Kết quả kiểm định liên quan đến tính độc lập của KTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Kiểm định Independent Sample T-test

4.2.1. Kết quả kiểm định liên quan đến tính độc lập của KTV

Bảng 4.2 và 4.3 dƣới đây trình bày kết quả thống kê mô tả và kiểm định Independent Sample T-test sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về tính độc lập của KTV và ngƣời sử dụng BCTC với giả định rằng khơng có sự khác biệt giữa các nhóm đối với 8 biến quan sát.

Bảng 4.2. Thống kê theo nhóm đối tƣợng liên quan đến tính độc lập của KTV Nghenghiep N Mean Std. Deviation Std. Error Mean IND1 KTV 59 3.85 .761 .099 NSD 73 4.07 .805 .094 IND2 KTV 59 3.66 .757 .099 NSD 73 3.78 .837 .098 IND3 KTV 59 2.49 .774 .101 NSD 73 3.53 .709 .083

Nghenghiep N Mean Std. Deviation Std. Error Mean IND4 KTV 59 2.75 .801 .104 NSD 73 3.03 .849 .099 IND5 KTV 59 2.37 .849 .111 NSD 73 3.60 .777 .091 IND6 KTV 59 4.37 .613 .080 NSD 73 4.21 .726 .085 IND7 KTV 59 4.07 .763 .099 NSD 73 4.29 .634 .074 IND8 KTV 59 2.46 .795 .103 NSD 73 3.53 .899 .105

Bảng 4.3. Kiểm định Independent Samples T-test liên quan đến tính độc lập của KTV

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) IND1 Equal variances assumed .059 .809 -1.607 130 .111 Equal variances not assumed -1.616 126.779 .109 IND2 Equal variances assumed .070 .792 -.853 130 .395 Equal variances not assumed -.862 128.344 .390 IND3 Equal variances assumed .518 .473 -8.065 130 .000 Equal variances not assumed -7.989 119.161 .000 IND4 Equal variances assumed .007 .934 -1.943 130 .054 Equal variances not assumed -1.955 126.911 .053 IND5 Equal variances assumed .056 .813 -8.674 130 .000 Equal variances not assumed -8.593 119.144 .000 IND6 Equal variances assumed .938 .334 1.411 130 .161 Equal variances not assumed 1.436 129.728 .153 IND7 Equal variances assumed .097 .756 -1.809 130 .073 Equal variances not assumed -1.774 112.619 .079 IND8 Equal variances assumed 1.378 .243 -7.201 130 .000 Equal variances not assumed -7.296 128.914 .000

Kết quả phân tích định lƣợng cho thấy, đối với các câu hỏi về tính độc lập của KTV thì:

KTV và ngƣời sử dụng BCTC đều thống nhất rằng:

 Tính độc lập 1 và 2: KTV phải phải khách quan và độc lập trong việc đƣa ra ý kiến mà không chịu ảnh hƣởng bởi đơn vị đƣợc kiểm tốn; và KTV khơng đƣợc có mối quan hệ tài chính (trực tiếp hay gián tiếp) với đơn vị đƣợc kiểm toán.

Mức độ ảnh hƣởng của hai biến quan sát trong thang đo tính độc lập của KTV khơng có sự chênh lệch nhiều giữ các nhóm. Đối với nhóm KTV có GTTB lần lƣợt là 3.85 và 3.66. Đối với nhóm ngƣời sử dụng BCTC có GTTB là 4.07 và 3.78. Điều này cho thấy tính độc lập của KTV đóng một vai trị quan trọng trong suốt q trình kiểm tốn BCTC, làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng của cuộc kiểm toán.

Đồng thời, từ kiểm định Independent Sample T-test cho kết quả tại cột Levene's Test for Equality of Variances với Sig. lần lƣợt là 0.809 và 0.792 và đều > 0.05 nên ta sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2- tailed) lần lƣợt là 0.111 và 0.395. Vì cả hai kết quả đều cho Sig. (2-tailed) > 0.05 nên cả hai tính độc lập này khơng ảnh hƣởng đến AEG.

 Tính độc lập 4: Thực hiện kiểm tốn cho một khách hàng quá 3 năm đối với KTV và quá 5 năm đối với doanh nghiệp kiểm tốn làm giảm tính độc lập.

Theo kết quả thống kê, nhóm KTV và ngƣời sử dụng BCTC đều cho rằng thời gian dài kiểm toán một khách hàng cũng sẽ làm giảm tính độc lập của kiểm tốn nhƣng cịn đe dọa ở mức độ thấp (GTTB của nhóm KTV và ngƣời sử dụng BCTC lần lƣợt là 2.75 và 3.03). Từ kiểm định Independent Sample T-test, ta có Sig. là 0.934 > 0.05 nên sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2-tailed) là 0.054 > 0.05. Điều này chứng tỏ khơng tồn tại AEG ở tính độc lập này.

 Tính độc lập 6 và 7: Vi phạm đạo đức nghề nghiệp làm giảm tính độc lập của KTV; và việc nhận quà tặng hoặc ƣu đãi từ khách hàng cũng ảnh hƣởng đến tính độc lập.

Ở hai tính độc lập này, kết quả thống kê cho thấy nhóm KTV có GTTB lần lƣợt là 4.37 và 4.07, nhóm ngƣời sử dụng BCTC có GTTB lần lƣợt là 4.21 và 4.29. Cả hai nhóm khảo sát đều có mức độ đồng ý cao. Điều này đƣợc lý giải bởi không những Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp mà Luật Kiểm toán độc lập cũng đề cập dƣới các điều cấm. Nên vi phạm đạo đức nghề nghiệp không những làm suy giảm tính độc lập của KTV mà KTV cịn có thể bị trừng trị trƣớc pháp luật. Bên cạnh đó, việc nhận quà tặng hoặc ƣu đãi từ khách hàng dù giá trị nhỏ cũng làm KTV có thể mắc nguy cơ từ sự quen thuộc.

Mặt khác, ta có Sig. lần lƣợt là 0.334 và 0.756 và đều > 0.05 nên sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2-tailed) lần lƣợt là 0.161 và 0.073. Vì Sig. (2-tailed) > 0.05 nên không tồn tại AEG ở cả hai biến quan sát này.

KTV và ngƣời sử dụng BCTC có sự khác biệt trong nhận thức về:

 Tính độc lập 3: Các dịch vụ phi kiểm tốn (nhƣ dịch vụ tƣ vấn thuế, kế tốn, quản lý,...) làm giảm tính độc lập của KTV.

Kết quả thống kê cho thấy, nhóm KTV có GTTB là 2.49 và ngƣời sử dụng BCTC có GTTB là 3.53. Đồng thời kiểm định Independent Sample T-test có Sig. là 0.473 > 0.05 nên sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2-tailed) là 0.000 < 0.05. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt về nhận thức của KTV và ngƣời sử dụng BCTC về tính độc lập này. Ngun nhân có thể là do ngƣời sử dụng BCTC ngh rằng các dịch vụ phi kiểm tốn làm cho KTV có thể mắc phải nguy cơ tự kiểm tra. Tuy nhiên hiện nay, các cơng ty kiểm tốn thƣờng đồng thời cung cấp dịch vụ phi kiểm toán nên KTV chấm điểm cho biến quan sát này thấp hơn.

 Tính độc lập 5: Doanh thu từ một khách hàng lớn hơn hoặc bằng 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp kiểm tốn làm giảm tính độc lập của KTV.

Dựa vào kết quả phân tích, ta có GTTB của KTV và ngƣời sử dụng BCTC lần lƣợt là 2.37 và 3.60, và Sig. là 0.813 > 0.05. Sử dụng kết quả kiểm định t ở cột

“Equal variances assumed” ta có Sig. (2-tailed) là 0.000 <0.05. Với kết quả trên ta thấy có sự khác biệt về nhận thức của KTV và ngƣời sử dụng BCTC về tính độc lập này. Việc cơng ty kiểm tốn q phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sẽ đƣa đƣa công ty dễ rơi vào nguy cơ tƣ lợi. Sự phụ thuộc kinh tế đƣợc coi là một trong các nhân tố đe dọa đến tính độc lập mạnh mẽ, nhất là khi phí từ một khách hàng chiếm đến 10% tổng doanh thu của cơng ty kiếm tốn.

 Tính độc lập 8: Mong muốn giữ khách hàng quan trọng làm suy giảm tính độc lập của KTV.

Ở tính độc lập này, kết quả thống kê cho thấy nhóm KTV có GTTB là 2.46, nhóm ngƣời sử dụng BCTC có GTTB là 3.53. Đồng thời kiểm định Independent Sample T-test có Sig. là 0.243 > 0.05 nên sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2-tailed) là 0.000 < 0.05. Kết quả này chứng tỏ rằng có sự khác biệt về nhận thức của KTV và ngƣời sử dụng BCTC về tính độc lập này. Do sự cạnh tranh cao trong thị trƣờng kiểm tốn nên các KTV có thể thực hiện các yêu cầu của khách hàng để mong muốn giữ lại khách hàng quan trọng, điều này làm suy giảm tính độc lập của KTV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tính độc lập và trách nhiệm của kiểm toán viên đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)