CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.2. Lý thuyết tâm lý (psychological theory)
Theo Elton Mayo (1880 – 1949), ông cho rằng sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý của con người như muốn được người khác quan tâm, kính trọng, muốn có vai trị quan trọng trong sự nghiệp chung, muốn làm việc trong bầu khơng khí thân thiện giữa các đồng sự, v.v… có ảnh hưởng lớn đến năng suất và thành quả lao động của con người.
Quan điểm cơ bản của lý thuyết này cũng giống như quan điểm của lý thuyết quản trị khoa học, họ cho rằng sự quản trị hữu hiệu tùy thuộc vào năng suất lao động của con người làm việc trong tập thể. Tuy nhiên, khác với ý kiến của lý thuyết quản trị khoa học, lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đối với năng suất của lao động.
Lý thuyết tâm lý (psychological theory) chỉ ra rằng việc thiết lập và vận hành hệ thống kế toán hành vi trong doanh nghiệp phải xem xét tác động đến mối quan hệ
con người trong doanh nghiệp (quan hệ cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau). Điều này liên quan đến q trình dự tốn ngân sách, q trình kiểm sốt đánh giá và ra quyết định phải tạo được động lực và hướng đến việc nâng cao hiệu suất các bộ phận. Ví dụ việc thiết lập các định mức chi phí và các chỉ tiêu đánh giá nếu chỉ quan tâm đến cắt giảm chi phí mà khơng chú ý đến nâng cao hiệu suất và giải quyết hài hịa lợi ích giữa các bộ phận trong doanh nghiệp có thể sẽ khơng huy động được mọi người trong doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết tâm lý quản trị cho rằng các nhà quản trị nên thay đổi quan niệm về người lao động. Nhà quản trị phải cải thiện các mối quan hệ con người trong tổ chức, từ mối quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên, đến mối quan hệ giữa các đồng sự ngang hàng, vì con người sẽ làm việc tốt hơn trong một môi trường quan hệ thân thiện.
Trong những năm 1970, các nghiên cứu về kế toán hành vi đã bắt đầu sử dụng lý thuyết nhận thức về tâm lý học để nghiên cứu cách thức các cá nhân xử lý thông tin kế toán để lập kế hoạch, kiểm soát quá trình và ra quyết định. Ví dự như nghiên cứu mà các tác giả Mock, Estrin và cộng sự. (1972) thực hiện đã đưa đến kết luận về những phản hồi của kế toán theo từng phong cách nhận thức của cá nhân để ảnh hưởng đến các quyết định điều hành như thế nào. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết tâm lý học để giải thích và dự đốn cách áp dụng vào lĩnh vực kế toán hành vi như lập kế hoạch ngân sách, đánh giá hiệu quả hoạt động và bối cảnh tổ chức ảnh hưởng đến tâm trí và hành vi của cá nhân, đặc biệt là các quyết định, phán quyết, sự hài lòng như thế nào…
Lý thuyết về tâm lý có thể được sử dụng để giải thích cả nguyên nhân và ảnh hưởng của thực tiễn kế toán hành vi. Tuy nhiên, các câu hỏi nghiên cứu trong hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện cịn vẫn chưa giải thích một cách rõ ràng được việc hiệu quả của các thực tiễn kế toán hành vi có tác động đến tư duy và hành vi của cá
nhân như thế nào (ví dụ: ảnh hưởng của khó khăn khi thực hiện mục tiêu ngân sách đối với động lực).
Nghiên cứu của tác giả Birnberg, Luft và cộng sự. (2006) ít nhiều đã làm sáng tỏ được những ảnh hưởng của tâm trí và hành vi của con người đối với thực tiễn kế tốn hành vi từ đó đưa ra đề xuất các phương án để gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua việc tác động đến tâm lý, mối quan hệ giữa các nhân viên, cấp bậc trong doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực kế toán hành vi, cụ thể là việc thiết lập và thực hiện dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp, các tác giả Shields và Shields (1998) và Birnberg và Luft (2007) đã kết luận trong nghiên cứu của mình rằng: việc lập dự tốn ngân sách có sự tham gia của nhân viên sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện dự tốn ngân sách thông qua các cơ chế tạo động lực và nhận thức. Do cơ chế này, việc lập dự tốn ngân sách có sự tham gia của nhân viên sẽ làm tăng lịng tin, sự kiểm sốt và sự gắn kết bản thân nhân viên với tổ chức, đồng thời hạn chế xuất hiện sự chống đối đối với các thay đổi, chấp nhận và cam kết hơn với dự toán ngân sách được đưa ra, qua đó cải thiện kết quả công việc của nhân viên.