Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng , nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

4.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Như đã trình bày trong chương 3, phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu. Tương tự như trong trường hợp kiểm định các mơ hình thang đo, phương pháp ước lượng ML được sử dụng để ước

lượng các tham số của mơ hình. Phương pháp Bootstrap sẽ được sử dụng để ước lượng lại các tham số mơ hình để kiểm tra độ tin cậy của các ước lượng.

4.4.1 Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Kết quả ước lượng của mơ hình nghiên cứu được trình bày ở Hình 4.4. Có 4 khái niệm nghiên cứu phụ thuộc trong mơ hình: Hình ảnh nhà hàng (HANH), giá trị cảm nhận (GTCN), sự hài lòng của khách hàng (SHLKH) và ý định hành vi (YĐHV).

Kết quả phân tích SEM cho thấy mơ hình có 364 bậc tự do (Hình 4.3). Tuy giá trị Chi – bình phương có p = 0.000 (Chi-square = 658.565), nhưng các chỉ tiêu khác đều đạt yêu cầu: TLI = .910, CFI = 919 và RMSEA = .046. Như vậy, chúng ta có thể kết luận là mơ hình này thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Kết quả ước lượng (chưa chuẩn hóa) của các tham số chính được trình bày ở Bảng 4.10 (Xem thêm kết quả ước lượng của các tham số trong phụ lục 11). Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 5%), trừ mối quan hệ giữa hình ảnh nhà hàng và giá trị cảm nhận khơng có ý nghĩa thơng kê (p = 0.981>5%). Thêm vào đó, kết quả này cũng cho chúng ta kết luận là các đo lường của các khái niệm trong mơ hình đạt giá trị liên hệ lý thuyết vì mỗi đo lường có mối liên hệ với các đo lường khác như đã kỳ vọng về mặt lý thuyết (Churchill, 1995:335; dẫn theo Nguyễn và Nguyễn, 2011).

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu (chưa chuẩn hóa)

Mối quan hệ Ước lượng S.E. C.R. P

HANH<--- CLMTVC 0.19 0.068 2.76 0.006 HANH<---CLTP 0.17 0.059 2.785 0.005 HANH<---CLPV 0.21 0.049 4.314 *** GTCN<---HANH 0.00 0.066 0.024 0.981 GTCN<---CLTP 0.23 0.059 3.859 *** GTCN<--- CLMTVC 0.20 0.067 2.948 0.003 GTCN<---CLPV 0.11 0.048 2.361 0.018 SHLKH <---HANH 0.20 0.054 3.656 *** SHLKH <---GTCN 0.53 0.072 7.365 *** YĐHV<---SHLKH 0.33 0.098 3.396 ***

Ghi chú: SE: sai lệch chuẩn; CR: giá trị tới hạn

Sau khi loại bỏ mối quan hệ giữa hình ảnh nhà hàng và giá trị cảm nhận trong mơ

hình, kết quả SEM (Hình 4.4) cho thấy mơ hình có 365 bậc tự do (tăng lên một bậc tự do). Tuy giá trị Chi – bình phương có p=0.000 (Chi-square = 658.566), nhưng các chỉ tiêu khác đều đạt yêu cầu: TLI = .911, CFI = 920 và RMSEA = .046. Như vậy, chúng ta có thể kết luận là mơ hình này thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường (Bảng 4.11).

Hình 4.4 Kết quả SEM của mơ hình nghiên cứu sau cùng

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu sau cùng (chuẩn hóa)

Mối quan hệ Ước lượng S.E. C.R. P

HANH<--- CLMTVC 0.18 0.068 2.76 0.006 HANH<---CLTP 0.20 0.059 2.785 0.005 HANH<---CLPV 0.31 0.049 4.314 *** GTCN<---CLTP 0.30 0.059 3.859 *** GTCN<--- CLMTVC 0.20 0.067 2.948 0.002 GTCN<---CLPV 0.18 0.048 2.361 0.013 SHLKH <---HANH 0.22 0.054 3.656 *** SHLKH <---GTCN 0.56 0.072 7.365 *** YĐHV<---SHLKH 0.25 0.098 3.396 ***

4.4.2 Ước lượng mơ hình nghiên cứu bằng Bootstrap

Phương pháp Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trị là đám đông (Schumacker & Lomax, 1996; dẫn theo Nguyễn và Nguyễn, 2011). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Bootstrap với số mẫu lặp lại N = 1000. Kết quả ước lượng từ 1000 mẫu ở Bảng 4.12 được tính trung bình kèm theo độ chệch cho thấy đa số các độ chệch rất nhỏ hay khơng có ý nghĩa thống kê (Xem thêm Phụ lục 13 phân phối bootstrap cho các tham số cịn lại trong mơ hình). Vì vậy, chúng ta có thể kết luận

rằng các ước lượng trong mơ hình nghiên cứu sau cùng là có thể tin cậy được.

Bảng 4.12: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 1000

Mối quan hệ Ước lượng ML Ước lượng bootstrap

Ước lượng SE SE SE-SE Mean Bias SE-Bias

HANH <--- CLMTVC 0.18 0.068 0.063 0.001 0.177 0.000 0.002 HANH <--- CLTP 0.20 0.059 0.075 0.002 0.197 -0.003 0.002 HANH <--- CLPV 0.31 0.049 0.077 0.002 0.311 0.001 0.002 GTCN <--- CLTP 0.30 0.059 0.085 0.002 0.295 0.000 0.003 GTCN <--- MTVC 0.20 0.067 0.068 0.002 0.198 -0.001 0.002 GTCN <--- CLPV 0.18 0.048 0.079 0.002 0.177 -0.001 0.003 SHLKH <--- HANH 0.22 0.054 0.063 0.001 0.220 -0.004 0.002 SHLKH <--- GTCN 0.56 0.072 0.059 0.001 0.557 0.001 0.002 YĐHV <--- SHLKH 0.25 0.098 0.082 0.002 0.243 -0.005 0.003

Ghi chú: ML: giá trị ước lượng ML; Mean: trung bình ước lượng Bootstrap; SE: sai lệch

chuẩn; SE-SE: sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Bias: độ chệch; SE-Bias: sai lệch chuẩn của độ lệch.

4.4.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, các tham số ước lượng (chuẩn hóa) trong mơ hình cạnh tranh được trình bày ở Bảng 4.11 đã đạt được độ tin cậy . Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa hình ảnh nhà hàng và giá trị cảm nhận không đạt mức ý nghĩa thống kê (p >.05) nên

giả thuyết H3 này không được chấp nhận. Kết quả trình bày ở Hình 4.4 và Bảng 4.11 cho thấy: H1a giả thuyết chất lượng mơi trường vật chất có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh nhà hàng. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β =.18, p < .05). H1b giả thuyết chất lượng thực phẩm có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh nhà hàng. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = .20, p < .05). H1c giả thuyết chất lượng phục vụ có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh nhà hàng. Kết quả cũng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β =.31, p < .05). H2a giả thuyết chất lượng mơi trường vật chất có ảnh hưởng tích cực đến giá trị cảm nhận. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β =.30, p < .05). H2b giả thuyết chất lượng thực phẩm có ảnh hưởng tích cực đến giá trị cảm nhận. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β=.20, p < .05). H2c giả thuyết chất lượng phục vụ có ảnh hưởng tích cực đến giá trị cảm nhận. Kết quả cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β=.18, p < .05). H4 giả thuyết hình ảnh nhà hàng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng của khách hàng. Giả thuyết này được chấp nhận (β =.22, p <. 05). H5 giả thuyết giá trị cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng. Giả thuyết này được chấp nhận (β =.56, p <. 05). H6 giả sự hài lịng có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi của khách hàng cũng được chấp nhận (β =.25, p < .05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng , nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)