PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
3.2.1.1. Mối quan hệ giữa sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách và sự tham gia vào dự toán ngân sách
Bài viết của tác giả Argyris (1952) là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên được công bố đề cập đến sự tham gia vào dự tốn ngân sách, trong đó đánh giá tác động về phản ứng và hành vi của các nhà quản lý cấp dưới đối với sự tham gia vào dự toán ngân sách.
Phân phối dự toán ngân sách đưa ra các sự phân bổ về nguồn lực, chi phí cho đơn vị, bộ phận, cá nhân… trong tổ thức để thực hiện các dự án, hoàn thành mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Một phân phối dự toán ngân sách tốt phải đảm bảo ngân sách được đưa ra là phù hợp với khả năng của người thực hiện nhưng vẫn mang yếu tố thử thách nhằm kích thích người thực hiện phát huy thêm những tiềm năng của họ. Ngồi ra, ngân sách cũng khơng được quá dư thừa so với nguồn lực mà tổ chức đang nắm giữ,
sự dư thừa này sẽ gây ra những sự lãng phí khơng cần thiết trong việc sử dụng nguồn lực của tổ chức.
Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách, sự tương tác giữa người thực hiện dự toán ngân sách và cấp trên đảm bảo rằng dự toán ngân sách đã được xây dựng dựa trên những ý kiến đóng góp, phản hồi qua lại của nhiều đối tượng có liên quan, sự tương tác này cũng cho thấy sự tham gia vào dự toán ngân sách được tăng lên. Ngồi ra, điều này cịn đảm bảo tính hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách (Argyris 1952, Wentzel 2002, Maiga và Jacobs 2007).
Khi phân phối của dự toán ngân sách đã được xác định một cách kỹ lưỡng, phù hợp với nhu cầu và năng lực của người thực hiện thì theo thuyết tâm lý và lý thuyết cơng bằng, nhân viên sẽ cảm thấy sự công bằng và có thêm động lực rằng họ có thể thực hiện dự tốn ngân sách một cách thành cơng, khi đó khả năng họ tham gia vào việc xây dựng dự toán ngân sách sẽ tăng lên (Kren 1992).
Tương tự đối với mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhân viên đối với dự tốn ngân sách, nếu nhân viên cảm nhận rằng mình có mức độ ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng dự toán ngân sách, họ sẽ có nhu cầu tham gia vào việc thiết lập dự toán ngân sách để chứng tỏ khả năng và tầm quan trọng của mình trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức (Lindquist 1995).
Trong q trình thực hiện, cấp trên có sự quan tâm sát sao đối với người thực hiện khi thảo luận về các giới hạn dự tốn ngân sách thì theo lý thuyết động viên, nhân viên cấp dưới sẽ cảm nhận được sự hỗ trợ và quan tâm này, từ đó gia tăng mức độ tham gia vào dự toán ngân sách của họ.
Qua những lập luận trên, có thể thấy rằng sự phân phối của dự tốn ngân sách có ảnh hưởng đến sự tham gia vào dự toán ngân sách, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
H1: Sự hợp lý trong phân phối của dự tốn ngân sách có tác động dương đến sự
3.2.1.2. Mối quan hệ giữa sự hợp lý trong quy trình dự tốn ngân sách và sự tham gia vào dự toán ngân sách
Nghiên cứu của Greenberg và Folger (1983) cho rằng: “Nếu quy trình được coi là hợp lý thì có nhiều khả năng nó sẽ đưa đến một kết quả của hơp lý. Sự hợp lý trong quy trình ảnh hưởng đến sự hợp lý trong phân phối được xem là hiệu quả của quy trình”, điều này có thể được hiểu là nếu quytrình dự tốn ngân sách là một quy trình hợp lý thì sự phân phối dự tốn ngân sách cũng sẽ hợp lý.
Nghiên cứu của Thibaut và Walker (1975) cho rằng mọi người luôn quan tâm đến sự hợp lý trong các thủ tục và quy trình (sự hợp lý trong quy trình) vì nó có thể ảnh hưởng đến phản ứng của người tiếp nhận. Nếu người tiếp nhận cảm thấy ngân sách được đưa ra dựa trên một quy trình hợp lý thì mức độ tin tưởng, khả năng thực hiện ngân sách sẽ được tăng lên, ngược lại, nếu họ cảm thấy quy trình khơng hợp lý, sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính hợp lý của ngân sách, liệu rằng ngân sách có phù hợp với nguồn lực của đơn vị, tính khả thi của ngân sách, sự công bằng giữa những bộ phận, cá nhân tiếp nhận ngân sách… Nói cách khác, sự hợp lý trong quy trình có thể có những ảnh hưởng cụ thể ngân sách được ban hành và tác động đến việc thực hiện ngân sách.
Quy trình dự tốn ngân sách hợp lý sẽ thu hút được nhiều người tham gia vào việc thiết lập dự tốn ngân sách trong đó bao gồm cả những người nhận kết quả của việc dự tốn ngân sách. Quy trình lập dự tốn ngân sách càng cho phép nhân viên chủ động hành động trong phạm vi cơng việc mà họ phụ trách thì sẽ làm tăng mức độ tham gia của họ trong việc xây dựng và thảo luận về dự toán ngân sách. Lindquist (1995) cho rằng “các cá nhân được phép diễn đạt suy nghĩ của họ cảm thấy họ có giá trị, như là một thành viên có đầy đủ vai trị trong tổ chức”.
Nghiên cứu của 2 tác giả Lind và Tyler (1988) lập luận tương tự rằng “cơ hội để nói lên tiếng nói của mình chính là dấu hiệu rõ ràng về vai trò của một thành viên trong tổ chức..., ngược lại, các phản ứng im lặng được xem là không công bằng bởi
Dựa vào các thảo luận ở trên, có thể kết luận rằng sự tham gia vào dự tốn ngân sách có mối tương quan với sự với nhận thức của cấp dưới đối với sự hợp lý trong quy trình. Với sự giải thích đầy đủ của cấp trên về cách xác định mục tiêu dự toán ngân sách, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn, nắm bắt được nhiều vấn đề hơn, qua đó nâng cao tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của họ đối với dự toán ngân sách.
Libby (1999) đã nghiên cứu các mối quan hệ giữa sự hợp lý trong quy trình dự tốn ngân sách và kết quả hoạt động của cấp dưới, ông đã kết luận rằng sự kết hợp giữa sự tham gia và sự hợp lý về quy trình dẫn đến hiệu quả được cải thiện. Nghiên cứu của Wentzel (2002) nhận thấy rằng sự tham gia của ngân sách khơng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc. Đúng hơn, kết quả công việc bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua nhận thức cao về sự hợp lý đã được chuyển thành cam kết cao hơn đối với các mục tiêu dự toán ngân sách.
Qua những lập luận trên, đề tài đề xuất giả thuyết sau:
H2: Sự hợp lý trong quy trình dự tốn ngân sách có tác động dương đến sự tham
gia vào dự toán ngân sách.
3.2.1.3. Mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự tốn ngân sách và kết quả cơng việc của nhân viên
Theo nghiên cứu của Argyris (1952), việc thiết lập dự toán ngân sách một cách chủ quan có thể gây ra các hậu quả tiêu cực đến kết quả cơng việc, vì vậy ơng đã đề xuất sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng ban, cá nhân… trong việc thiết lập dự tốn ngân sách để cải thiện kết quả cơng việc. Sự tham gia vào quy trình xây dựng dự tốn ngân sách với mức độ càng cao sẽ giúp kiểm soát tốt các vấn đề trong phạm vi trách nhiệm của nhân viên. Các cuộc thảo luận giữa cấp trên và cấp dưới liên quan đến dự toán ngân sách sẽ giúp gia tăng sự phối hợp và kiểm soát tốt các vấn đề trong phạm vi trách nhiệm của nhân viên.
Lý thuyết đại diện và lý thuyết tâm lý đều khẳng định rằng sự tham gia vào dự tốn ngân sách ảnh hưởng tích cực đến kết quả cơng việc. Khi một người được tham
gia vào quy trình thiết lập và điều chỉnh dự toán ngân sách, kiến thức và kỹ năng của họ sẽ góp phần hồn thiện dự tốn ngân sách một cách hợp lý, họ sẽ có thêm động lực để hồn thành nhiệm vụ của mình.
Theo lý thuyết tâm lý, việc lập dự tốn ngân sách có sự tham gia có tác động tích cực đến việc thực hiện thơng qua các cơ chế tạo động lực và nhận thức (Shields và Shields 1998, Birnberg và Luft 2007). Do cơ chế động lực thúc đẩy, việc lập dự tốn ngân sách có sự tham gia làm tăng lịng tin, sự kiểm soát và sự gắn kết bản thân với tổ chức, đồng thời hạn chế sự chống đối đối với các thay đổi, chấp nhận và cam kết hơn với dự tốn ngân sách được đưa ra, qua đó cải thiện kết quả cơng việc (Shields và Shields 1998). Do cơ chế nhận thức, lập dự tốn ngân sách có sự tham gia là một quy trình trao đổi thơng tin cấp trên – cấp dưới, giúp hiểu rõ hơn về tình hình và các nhiệm vụ phải hoàn thành cũng như mang lại những quyết định tốt hơn, dẫn đến kết quả công việc tốt hơn (Chenhall và Brownell 1988, Kren 1992, Parker và Kyj 2006). Thông qua việc cải thiện luồng thông tin giữa cấp trên và cấp dưới, sự tham gia vào dự tốn ngân sách dẫn đến những quyết định có chất lượng cao hơn. Nhìn từ những quan điểm này, sự tham gia dẫn đến động lực cao hơn, cam kết cao hơn, quyết định có chất lượng cao hơn và kết quả công việc cao hơn. Với mỗi sự thay đổi về dự toán ngân sách, nếu các nhà quản trị cấp trên giải thích rõ ràng với nhân viên thì sẽ giúp cho việc lập kế hoạch thực hiện dự toán ngân sách và phối hợp hoạt động của nhân viên được cải thiện tốt hơn, qua đó nâng cao hiệu quả cơng việc.
Nghiên cứu của Parker và Kyj (2006) cho rằng việc chia sẻ thông tin theo chiều dọc bao gồm cả việc truyền thông tin từ cấp dưới lên cấp trên và từ phía cấp trên xuống cấp dưới, sự không chắc chắn về nhiệm vụ làm gia tăng nhu cầu được tiếp nhận thơng tin của cấp dưới, từ đó làm tăng mong muốn tham gia của họ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tham gia vào dự tốn ngân sách có tác động đến hoạt động của nhân viên (Argyris 1952, Becker và Green 1962, Hofstede 1968) thông qua cơ chế tạo động lực. Cụ thể sự tham gia vào dự toán ngân sách dẫn đến
động lực cao của nhân viên trong cơng việc, động lực cao trong cơng việc sau đó có tác động tích cực kết quả công việc.
Các nghiên cứu của Chow, Cooper và cộng sự. (1988), Murray (1990) và Lau và Buckland (2000) đã đưa đến kết luận rằng: “Sự tham gia vào dự tốn ngân sách có tác động đến hiệu quả và kết quả công việc, thông qua sự động viên và cam kết về hiệu suất, dẫn đến động cơ thúc đẩy và cam kết với dự tốn ngân sách”, từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
H3: Sự tham gia vào dự tốn ngân sách có tác động dương đến kết quả cơng việc