CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1. Kết quả nghiên cứu
Với những mục tiêu và phương pháp đặt ra ban đầu ở chương 1, tác giả bắt đầu tìm hiểu những nghiên cứu có liên quan để làm nền tảng xây dựng mơ hình nghiên cứu của luận văn. Tác giả đã trình bày các lý thuyết nền về hành vi và lựa chọn (TRA và TPB) tiếp theo là phân tích về những nghiên cứu đi trước, nhấn mạnh những nghiên cứu trong thời gian gần đây với bối cảnh nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, để cuối cùng tổng kết ra 7 nhân tố độc lập tác động đến ý định tổ chức tiệc cưới bao gồm: gói dịch vụ cưới, giá cả, thức ăn/thức uống, bầu khơng khí cảnh quan, cơ sở vật chất, tính sẵn có và vị trí. Từ mơ hình nghiên cứu đề xuất này, tác giả đã tiến hành lần lượt phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng tương ứng với giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Kết thúc giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả đã hiệu chỉnh thang đo và xác định được 31 biến quan sát để mô tả 7 nhân tố độc lập, đồng thời xác định 7 biến quan sát để đo lường biến phụ thuộc. Sau khi thu thập đủ số mẫu cần thiết đưa vào phân tích (n=348), việc đầu tiên là tác giả kiểm tra độ tin cậy của các thang đo đã hồn chỉnh trong chương 3 bằng phân tích Cronbach alpha. Kết quả Cronbach alpha biến tổng của các nhân tố độc lập và phụ thuộc đều tốt và đạt trên 0.6. Kết quả của tất cả biến quan sát đều tốt duy chỉ có vấn đề ở trường hợp biến CS1. Tuy nhiên, cuối cùng tác giả vẫn giữ biến quan sát này và đưa vào phân tích EFA cùng với các biến quan sát còn lại để đo lường giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Phép quay Varimax và phép trích phương sai CPA đã được sử dụng và kết quả của phân tích EFA cũng như các kiểm định kèm theo đều đạt các giá trị tốt, trong đó tất cả biến quan sát đã phân bổ
về đúng nhân tố như thang đo đề xuất, duy chỉ có biến CS1 đã chuyển qua nhân tố Sự sẵn có thay vì nhân tố Cơ sở vật chất. Việc thay đổi này đem lại nhiều tín hiệu tích cực về mặt số liệu thống kê, đồng thời có thể giải thích được trong bối cảnh nghiên cứu tại TP.HCM.
Tiếp theo, các nhân tố độc lập và phụ thuộc đã được đưa vào phân tích tương quan để làm cơ sở cho phân tích hồi quy sau đó. Kết quả phân tích tương quan Pearson đã cho thấy các biến độc lập có tương quan mạnh mẽ với biến phụ thuộc, và khơng có tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau, trừ 2 biến CS và SC tuy nhiên mức độ không nghiêm trọng và về sau đã được chứng minh là giữa chúng khơng có quan hệ cộng tuyến. Phân tích hồi quy tuyến tính bội cũng được tiến hành để kiểm định về chiều hướng và mức độ tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Tiến hành kiểm định hệ số hồi quy cho thấy tất cả các hệ số beta của các nhân tố độc lập đều được kiểm định là có ý nghĩa. Các hệ số beta đều dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc, nghĩa là sự tăng cường các nhân tố độc lập sẽ làm tăng khả năng để khách hàng lựa chọn một nơi nào đó làm địa điểm tổ chức tiệc cưới. Tuy nhiên mức độ tác động của từng biến độc lập là không đồng đều. Dữ liệu cho thấy nhân tố có tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc là Gói dịch vụ cưới (beta = 0.505), tiếp theo là Giá cả (beta = 0.365), Thức ăn/thức uống (beta = 0.285). Trong khi đó, nhân tố Tính sẵn có đóng một vai trị rất nhỏ trong việc giải thích biến phụ thuộc, với beta chỉ đạt 0.079. Kết quả phân tích độ phù hợp tổng thể cho thấy mơ hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu. Giá trị R2 hiệuchỉnh đạt giá trị là là 0.629, là một giá trị khá tốt, có nghĩa là các biến độc lập có thể giải thích 62.9% biến thiên của biến phụ thuộc. 37.1% cịn lại được giải thích bởi các yếu tố khác khơng đề cập đến trong mơ hình.
Sau bước phân tích hồi quy, tác giả tiến hành kiểm tra sự vi phạm các giả định của mơ hình hồi quy tuyến tính bội như các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan…. Kết quả phân tích cho thấy cả 9 giả định của mơ hình hồi quy tuyến
tính bội đều thỏa mãn, chứng tỏ mơ hình hồn tồn phù hợp với tập dữ liệu và có độ tin cậy cao.