CHƯƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Nghiên cứu định lượng
3.3.1. Thiết kế mẫu
Đối tượng khảo sát:
Nam và nữ sắp kết hơn trong tương lai gần (trong vịng 2 năm tới), có dự định tổ chức tiệc cưới tại một địa điểm tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp ở TP.HCM.
Xác định kích thước mẫu (n)
Có rất nhiều lý thuyết và cơng thức xác định kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng, đồng thời kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu. Vì sử dụng phương pháp phân tích EFA và phân tích hồi quy, nghiên cứu này địi hỏi kích thước mẫu lớn và kích thước mẫu được xác định dựa trên 2 tiêu chí: kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cỡ mẫu tuyệt đối (n) là tiêu chí quan trọng nhất trong khi số khác lại cho rằng tỷ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) mới thực sự quan trọng. Về cỡ mẫu tuyệt đối tối thiểu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Gorsuch (1983) and Kline (1979, trang 40) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 100 quan sát. Hutcheson và Sofroniou (1999) đề xuất rằng các nghiên cứu nên có ít nhất 150-300 quan sát. Guilford (1954, trang 533) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu là 200 (dẫn trong MacCallum, Widaman, Zhang & Hong, 1999, trang 84). David Garson (2008) thì cho rằng cỡ mẫu tốt nhất nên đạt trên 300 mẫu. Comrey and Lee (1992) đã phân loại cỡ mẫu như sau: 100: kém, 200: khá, 300: tốt, 500: rất tốt, 1,000 trở lên: xuất sắc. Về tỷ lệ tương đối, nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này không nên nhỏ hơn 5 (Bryant and Yarnold, 1995, dẫn trong David Garson, 2008; Gorsuch, 1983, dẫn trong MacCallum, Widaman, Zhang & Hong, 1999; Everitt, 1975, dẫn trong Arrindell & Van der Ende, 1985; Gorsuch, 1974, dẫn trong Arrindell & Van der Ende, 1985, trang 166). Dựa trên nghiên
cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), kích thước mẫu tối thiểu nên gấp 5 lần số biến quan sát (tốt hơn nếu gấp 10). Đây là quy mơ mẫu thích hợp cho các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006).
Ngoài ra, theo Tabachnick và Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất, kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức N ≥ 50 + 8*n quan sát (trong đó n là số biến độc lập của mơ hình).
Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu chính thức của luận văn có tổng cộng 41 biến quan sát. Do đó, quy mơ mẫu cần thiết đảm bảo tỷ lệ quan sát/biến đo lường đạt 5:1 là 41 x 5 = 205. Mơ hình có 7 biến độc lập nên cỡ mẫu tính theo cơng thức của Tabachnick và Fidell (1996) là 50 + 8 x 7 = 85. Như vậy ta có thể chọn cỡ mẫu 205 là đạt yêu cầu. Tuy nhiên để giảm bớt sai số và tăng mức độ tin cậy, tác giả xin chọn kích thước mẫu sử dụng trong nghiên cứu là 350 mẫu, có thể đảm bảo đại diện cho đám đông, đảm bảo thỏa mãn hầu hết các yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu ở trên, và được đánh giá là “tốt” theo nghiên cứu của Comrey and Lee (1992).