CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.3. Lý thuyết động viên (motivational theory)
Theo nghiên cứu của Herzberg (2005), tác giả đã đề xuất các nhân tố để duy trì và động viên người lao động, bao gồm:
Nhân tố duy trì: điều kiện làm việc, tiền lương, an toàn…, Nhân tố động viên: thành tích, sự tiến bộ, sự cơng nhận…
Theo tác giả, để cải thiện năng suất làm việc của nhân viên, các nhà quản lý cần phải động viên họ trong công việc thông qua việc giải quyết đồng thời cả hai nhân tố nói trên. Việc này sẽ giúp nhân viên có thêm đơng lực để hồn thành cơng việc của mình. Sự nhìn nhận đúng đắn của cấp trên đối với những thành tựu mà nhân viên đạt được chính là yếu tố thúc đẩy nhân viên cố gắng hơn trong việc đóng góp cho doanh
nghiệp, ngược lại, nếu khơng được nhìn nhận đúng, người nhân viên sẽ trở nên chán nản và khơng cịn động lực làm việc.
Theo quan điểm của hai tác giả Adams và Freedman (1976) được trình bày trình bày trong nghiên cứu của mình, sự cơng bằng được coi là một động lực để nhân viên thực hiện tốt cơng việc của mình. Mọi người thường có mong muốn nhận được những phần thưởng tương xứng với những đóng góp hay cơng sức mà họ đã bỏ ra. Nếu người nhân viên nhận thấy mình được trả lương thấp hơn mức mà họ đáng được hưởng, họ sẽ giảm nỗ lực của bản thân xuống để duy trì “sự cân bằng’. Nếu người nhân viên nghĩ rằng đang được trả lương cao, anh ta sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ hơn. Tính cơng bằng trong cơng việc cịn được xem xét qua tương quan giữa tỷ lệ đóng góp và những kết quả nhận được của một nhân viên với những nhân viên khác có hợp lý hay khơng. Trong trường hợp khơng cảm nhận được tính hợp lý, họ có thể tự đặt ra yêu cầu tăng hay giảm nỗ lực của bản thân để duy trì “sự cân bằng”. Vì vậy, sự ghi nhận cơng việc kịp thời từ phía nhà quản lý là nhân tố động viên hàng đầu đối với nhân viên.
Qua trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu (sự tham gia vào dự toán ngân sách) cũng như các lý thuyết nền tảng bao gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết tâm lý, lý thuyết động viên, tác giả có thể đưa ra cơ sở để xây dựng mơ hình và giả thuyết nghiên cứu, cũng như đưa ra những biện luận cho các giả thuyết giả thuyết trong mơ hình. Nội dung này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: