Thang đo nhân tố căng thẳng cho nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng sự căng thẳng trong công việc đối với công chức thuế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

Biến Câu hỏi khảo sát

CT1 Căng thẳng có làm cho cơng chức thuế gắn kết với ngành, với cơ quan CT2 Cơng chức thuế có hài lịng với cơng việc mặc dù có căng thẳng CT3 Căng thẳng có làm cho cơng chức thuế né tránh cơng việc CT4 Căng thẳng có mang lại hiệu quả cơng việc cao

2.4.2. Mơ hình lý thuyết :

Năm giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đƣợc tóm tắt lại và xây dựng thành mơ hình nghiên cứu nhƣ hình 2.6. Mơ hình này thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến sự căng thẳng trong công việc của công chức thuế.

Kết luận chƣơng 2:

Chƣơng II hệ thống hóa các định nghĩa và lý thuyết liên quan đến các thành phần gây căng thẳng trong công việc của nhân viên doanh nghiệp.

Đối với ngành thuế, do đặc tính và khối lƣợng công việc công chức thuế đang đảm nhận có sự chồng chéo, thiếu khoa học, cơng nghệ quản lý thuế của chúng ta khá lạc hậu mà trách nhiệm cơng chức thì cao, các chính sách thuế khơng nhất quán, rất khó trong việc thực hiện nhiệm vụ là những vấn đề bức xúc khá nhạy cảm mà công chức thuế đang gặp phải. Đây là những tiền đề tác giả xây dựng nên mơ hình lý thuyết nghiên cứu các thành phần gây căng thẳng đối với công việc của công chức thuế- trƣờng hợp áp dụng cho địa bàn Tp.HCM Bản chất cơng việc Chính sách đãi ngộ Việc nhà- cơ quan Môi trƣờng Căng thẳng H1 H2 H4 H3 Mối quan hệ H5

CHƢƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chƣơng III sẽ giải quyết vấn đề xác minh mơ hình đề xuất dựa trên lý thuyết có đúng với ngành thuế trên địa bàn Tp.HCM hay không thông qua phỏng vấn nghiên cứu định tính và thực hiện nghiên cứu định lƣợng, kiểm tra và hiệu chỉnh lại mơ hình cho phù hợp thực tế của ngành thuế trên địa bàn. Tp.HCM

3.1. Quy trình nghiên cứu :

Nghiên cứu đƣợc tiến hành thơng qua hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính (phỏng vấn tay đơi và phỏng vấn chuyên gia ) nhằm điều chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn cho nghiên cứu định lƣợng.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lƣợng nhằm thu thập dữ liệu, phân tích kết quả khảo sát và kiểm định mơ hình nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn tay đơi và chun gia

- Xây dựng bảng câu hỏi

Điều chỉnh mơ hình và thang đo Nghiên cứu định lƣợng  Thu thập số liệu  Xử lý số liệu - Thống kê mô tả

- Độ tin cậy Cronbach‟s Alpha - Phân tích nhân tố

- Phân tích hồi quy

Thảo luận kết quả

Kết luận và kiến nghị

Mơ hình đề xuất và các thang đo

3.2. Nghiên cứu định tính:

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính :

Nghiên cứu sơ bộ cần thực hiện để khám phá các yếu tố tác động đến CTĐVCV của công chức thuế. Kết hợp với cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính góp phần xây dựng mơ hình nghiên cứu và hiệu chỉnh bảng câu hỏi, các biến quan sát trong thang đo cho phù hợp với nghiên cứu định lƣợng ở bƣớc tiếp theo.

Nhƣ đã nhấn mạnh trong chƣơng II, có nhiều tác giả nghiên cứu về CTĐVCV của nhân viên nhƣng chƣa đi sâu vào nghiên cứu cho riêng ngành thuế taị Việt Nam. Ngành thuế Việt Nam có nhiều tính khác biệt về văn hóa làm việc, trình độ, cơng nghệ, căn cứ pháp luật…so với ngành thuế của Mỹ hay nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, để đƣa ra mơ hình đúng đắn cho ngành, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính, thơng qua đó, hiệu chỉnh mơ hình và tiến hành nghiên cứu định lƣợng. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia trao đổi nhóm 10 ngƣời gồm Cục Trƣởng, Chi Cục Trƣởng, Đội trƣởng, phó phịng và đội phó có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thuế ở tại Cục thuế TP và 24 chi cục khác tại các quận huyện thông qua điện thoại, thƣ điện tử, gặp mặt trực tiếp để lấy ý kiến của họ về các nhân tố gây nên CTĐVCV của công chức thuế trên địa bàn Tp.HCM và cho ý kiến về bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ dựa vào 5 nhân tố gây căng thẳng trong mơ hình 2.6 đã đề xuất.

Đầu tiên , đáp viên sẽ đƣợc đƣa ra đánh giá về từng thành phần gây CT ĐVCV của cơng chức thuế, sau đó đƣa ra nhận xét về từng biến quan sát đƣợc thiết kế dựa vào cơ sở lý thuyết bao gồm 24 biến quan sát trong bảng phần phân tích chƣơng II, đồng thời dựa vào ý kiến của các đáp viên, tác giả sẽ đƣa thêm một số biến quan sát cho phù hợp với thực tế của ngành nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu đầy đủ , rõ ràng nhất.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính:

Qua nghiên cứu định tính, thang đo và các biến quan sát đƣợc điều chỉnh và bổ sung nhƣ sau :

Thang đo bản chất cơng việc có tác động đến CTĐVCV của cơng chức thuế trên địa bàn :

Thực tế, tác giả đã phỏng vấn sơ bộ các công chức thuế trên địa bàn và qua kinh nghiệm làm việc thấy rằng căng thẳng xuất phát trƣớc hết từ bản chất công việc ( Nhân tố này đƣợc các đáp viên đồng ý đạt tỷ lệ 10/10).

Tất cả các đáp viên cho rằng khối lƣợng cơng việc thì nhiều, trong khi đó có một số bộ phận nhƣ hành chính, ấn chỉ cơng việc khơng nhiều nhƣng vẫn đảm bảo quân số từ 10-12 ngƣời cho mỗi đơn vị, trong khi đó các đội kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền hỗ trợ,…hàng ngày tiếp xúc với lƣợng công việc lớn, vừa giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, vừa giải quyết nợ đọng, hoàn thuế, biên bản xử lý phạt chậm nộp…nhƣng 8h / ngày vẫn không đủ để họ giải quyết công việc. Điều này lặp đi lặp lại thƣờng xuyên làm cho họ chán nản với cơng việc, dễ bng xi, sẽ có hiện tƣợng “đọc báo, tán gẫu”…

Công chức thuế Tp.HCM đang giải quyết mức độ công việc 1/3 khối lƣợng toàn ngành nhƣng nhân sự chỉ bằng 1/10 của cả nƣớc, trong khi đó, họ cũng hƣởng lƣơng giống nhƣ các Cục thuế khác thì về lâu dài rất dễ xảy ra tình trạng chán nản cơng việc, vì bản thân cơng việc khơng có tính thu hút, hấp dẫn, cịn mang tính mệnh lệnh hành chính, chƣa tạo động lực cho công chức Cục thuế làm việc. Bên cạnh đó, xét về khía cạnh nào đó, các bộ phận khác nhƣ cƣỡng chế nợ, tin học, công việc họ nhàn hơn, có hiện tƣợng dồn hết trách nhiệm cho các đội, phịng kiểm tra kiêm ln cơng việc cƣỡng chế, xác minh thông tin doanh nghiệp….điều này sẽ gây ra sự mơ hồ về cơng việc, khơng có sự phân định rạch ròi trách nhiệm và nhiệm vụ giữa các phòng ban, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau.

Hiện nay, theo cơ cấu tổ chức của Cục thuế, các nhân viên làm việc cho một vị trí 3 năm có thể sẽ đƣợc thun chuyển cơng tác, hay thay đổi vị trí. Nhƣ vậy, đây là cơ sở tác giả giữ lại các biến CV1, CV2, CV3, CV5,

Về tính an tồn cơng việc thì các đáp viên lại có ý kiến khác với Rollison, họ cho rằng khi công tác và thực hiện nhiệm vụ, công chức thuế đƣợc pháp luật và tổ chức khác bảo vệ, tuy nhiên họ cảm thấy khơng an tồn đối với quá trình áp dụng luật quản lý thuế trong việc xử lý ngƣời nộp thuế. Nhƣ vậy, tác giả vẫn giữ nguyên biến CV4.

Bảng 3.1. Thang đo đo lƣờng bản chất công việc ảnh hƣởng căng thẳng sau khi hiệu chỉnh

Biến Câu hỏi khảo sát

CV1 Công việc ngành thuế áp lực về mặt thời gian và khối lƣợng công việc CV2 Công việc ngành thuế mang lại cơ hội phát triển nghề nghiệp cho công chức CV3 Cơng chức dễ bị thun chuyển vị trí và nhiệm vụ cơng tác

CV4 Cơng việc có tính an tồn cao

CV5 Cơng việc khơng đƣợc phân bổ đúng ngƣời, đúng việc

Thang đo Việc nhà- cơ quan H2 :

80% các ý kiến các đáp viên cho rằng thật khó để cân bằng giữa cơng việc cơ quan và việc gia đình, việc cá nhân nhất là đối với phụ nữ chiếm 100% trong tổng số 80% đáp viên đồng ý ý kiến này. Họ vừa phải lo con cái, gia đình đơi bên, vừa đi học nghiệp vụ và công việc cơ quan và các yếu tố cá nhân khác nhƣ giải trí, du lịch...

Theo các đáp viên, công chức ngành tài chính chƣa có bằng đại học thì khó mà phát triển, thăng tiến trong cơng việc, do đó họ phải liên tục học lên cao để giữ “vị trí” và làm tốt công việc. Do vậy, tác giả vẫn giữ lại ba biến đƣa ra trong phần lý thuyết.

Bảng 3.2. Thang đo Việc nhà- cơ quan gây căng thẳng sau điều chỉnh

Biến Câu hỏi khảo sát

CN3 Ngồi cơng việc, cơng chức cần có thời gian cho gia đình, việc cá nhân khác

Thành phần môi trƣờng :

Các đáp viên đồng đánh giá thành phần mơi trƣờng khá quan trọng vì cơng chức làm việc trong tổ chức và môi trƣờng pháp lý.

Hiện nay, riêng với môi trƣờng ngành, tổng cục thuế đang dần áp dụng công nghệ cao nhƣ phần mềm quản lý lịch sử doanh nghiệp, cá nhân tổ chức trên địa bàn nhƣng chỉ dừng lại là tên công ty, số điện thoại, đã nộp thuế hay chƣa nộp thuế..chứ chƣa thể quản lý quy trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các kênh nào, khách hàng và giá cả ra sao để phục vụ cho việc điều tra chống chuyển giá…Hơn nữa, Cục thuế chƣa thể kết nối với các ngành thuế khác qua tổng cục cũng nhƣ các nƣớc qua hệ thống tin CNTT nên chƣa thể xử lý doanh nghiệp vi phạm về thuế một cách triệt để.

Theo 100% các đáp viên, vẫn giữ lại 5 biến quan sát MT1, MT2, MT3, MT4, MT5 khi nghiên cứu về nhân tố môi trƣờng tác động đến CTĐVCV, tuy nhiên, cần thêm vào biến mơi trƣờng pháp lý, vì hầu hết công chức thuế làm việc theo văn bản luật kế tốn, luật quản lý thuế do Bộ tài Chính quy định, các thơng tƣ, nghị định cũng nhƣ Luật Công chức. Hiện nay, các đáp viên phàn nàn về Luật của chúng ta chƣa thật sự nghiêm khắc, Luật thì nhiều nhƣng tính hiệu quả chƣa cao, do đó, tác giả xây dựng thêm biến MT6.

Bảng 3.3. Thành phần môi trƣờng ảnh hƣởng căng thẳng sau hiệu chỉnh

Biến Câu hỏi khảo sát

MT1 Cơ chế hoạt động cịn nặng tính mệnh lệnh hành chính

MT2 Ngành thuế bị hạn chế trong điều tra vi phạm về thuế và thiếu chức năng khởi tố

MT3 Điều kiện làm việc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công việc và đảm bảo sức khỏe cho công chức MT4 Công chức thuế phải thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa nơi cơng sở MT5 Công chức thiếu tự do trong công việc

Thành phần mối quan hệ :

Bất kỳ nhân viên hay công chức đều phải làm việc trong tổ chức, có sự tác động qua lại giữa đồng nghiệp, tƣơng tác với cấp trên, phòng ban…

8/10 đáp viên trong cuộc phỏng vấn đồng tình khi tác giả đƣa ra 5 mối quan hệ nhƣ trong phần lý thuyết đề xuất.

Hầu hết nói rằng các mối quan hệ trong ngành thuế thật sự rất phức tạp, “có những thế lực ngầm” mà cán bộ công chức thuế phải tuân theo mệnh lệnh hành chính của cấp trên. “Cán bộ thuế vừa đối nội, đối ngoại cho hịa hợp để thực hiện tốt cơng việc thật sự là rất khó. Đối nội chính là phải phục tùng cấp trên theo mệnh lệnh hành chính mà đúng luật, khơng “mất lịng” các phịng ban khác . Đối ngoại chính là thái độ cƣ xử doanh nghiệp, ngƣời nộp thuế. Nhƣ vậy cần thiết phải xây dựng thêm biến QH6- quan hệ với ngƣời nộp thuế.

Bảng 3.4. Thành phần mối quan hệ tác động đến căng thẳng sau hiệu chỉnh

Biến Câu hỏi khảo sát

QH1 Công chức phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và giúp đỡ các phòng ban, đồng nghiệp QH2 Công chức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên

QH3 Cơng chức ln cần sự hỗ trợ phịng, ban, cấp trên và đồng nghiệp

QH4 Cơng chức có nghĩa vụ phải hồn thành tốt cơng việc do cấp trên và cơ quan giao QH5 Khi làm việc, công chức phải nghĩ đến lợi ích và danh dự của cơ quan

QH6 Cơng chức cần xây dựng hình ảnh đẹp với ngƣời nộp thuế

Thành phần chính sách đãi ngộ :

Tất cả các đáp viên (10/10) đều thống nhất rằng ngành thuế Việt Nam nói chung khác với thuế và hiệp hội kiểm toán tại Mỹ về cơ bản vẫn là mức lƣơng trả cho công chức.

Trong mơ hình của Joseph và cộng sự (1995) không hề đề cập đến thành phần lƣơng bổng gây căng thẳng là bởi vì nhân viên đã đƣợc trả mức xứng đáng đủ nuôi sống gia đình và cá nhân của họ.

Tại Việt Nam, mức lƣơng hiện nay cho công chức thuế mới vào ngành là 1.050.00đ nhân với hệ số lƣơng tƣơng đƣơng với bằng cấp của nhân viên đó. Cộng với phụ cấp khác, mỗi ngƣời cơng chức thuế có mức thu nhập từ 2000.000đ- 4000.000đ , đối với giai đoạn hiện nay là không phù hợp.

Đáp viên tin rằng lƣơng thấp làm cho cán bộ công chức thờ ơ với công việc, công chức cũng là ngƣời làm cơng ăn lƣơng thì tối thiểu họ phải sống đƣợc bằng lƣơng tối thiểu. Nếu lƣơng tối thiểu không đủ trang trải cho cuộc sống buộc họ phải tự tìm nguồn khác để tồn tại.

Thực tế các đáp viên đƣa ra ý kiến, từ năm 1993 đến nay, nƣớc ta có 12 lần tăng lƣơng tối thiểu với tốc độ tăng từ 16-20% hàng năm trong nhiều năm, nhƣng mức lƣơng tối thiểu không đảm bảo cho mức sống tối thiểu của cơng chức thuế. Bởi vì khi có thơng tin lƣơng tăng thì giá cả một số mặt hàng thiết yếu lại tăng trƣớc và nhanh hơn mức tăng của lƣơng. Đây là hiệu ứng tạo ra tiêu cực trong ngành thuế và có thể dẫn đến tình trạng “ngƣời có năng lực thì khơng đƣợc trọng dụng đành bỏ cơ quan thuế ra đi, ngƣời khơng có năng lực ở lại vì khơng thể kiếm việc làm bên ngoài nhà nƣớc‟

Nhƣ vậy, thành phần này cần đƣợc điều chỉnh 4 biến nhƣ sau : (1) Lƣơng

(2) Thƣởng và phụ cấp (3) Đào tạo và đãi ngộ

(4) Hài lịng chính sách đãi ngộ

Bảng 3.5. Thành phần chính sách đãi ngộ ảnh hƣởng căng thẳng sau hiệu chỉnh

Biến Câu hỏi khảo sát

CS1 Lƣơng cơng chức có đủ ni sống bản thân và gia đình

CS2 Nguồn thƣởng và phụ cấp đủ khuyến khích cơng chức thuế sáng tạo trong công việc

CS3 Công chức đƣợc đào tạo nghiệp vụ và đãi ngộ tốt theo năng lực CS4 Cơng chức có hài lịng với chính sách đãi ngộ của ngành

Thang đo căng thẳng của cơng chức thuế tại HCM

Theo nghiên cứu định tính, hầu hết các đáp viên đều thống nhất các biến quan sát của thành phần căng thẳng, tuy nhiên cần thêm biến CT5

Bảng 3.6. Thang đo sự căng thẳng sau hiệu chỉnh

Biến Câu hỏi khảo sát

CT1 Căng thẳng ngành khó làm cho cơng chức thuế gắn kết với ngành, với cơ quan CT2 Căng thẳng làm giảm sự hài lịng về cơng việc

CT3 Căng thẳng dễ làm công chức thuế né tránh công việc CT4 Căng thẳng không mang lại hiệu quả cao trong công việc

CT5 Công việc ngành thuế rất căng thẳng

Nhƣ vậy, có tất cả 29 biến quan sát đƣợc xây dựng để đo lƣờng 5 thành phần gây CTĐVCV của công chức thuế trên địa bàn TpHCM, các thang đo này sẽ đƣợc kiểm định trong nghiên cứu định lƣợng tiếp theo.

Các thang đo đƣợc đánh giá dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ (1) Hồn tồn khơng đồng ý

(2) Khơng đồng ý (3) Bình thƣờng (4) Đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng sự căng thẳng trong công việc đối với công chức thuế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)