để vươn tới khả năng điều khiển sự sống” [169, tr.41], đang giúp kéo dài hơn tuổi thọ của các thành viên gia đình. Tuy nhiên, sự xuất hiện của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại cũng lại tạo ra những hệ luỵ về mặt xã hội, như để có một bộ phận cơ thể để cấy ghép, có người đã tìm mọi cách, thậm chí dùng cả thủ đoạn mua bán người để lấy các bộ phận cơ thể,... đây cũng là nguyên nhân của tội phạm buôn bán các bộ phận
trên cơ thể người đang xuất hiện ngày càng nhiều. Vấn đề đặt ra là các cơ quan
quản lý nhà nước về khoa học cơng nghệ cần phải hồn thiện hệ thống pháp luật về cơng nghệ sinh học và có chế tài xử lý nghiêm minh các vi phạm nhằm kiểm sốt việc ứng dụng cơng nghệ sinh học vào thực tiễn, tránh việc lợi dụng vào những mục đích phi nhân văn.
Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại là sản phẩm của văn minh nhân loại, nhưng “vơ tình”, chúng lại đang được sử dụng như là một cơng cụ để duy trì, bảo vệ một tư tưởng lỗi thời, lạc hậu mà ngay cả cơ sở nảy sinh và tồn tại của nó cũng khơng cịn, đó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại mà cụ thể là cơng nghệ chẩn đốn trước sinh, một mặt, giúp các gia đình có thể chủ động trong việc sinh con, chăm sóc sức khoẻ cho những đứa trẻ ngay cả khi chưa lọt lịng, nhưng mặt khác, nó đang bị lợi dụng, làm cơng cụ lựa chọn thai nhi gây mất cân bằng giới tính và gây hệ luỵ cho xã hội. Khi xảy ra tình trạng “thừa