Thang đo sự thoả mãn công việc MSQ, thang đo cam kết tổ chức Cevat Celep, và thang đo ý định ở lại tổ chức Johnsrud & Rosser là các thang đo thể hiện những nội dung khác nhau. Do đó chúng cần được kiểm định chặt chẽ để loại bớt những biến quan sát, những thành phần không đạt điều kiện trước khi tiến hành các phân tích khác của đề tài.
4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha
4.2.1.1. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo thỏa mãn công việc của giảng viên (thang đo MSQ)
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo sự thỏa mãn cơng việc có 20 biến quan sát đo lường mức độ thỏa mãn cơng việc ở các khía cạnh như: bản chất công việc, tiền lương, cấp trên, đồng nghiệp,….Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, trong đó bậc 1 là Rất khơng hài lịng, và bậc 5 là Rất hài lòng.
Kết quả Cronbach Alpha của thang đo sự thỏa mãn cơng việc được trình bày ở bảng 4.2.
Thang đo sự thỏa mãn cơng việc có hệ số tin cậy Cronbach alpha cao, với Cronbach alpha = 0,890. Hơn nữa, các hệ số tương quan biến-tổng đều cao hơn so với mức giới hạn (là 0,30); nhỏ nhất là JS16 = 0,325 (điều kiện làm việc); tiếp đến là JS17 = 0,353 (cách phối hợp thực hiện công việc). Cũng cần chú ý là nếu loại biến JS16 thì hệ số Cronbach alpha của thang đo sự thỏa mãn công việc tăng từ 0,890 lên 0,891. Tương tự như vậy khi loại biến JS17 thì Cronbach alpha của thang đo vẫn giữ nguyên giá trị là 0,890. Tuy nhiên mức tăng khơng đáng kể. Theo Nunnally (1978) trích trong Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì Cronbach alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo đo lường tốt. Do đó khơng cần thiết phải làm tăng giá trị Cronbach alpha chung của thang đo thỏa mãn công việc. Bên cạnh đó, vì tương quan biến-tổng đều đạt u cầu, cho nên các biến đo lường của thang đo này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha cho thang đo thỏa mãn công việc của giảng viên
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến - tổng
Alpha nếu loại biến này
Thỏa mãn công việc (JS): Cronbach’ Alpha = 0,890
JS1 68,4000 97,916 0,506 0,885 JS2 67,9586 99,465 0,493 0,886 JS3 68,1862 97,758 0,557 0,884 JS4 68,0069 98,457 0,483 0,886 JS5 68,2966 93,766 0,661 0,880 JS6 68,4069 95,107 0,569 0,883 JS7 68,3655 95,174 0,564 0,883 JS8 68,1828 98,005 0,479 0,886 JS9 68,3379 94,730 0,651 0,881 JS10 67,9276 98,614 0,505 0,885 JS11 68,1414 99,700 0,419 0,887 JS12 68,2379 99,587 0,392 0,888 JS13 68,6690 95,641 0,502 0,885 JS14 68,5276 96,735 0,490 0,886 JS15 68,4345 95,243 0,556 0,883 JS16 68,1103 99,676 0,325 0,891 JS17 68,0241 99,650 0,353 0,890 JS18 68,2310 96,358 0,562 0,883 JS19 68,3207 96,129 0,565 0,883 JS20 68,2207 96,920 0,522 0,885
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)
4.2.1.2. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo sự cam kết tổ chức
Kết quả Cronbach alpha của các thành phần thang đo cam kết tổ chức được trình bày ở bảng 4.3.
Các thành phần của thang đo cam kết tổ chức đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha cao. Cụ thể, Cronbach alpha của thành phần cam kết với trường là 0,83; của cam kết với công việc giảng dạy là 0,735; của cam kết với nghề giảng dạy là 0,753; của cam kết
với nhóm làm việc là 0,835. Hơn nữa, các hệ số tương quan biến-tổng đều cao. Phần lớn các hệ số này đều lớn hơn 0,30. Cũng chú ý là nếu loại biến CS2 thì hệ số Cronbach alpha của thang đo cam kết với trường tăng từ 0,830 lên 0,885. Tương tự như vậy khi loại biến CO6, và biến CG1 thì thang đo của thành phần cam kết với nghề giảng dạy và cam kết với nhóm làm việc tương ứng tăng từ 0,753 lên 0,754, và tăng từ 0,853 lên 0,854. Bên cạnh đó, nếu loại bỏ biến CW5 thì Cronbach alpha của thang đo cam kết với công việc giảng dạy vẫn là 0,735. Các nhà nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, từ 0,7 đến gần 0,8 là khá tốt, và từ 0,8 trở lên là tốt (Nunnally,1978 trích trong Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), do đó khơng cần thiết phải làm tăng giá trị Cronbach alpha chung của thành phần cam kết với trường, cam kết với nghề giảng dạy, và thành phần cam kết với nhóm làm việc. Bên cạnh đó, vì tương quan biến-tổng của các biến quan sát đều đạt yêu cầu, cho nên các biến đo lường của các thành phần cam kết tổ chức đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach alpha cho thang đo cam kết với tổ chức của giảng viên
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến - tổng
Alpha nếu loại biến này
Cam kết với trƣờng (CS): Cronbach’ Alpha = 0,830
CS1 21,3724 11,626 0,583 0,808 CS2 21,4828 13,822 0,045 0,885 CS3 21,5034 10,493 0,780 0,776 CS4 21,7862 10,390 0,698 0,787 CS5 21,8000 10,292 0,699 0,786 CS6 22,0172 9,851 0,725 0,780 CS7 22,0448 11,233 0,605 0,803
Cam kết với công việc giảng dạy (CW): Cronbach’ Alpha = 0,735
CW1 23,9448 6,218 0,394 0,717 CW2 23,6414 6,148 0,415 0,712 CW3 23,4276 6,190 0,436 0,707 CW4 23,4759 5,925 0,532 0,684 CW5 24,1793 6,681 0,304 0,735 CW6 23,6966 5,880 0,572 0,675 CW7 23,4828 6,078 0,494 0,694
Cam kết với nghề giảng dạy (CO): Cronbach’ Alpha = 0,753
CO1 18,2483 7,509 0,541 0,706 CO2 18,0207 8,207 0,427 0,735 CO3 17,9828 7,318 0,534 0,707 CO4 18,2069 6,877 0,670 0,669 CO5 18,5414 7,377 0,447 0,732 CO6 19,3276 7,487 0,383 0,754
Cam kết với nhóm làm việc (CG): Cronbach’ Alpha = 0,835
CG1 18,0586 7,834 0,378 0,854 CG2 18,3759 7,052 0,658 0,798 CG3 18,4138 7,171 0,671 0,796 CG4 18,3759 6,630 0,774 0,773 CG5 18,4138 7,164 0,540 0,823 CG6 18,5862 6,963 0,667 0,796
4.2.1.3. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo ý định ở lại tổ chức
Thang đo ý định ở lại tổ chức có Cronbach alpha khá cao (0,728), và các hệ số tương quan biến-tổng đạt yêu cầu, thấp nhất là ITS1 = 0,432 (cao hơn so với mức giới hạn 0,30) (xem bảng 4.4). Nếu loại biến ITS1 thì hệ số Cronbach alpha của thang đo ý
định ở lại tổ chức sẽ tăng từ 0,728 lên 0,822. Tuy nhiên, vì tương quan biến-tổng đều đạt yêu cầu và không cần thiết phải làm tăng hệ số tin cậy của thang đo này vì hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được (Nunnally,1978 trích trong Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), do đó, các biến đo lường của thang đo ý định ở lại tổ chức đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach alpha cho thang đo ý định ở lại tổ chức của giảng viên
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu loại biến
Tƣơng quan biến - tổng
Alpha nếu loại biến này
Ý định ở lại tổ chức (ITS): Cronbach’ Alpha = 0,728
ITS1 8,0897 1,556 0,432 0,822
ITS2 7,5966 1,570 0,683 0,487
ITS3 7,4793 1,814 0,582 0,618
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)
4.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng phân tích EFA.
4.2.2.1. EFA cho thang đo thỏa mãn công việc của giảng viên
Kết quả Cronbach alpha cho thấy các biến quan sát thuộc thang đo thỏa mãn công việc của giảng viên (MSQ) đều đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy alpha. Vì vậy, 20 biến quan sát của thang đo này được đem vào kiểm định tiếp theo trong phân tích EFA.
Kết quả EFA cho thấy có 02 biến quan sát có trọng số nhỏ9 nên bị loại (lần lượt là biến JS5 và JS13), 18 biến cịn lại trích thành 06 nhóm nhân tố với tổng phương sai
9
Do có hệ số tải nhân tố < 0,5; và chênh lệch giữa | | lớn nhất và | | bất kỳ < 0,3
trích được 61,86%, nghĩa là 06 nhóm nhân tố này có khả năng giải thích 61,86% mức độ biến thiên của dữ liệu. Ngoài ra, hệ số KMO = 0,823, và kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,000, vậy tập dữ liệu thỏa điều kiện cần và đủ để tiến hành phân tích nhân tố. Và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5; chênh lệch
| | lớn nhất và | | bất kỳ đều > 0,3.
Thang đo sự thỏa mãn công việc sau khi gom nhóm và loại bỏ biến, hệ số Cronbach alpha của từng nhóm nhân tố đều được tính lại. Cụ thể là Cronbach alpha của nhân tố thứ nhất là 0,824, của nhân tố thứ hai là 0,789, của nhân tố thứ ba là 0,820, của nhân tố thứ tư là 0,923, của nhân tố thứ năm là 0,785, và của nhân tố thứ 6 là 0,813. Tất cả 6 nhân tố đều đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy (xem bảng 4.5 & phục lục 8.1).
Bảng 4.5: Kết quả EFA đối với thang đo sự thỏa mãn công việc của giảng viên (MSQ) Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 JS6 0,907 JS7 0,741 JS8 0,663 JS9 0,533 0,201 JS3 0,726 JS1 0,707 JS4 0,707 JS2 0,585 JS11 0,821 JS12 0,790 JS10 0,752 JS16 0,939 JS17 0,910 JS20 0,881 JS19 0,715 JS18 0,556 JS14 0,822 JS15 0,813 Eigenvalue 5,930 2,082 1,624 1,464 1,139 1,017 Tổng phương sai trích (%) 61,863 Cronbach alpha 0,824 0,789 0,820 0,923 0,785 0,813
Đặt tên nhân tố:
Từ bảng 4.5, ta thấy các biến JS6, JS7, JS8, JS9 có hệ số tải nhân tố tập trung vào cột 1. Điều này cho thấy chúng đã hình thành nên một nhân tố riêng biệt với các biến còn lại. Kết quả như vậy là đúng với dự tính ban đầu của tác giả trước khi kiểm định thang đo, nhân tố này có thể đặt tên là “Lãnh đạo”. Tương tự như vậy, các biến JS1, JS2, JS3, JS4 hình thành nên cột nhân tố thứ hai, được đặt tên là “Dấn thân vào công việc”; tiếp đến các biến JS10, JS11, JS12 hình thành nên cột nhân tố thứ ba, ta đặt tên là “Chính sách – Thu nhập”; hai biến JS16, JS17 tập trung vào cột nhân tố thứ tư, ta đặt tên là “Điều kiện làm việc”; các biến JS18, JS19, JS20 tập trung vào cột nhân tố thứ năm, được đặt tên là “Động viên”. Cuối cùng hai biến JS14, JS15 tập trung vào cột nhân tố thứ sáu, và được đặt tên là “Tự chủ trong công việc”.
Kết quả phân tích EFA của nghiên cứu này có điểm tương đồng so với nghiên cứu của các tác giả trước đó. Các nhà nghiên cứu trước cho rằng khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo MSQ với 20 biến quan sát có thể cho ra kết quả là 2 nhân tố, cũng có thể là 3, 4, 5, hoặc 6 nhân tố tùy thuộc vào môi trường và lĩnh vực nghiên cứu. Chẳng hạn như kết quả phân tích của Moorman (1993) (trích trong Helena Martins & Teresa Proenỗa (2012)) vi 2 nhõn t: (1) là sự thỏa mãn bên trong, và (2) sự thỏa mãn bên ngồi đối với các khía cạnh của cơng việc. Trong khi đó, Schriesheim & cộng sự (1993) gom nhóm thành 3 nhóm: (1) sự thỏa mãn bên trong, (2) sự thỏa mãn bên ngoài và (3) sự thỏa mãn chung; kết quả phân tích nhân tố của Mathieu (1991) cho ra 4 nhân tố, bao gồm (1) thỏa mãn với điều kiện làm việc, (2) với lãnh đạo, (3) với trách nhiệm công việc, và (4) thỏa mãn với các phần thưởng. Bên cạnh đó, kết quả phân tích của Adam Martin (2007) cũng cho ra kết quả 4 nhân tố.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bản chất của biến quan sát trong thang đo MSQ được thể hiện ở ba khái cạnh của sự thỏa mãn cơng việc đó là: thỏa mãn bên trong, thỏa mãn bên ngoài, và thỏa mãn chung đối với công việc. Thỏa mãn bên trong liên quan đến yếu tố cá nhân của người lao động, thỏa mãn bên ngoài và thỏa mãn chung liên quan đến các yếu tố khác ngồi yếu tố cá nhân như cơng việc, tiền lương, điều kiện làm việc,…(Helena Martins & Teresa Proenỗa, 2012) (Xem bảng 4.6).
Bảng 4.6: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc về kết quả phân tích EFA của thang đo MSQ20 từ lý thuyết và nghiên cứu hiện tại
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cu Helena Martins & Teresa Proenỗa (2012)
(*): Biến không thỏa mãn điều kiện khi tham gia vào phân tích nhân tố; (**): Biến khơng có trong thang đo MSQ gốc, và là
Nhân tố
ban đầu Martins, 2008
Helena Martins & Teresa Proenỗa
(2012)
Nghiên cứu hiện tại***
(2015)
Thỏa mãn
JS1 Công việc lúc nào cũng bận rộn Bên trong Bên ngồi * Dấn thân vào cơng việc
JS2 Cơ hội được làm việc độc lập Bên trong Bên trong Lãnh đạo Dấn thân vào công việc
JS3 Cơ hội được trải nghiệm nhiều việc khác nhau Bên trong * Công việc đa dạng Dấn thân vào công việc JS4 Cơ hội để khẳng định bản thân trong cộng đồng Bên trong Bên trong Lãnh đạo Dấn thân vào công việc
JS5 Phong cách lãnh đạo của cấp trên Bên ngoài Bên ngoài Lãnh đạo *
JS6 Cấp trên có năng lực ra quyết định cao Bên ngoài Bên ngoài Lãnh đạo Lãnh đạo
JS7 Những hành vi đúng đắn trong môi trường giáo dục Bên trong * * Lãnh đạo
JS8 Công việc ổn định Bên trong * * Lãnh đạo
JS9 Cơ hội để hướng dẫn mọi người Bên trong Bên trong Công việc đa dạng Lãnh đạo
JS10 Cơ hội làm việc phù hợp với năng lực Bên trong Bên trong Cơng việc đa dạng Chính sách – Thu nhập JS11 Chính sách của nhà trường được đưa vào thực hiện Bên ngoài Bên ngoài * Chính sách – Thu nhập
JS12 Mức thu nhập hiện tại Bên ngoài Bên ngoài * Chính sách – Thu nhập
JS13 Cơ hội thăng tiến trong cơng việc Bên ngồi Bên ngoài * *
JS14 Được tự chủ trong công việc Bên trong Bên ngồi Cơng việc đa dạng Tự chủ trong công việc
JS15 Cơ hội vận dụng kiến thức và kỹ năng Bên trong Bên trong Công việc đa dạng Tự chủ trong công việc
JS16 Điều kiện làm việc Chung Bên ngoài * Điều kiện làm việc
JS17 Cách các phối hợp thực hiện công việc Chung * * Điều kiện làm việc
JS18 Được lãnh đạo tán dương Bên ngoài * Công việc đa dạng Động viên
JS19 Cảm nhận được thành tựu từ công việc Bên trong * * Động viên
Như vậy, thang đo thỏa mãn công việc của giảng viên trong môi trường giáo dục sau khi đánh giá sơ bộ bao gồm 6 nhân tố với 18 biến quan sát. 6 nhóm nhân tố này được tách ra từ ba nhóm nhân tố ban đầu là: thỏa mãn bên trong, thỏa mãn bên ngoài, và thỏa mãn chung đối với công việc. Đây là một gợi ý để các nhà quản lý tác động vào mức độ thỏa mãn của giảng viên ở góc độ là tâm lý bên trong của giảng viên hay các hoạt động bên ngoài của tổ chức,…6 nhóm nhân tố, trong đó, thành phần lãnh đạo được đo lường bằng 4 biến quan sát; thành phần dấn thân vào công việc được đo lường bằng 4 biến quan sát; thành phần chính sách – thu nhập được đo lường bằng 3 biến quan sát; thành phần điều kiện làm việc được đo lường bằng 2 biến quan sát; thành phần động viên được đo lường bằng 3 biến quan sát; và cuối cùng, thành phần tự chủ trong công việc được đo lường bằng 2 biến quan sát. Các biến quan sát này được kiểm định tiếp theo với phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả này có được là do thang đo các khái niệm nghiên cứu đã được kiểm định bởi nhiều nghiên cứu trước đây (bảng
4.6).
4.2.2.2. EFA cho thang đo cam kết tổ chức của giảng viên trong các tổ chức giáo dục đại học, cao đẳng
Tương tự như việc phân tích EFA của thang đo MSQ, 26 biến quan sát của thang đo sự cam kết đối với tổ chức được kiểm định trong EFA, 11 biến quan sát bị loại (lần lượt là biến CO6, CS2, CW5, CW6, CG1, CW7, CW1, CW2, CO1, CO2, và CG2) do có trọng số nhỏ10, 15 biến cịn lại trích trong 04 nhóm nhân tố tương ứng với nội dung cần đo lường của mỗi nhân tố. Cả 04 nhân tố được trích tại eigenvalue là 1,157 và phương sai trích đạt được là 57,936%, nghĩa là 04 nhóm nhân tố này đã giải thích được 57,936% mức độ biến thiên của tập dữ liệu. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải