Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Đối với giả thuyết H1 về tính độc lập của KTV, tác giả xây dựng thang đo gồm 8 biến quan sát. Kết quả cho thấy có sự đồng thuận giữa các nhóm ở biến IND 1, 2, 4, 6, 7 và ngƣợc lại, ở các biến IND 3, 5, 8 các nhóm có sự nhận định khác nhau. Cả KTV và ngƣời sử dụng BCTC đều thống nhất rằng KTV phải khách quan và độc lập trong việc đƣa ra ý kiến và khơng đƣợc có mối quan hệ tài chính (trực tiếp hay gián tiếp) với đơn vị đƣợc kiểm tốn. Các nhóm cũng cho rằng những việc nhƣ thực hiện kiểm toán cho một khách hàng quá 3 năm đối với KTV và quá 5 năm đối với doanh nghiệp kiểm toán; vi phạm đạo đức nghề nghiệp và nhận quà tặng hoặc ƣu đãi từ khách hàng làm ảnh hƣởng đến tính độc lập của KTV. Những điều này đƣợc cho là phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Ngƣợc lại, sự khác biệt về nhận thức của KTV và ngƣời sử dụng BCTC thể hiện ở nhận định các dịch vụ phi kiểm toán, mong muốn giữ khách hàng quan trọng và doanh thu từ một khách hàng lớn hơn hoặc bằng 10% tổng doanh thu sẽ làm giảm tính độc lập của KTV.

Đối với giả thuyết H2 về trách nhiệm của KTV, thang đo gồm 8 biến quan sát và kết quả cho thấy có sự đồng thuận giữa các nhóm ở biến RES 1, 2, 3, 7 và sự khơng đồng thuận giữa các nhóm ở biến RES 4, 5, 6 và 8. Hầu hết KTV và ngƣời sử dụng BCTC đều đồng ý rằng KTV khơng có trách nhiệp lập BCTC cho đơn vị đƣợc kiểm toán mà chỉ cần đƣa ra ý kiến trong báo cáo kiểm tốn về việc liệu BCTC có đƣợc lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu. Bên cạnh

đó, cả 2 nhóm cũng đồng ý rằng, KTV phải chịu trách nhiệm phát hiện việc biển thủ tài sản với giá trị lớn và mang tính trọng yếu có thể làm ảnh hƣớng đến BCTC và phải báo cáo các tới cơ quan chức năng về các hành vi không tuân thủ pháp luật của đơn vị đƣợc kiểm toán. Điều này phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 200, 240 và 250. Tuy nhiên, KTV và ngƣời sử dụng BCTC vẫn tồn tại nhận định khác biệt về việc KTV phải phát hiện ra tất cả các gian lận tại đơn vị đƣợc kiểm toán, phải chịu trách nhiệm nếu đơn vị đƣợc kiểm toán bị phá sản do gian lận cũng nhƣ là phải đƣa ra tất cả những cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra. Nhƣ đã phân tích ở phần kết quả kiểm định, nguyên nhân tồn tại khoảng cách này là do ngƣời sử dụng kỳ vọng quá cao về khả năng và trách nhiệm phát hiện gian lận ở KTV. Bên cạnh đó, ngƣời sử dụng BCTC cịn cho rằng KTV có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đƣợc kiểm toán. Đây là mong đợi quá mức và chƣa hợp lý từ ngƣời sử dụng về trách nhiệm của KTV do ngƣời sử dụng chƣa nắm rõ về chuẩn mực.

Từ những kết quả trên, ta có thể đƣa ra kết luận là bác bỏ giả thuyết H1 và H2.

Kết luận chƣơng 4

Chƣơng 4 trình bày kết quả của các phƣơng pháp phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm SPSS 20.0 đƣợc sử dụng trong luận văn nhƣ phân tích thống kê mơ tả, kiểm định Independent Sample T-test. Kết quả của phân tích thống kê mơ tả giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về mẫu khảo sát theo số lƣợng và tỷ lệ của từng nhóm đối tƣợng tham khảo, còn kiểm định Independent Sample T-test giúp kiểm định sự khác biệt trong nhận thức của KTV và ngƣời sử dụng BCTC liên quan đến tính độc lập và trách nhiệm của KTV.

Thông qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy AEG tại Việt Nam vẫn cịn tồn tại liên quan đến tính độc lập và trách nhiệm của KTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)