Lý thuyết đại diện (agent theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách và sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách đến kết quả công việc của nhân viên thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1. Lý thuyết đại diện (agent theory)

Lý thuyết đại diện (agent theory) xuất hiện lần đầu tiên vào đầu những năm

1970 với những nghiên cứu được tập trung vào vấn đề thông tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa người chủ sở hữu và những người được thuê để quản lý doanh nghiệp.

Theo các nghiên cứu trước đây của Jensen và Meckling (1976) và Alchian và Demsetz (1972), các cổ đông là các chủ sở hữu hoặc là người đứng đầu doanh nghiệp, thuê những người khác để thực hiện công việc quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Những người đứng đầu ủy quyền hoạt động của doanh nghiệp cho các giám đốc hoặc những người quản lý, họ là các đại diện cho các cổ đông. Các cổ đông kỳ vọng những người quản lý sẽ hành động để tối đa hóa lợi ích của cổ đơng trong doanh nghiệp, trong khi đó, những người quản lý lại không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định chỉ để phụ vụ lợi ích của những cổ đơng mà họ đại diện, từ đó hình thành một mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi ích của những người chủ sở hữu và những người được thuê để quản lý doanh nghiệp.

Lý thuyết đại diện một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của tác giả Padilla (2002). Điều tương tự cũng xảy ra đối với các nhà quản lý cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở. Các nghiên cứu ở trên đều nhấn mạnh rằng mâu thuẫn xảy ra chính là do sự thiếu hụt về thông tin hai chiều giữa cổ đơng và người đại diện. Chính vì vậy, một trong những biện pháp để giảm thiểu những mâu thuẫn này là việc chia sẻ thơng tin từ các phía thơng qua việc cùng nhau thảo luận, trao đổi về các vấn đề và đưa ra phương án thực hiện phù hợp.

Trong lĩnh vực kế tốn hành vi nói chung và dự tốn ngân sách nói riêng, việc tham gia vào dự toán ngân sách phần nào giúp thúc đẩy sự trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý, đặc biệt là thông tin từ các nhà quản trị cấp thấp đến các nhà quản trị cấp cao và ngược lại (dịng thơng tin theo chiều dọc, từ dưới đi lên và từ trên đi xuống), qua đó hạn chế được những mâu thuẫn có thể xảy ra do sự thiếu hụt thơng tin. Bên cạnh đó, dự tốn ngân sách có được sự tham gia của nhiều cấp sẽ giúp cân bằng được lợi ích của cấp lãnh đạo và cấp thực hiện, qua đó cũng sẽ giảm bớt được mâu thuẫn về lợi ích như đã nói ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách và sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách đến kết quả công việc của nhân viên thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)