Khái niệm AEG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 27 - 28)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

2.1.1. Khái niệm AEG

Thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đƣa ra các quan điểm về khái niệm này.

Liggio (1974) là ngƣời đầu tiên giới thiệu khái niệm “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” đến các tài liệu kiểm tốn. Ơng định ngh a AEG là sự khác biệt giữa mức độ kỳ vọng về hiệu quả công việc kiểm toán giữa KTV và những ngƣời sử dụng BCTC.

Năm 1978, Ủy ban Cohen của Hoa Kỳ đã mở rộng khái niệm này và cho rằng AEG là sự kỳ vọng hoặc yêu cầu của cơng chúng về những gì KTV có thể hoặc nên thực hiện một cách hợp lý.

Guy & Sullivan (1988) cho rằng AEG là sự khác biệt giữa những gì cơng chúng tin là thuộc trách nhiệm của KTV và những gì KTV tin là thuộc trách nhiệm của mình.

Năm 1993, Porter cho rằng định ngh a về AEG của Liggio và Ủy ban Cohen là quá hẹp. Bà lập luận rằng sự gia tăng trong việc chỉ trích, kiện tụng đối với KTV là do sự thất bại của KTV trong việc đáp ứng mong đợi của xã hội, do đó làm suy yếu niềm tin vào chức năng kiểm toán. Bà định ngh a AEG là sự khác biệt giữa kỳ vọng của xã hội đối với KTV và quan điểm của xã hội về kết quả hoạt động của KTV.

Cũng vào năm 1993, Monroe và Woodliff đã tiến hành nghiên cứu AEG, xác định AEG nhƣ là sự khác biệt trong niềm tin của công chúng và KTV về nhiệm vụ

và trách nhiệm mà KTV đảm nhận và các thông điệp đƣợc chuyển tải bởi báo cáo kiểm toán.

Jennings và cộng sự (1993), định ngh a AEG là sự khác biệt giữa những gì cơng chúng kỳ vọng từ nghề nghiệp kiểm tốn và những gì mà nghề nghiệp kiểm tốn thực sự có thể cung cấp. Định ngh a này cũng đƣợc Lowe (1994) ủng hộ trong nghiên cứu của ông về khoảng cách kỳ vọng trong hệ thống pháp luật.

Tóm lại, mặc dù có nhiều khái niệm với những từ ngữ khác nhau nhƣng tựu chung lại các khái niệm trên đều đề cập đến khoảng cách về sự nhận thức hoạt động thực tế và kỳ vọng mà KTV phải thực hiện so với cái mà KTV có thể đáp ứng đƣợc. Trong luận văn này, tác giả sử dụng định ngh a và các thành phần cấu tạo AEG của Porter.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)