Đánh giá mức độ thỏa mãn của giảng viên đối với công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức, trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 81 - 85)

4.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC, MỨC ĐỘ CAM KẾT TỔ

4.5.1. Đánh giá mức độ thỏa mãn của giảng viên đối với công việc

Kết quả đo lường các khía cạnh thỏa mãn cơng việc của giảng viên thể hiện trong bảng 4.15. Nhìn chung, các giảng viên đều thỏa mãn với công việc. Đi vào chi tiết ta thấy, thành phần điều kiện làm việc có mức độ thỏa mãn cao nhất (Mean = 3,77 & SD

= 0,799), tiếp đến là thành phần chính sách thu – nhập (Mean = 3,74 & SD = 0,82), thành phần dấn thân vào công việc (Mean = 3,703 & SD = 0,799), thành phần động viên (Mean = 3,58 & SD = 0,909), thành phần lãnh đạo (Mean = 3,518 & SD = 0,945), và thành phần tự chủ trong công việc (Mean = 3,36 & 0,989) (xem chi tiết mức độ thỏa

mãn công việc của từng thành phần tại phụ lục 9.2)

Bảng 4.15: Điểm trung bình các thành phần của sự thỏa mãn công việc

Thỏa mãn với công việc Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ14

Dấn thân vào công việc 3,7034 0,7993 Hài lòng

Lãnh đạo 3,5181 0,9450 Hài lòng

Chính sách – Thu nhập 3,7391 0,8208 Hài lịng

Tự chủ trong cơng việc 3,3603 0,9899 Trung bình

Điều kiện làm việc 3,7741 0,9647 Hài lòng

Động viên 3,5839 0,9098 Hài lịng

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2015)

Xem xét về các khía cạnh của sự thỏa mãn cơng việc, hầu hết các giảng viên đều cho rằng điều kiện làm việc tại trường và các chính sách – thu nhập dành cho giảng viên tương đối thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực. Tuy nhiên, kết quả từ bảng 4.15 lại cho thấy, sự thỏa mãn về yếu tố điều kiện làm việc và chính sách – thu nhập có giá trị trung bình đạt mức khá cao (Mean = 3,77 đối với điều kiện làm việc & Mean = 3,74 đối với chính sách – thu nhập). Xét về thành phần điều kiện làm việc, thì các giảng viên đều thỏa mãn với thành phần này, tuy nhiên, trong thang đo, thì yếu tố JS16 – điều kiện làm việc rất thuận lợi cho T/C được thỏa mãn thấp nhất (Mean = 3,731 & SD = 0,058). Đều này ngụ ý là Nhà trường thường cho rằng các yếu tố thuộc điều kiện làm việc là phù hợp với giảng viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên để họ phát huy khả năng trong công tác giảng dạy, tuy nhiên, với yếu tố này, các giảng viên chỉ thỏa mãn chưa cao so với mặt bằng chung của thị trường, vì vậy, tạo cho họ cảm giác điều kiện làm việc chưa phát huy được năng lực của họ. Bên cạnh đó, khi

14

Theo hỗ trợ SPSS (2015) thì ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) có giá trị như sau: Giá trị trung bình từ 1,00 – 1,80: Rất khơng đồng ý/Rất khơng hài lịng; từ 1,81 - 2,60: Khơng đồng ý/Khơng hài lịng; từ 2,61 - 3,40: Trung bình; từ 3,41 - 4,20:

xem xét cụ thể thành phần chính sách – thu nhập, thì yếu tố JS12 (mức thu nhập hiện tại phù hợp với năng lực và sự đóng góp của T/C cho tổ chức) được thỏa mãn thấp nhất (Mean = 3,6; SD = 0,05). Điều này lại gợi lên một vấn đề là các nhà lãnh đạo và nhà quản lý thường thấy rằng năng lực của các giảng viên chưa được sử dụng một cách hiệu quả, hầu hết các giảng viên trong trường là người có trình độ học vấn cao (từ đại học trở lên), nhưng họ lại hưởng mức lương theo tính chất cào bằng, tính theo thâm niên là chủ yếu. Có những giảng viên có năng lực và chuyên môn rất cao nhưng thâm niên công tác của họ tại trường chưa lâu, dẫn đến các chính sách và mức lương dành cho họ chưa cao. Vì vậy, đã tạo cho họ cảm giác mức lương hiện tại không phù hợp với năng lực hiện có của họ. Tuy nhiên, phần lớn các giảng viên đều cho là mức thu nhập hiện tại và các chính sách của nhà trường dành cho đối tượng giảng viên là hợp lý, và họ tương đối hài lòng về thành phần này.

Tương tự như vậy, khi xem xét về thành phần tự chủ trong công việc, hầu hết các giảng viên chỉ thỏa mãn ở mức độ trung bình, đặc biệt là biến quan sát JS14 – được tự chủ trong công việc, các giảng viên được khảo sát chỉ hài lịng ở mức trung bình đối với biến quan sát này. Điều này gợi lên một vấn đề là sự tự chủ trong công việc mà đối tượng giảng viên cảm nhận được chỉ ở mức trung bình, đều đó có thể được lý giải bởi nhiệm vụ mà một giảng viên đảm nhận, các giảng viên cảm nhận về mức độ tự chủ trong các hoạt động giảng dạy, quản lý sinh viên, nghiên cứu khoa học, học tập để nâng cao trình độ và kỹ năng,… chỉ ở mức trung bình, có lẽ do q nhiều nhiệm vụ nên mức độ tự chủ đối với công việc các giảng viên thỏa mãn chưa cao. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chưa có những quyền hạn cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ gây khó khăn cho họ trong việc thực hiện cơng việc. Những điều này đã phần nào gây áp lực cho các giảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đây là vấn đề mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm và khắc phục. Bởi tạo ra sự tự chủ trong công việc ở mức độ vừa phải sẽ kích thích các giảng viên tích cực tham gia vào cơng việc, tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ mà họ đảm nhận.

Thành phần dấn thân vào công việc phản ánh mức độ nhiệt tình tham gia vào công việc của các giảng viên, kết quả cho thấy hầu hết các giảng viên đều thỏa mãn với thành phần này (Mean = 3,7034 & SD = 0,7993). Trong thang đo, mức trung bình thấp

nhất (Mean = 3,441 & SD = 0,847) là biến khảo sát JS1 (công việc của T/C lúc nào cũng bận rộn). Điều này cho thấy tuy các giảng viên đều hài lòng về các biến quan sát trong thành phần dấn thân vào cơng việc, đều nhiệt tình tham gia cơng việc, tuy nhiên, do công việc lúc nào cũng bận rộn nên hầu hết các giảng viên đều cảm thấy căng thẳng và áp lực, do đó, sự thỏa mãn đối với yếu tố này chưa cao. Đều này gợi lên một vấn đề là cần hài hịa giữa khối lượng cơng việc và những chính sách thích hợp dành cho họ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giảng viên phát huy được khả năng chuyên mơn, nghiệp vụ của mình. Bởi sự bận rộn trong công việc ở mức độ vừa phải sẽ kích thích các giảng viên tham gia cơng việc nhiệt tình hơn, và hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.

Đối với thành phần lãnh đạo, kết quả từ bảng 4.15 cho thấy, hầu hết các giảng viên đều thỏa mãn với thành phần này (Mean = 3,518 & SD = 0,945). Xét từng biến quan sát trong thang đo, ta thấy các giảng viên hài lịng cao nhất với khía cạnh cơng việc ổn định, tiếp đến là thỏa mãn với cơ hội được hướng dẫn mọi người đều nên làm, những hành vi đúng đắn trong môi trường giáo dục luôn được lãnh đạo khuyến khích, và hài lịng về năng lực của cấp trên trong việc ra quyết định. Điều đó nêu lên một gợi ý là hầu hết các giảng viên đều thỏa mãn với phương pháp lãnh đạo của cấp trên đối với cấp dưới, và thỏa mãn với năng lực ra quyết định của cấp trên, từ đó, các giảng viên cảm nhận được công việc của họ ổn định và hết lòng hướng dẫn mọi người đều nên làm.

Khi xem xét về yếu tố động viên, mức độ thỏa mãn ở nhân tố động viên đối với giảng viên đạt ở mức khá cao (Mean = 3,58 & SD = 0,909). Điều này cho thấy, các giảng viên đánh giá khá cao việc họ được động viên trong q trình cơng tác tại trường. Công việc dạy học đối với họ được xem là công việc thú vị và sáng tạo, họ được lãnh đạo tán dương khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, từ đó, họ cảm nhận được thành tựu từ cơng việc. Đi vào chi tiết ta thấy, các giảng viên khá hài lòng với biến quan sát JS20 – bản chất công việc của T/C rất thú vị (Mean = 3,6207 & SD = 0,05354), ngụ ý rằng đa phần các giảng viên đánh giá cao công việc giảng dạy của họ là một việc có nhiều thách thức. Một phần là do nhà trường có những khảo sát đánh giá về năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy của giảng viên hay bộ phận thanh tra tiến hành các cuộc

khảo sát hàng năm về sự thỏa mãn của sinh viên đối với giảng viên. Những điều này phần nào đã tạo nên áp lực, thách thức buộc giảng viên phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa trong công tác giảng dạy. Đây là phương pháp mà nhà trường đang quan tâm trong thời gian gần đây. Bởi sự thách thức trong công việc sẽ kích thích các giảng viên làm việc hiệu quả hơn. Họ phải luôn trao dồi kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kỹ năng đứng lớp để kích thích sự tiếp thu, học hỏi của sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Như vậy, đối với các khía cạnh của thỏa mãn công việc, hầu hết các giảng viên đều thỏa mãn với các khía cạnh này, ngoại trừ khía cạnh được tự chủ trong công việc (thỏa mãn ở mức độ trung bình), nhưng nhìn chung, các giảng viên đều thỏa mãn với công việc (với giá trị trung bình = 3,613)15 . Kết quả này cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại địa bàn Tp.HCM, mức độ thỏa mãn công việc của giảng viên các trường đại học, cao đẳng tại đại bàn TP.HCM chỉ mở mức trung bình (3,36), và kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê trên phương diện tổng thể (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2011). Như vậy, so với các kết quả nghiên cứu trước đó, thì mức độ thỏa mãn cơng việc của giảng viên trên địa bàn Tp.Bạc Liêu cũng có kết quả tương tự nhưng với mức độ khả quan hơn, hầu hết các giảng viên đều thỏa mãn với công việc, đây là một chỉ số dự báo tốt đối với các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc và sự cam kết tổ chức đến ý định ở lại tổ chức, trường hợp nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)