2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1.2. Thực trạng sản xuất và tiêu dùng RAT tại TP.HCM
Năm 2016, tổng diện tích gieo trồng RAT của TP. HCM là 15,370 ha. So với năm 2015, diện tích gieo trồng giảm nhẹ 2.72%. Tuy nhiên, nếu như năm 2015 sản lượng RAT đạt 375,000 tấn thì sang năm 2016, sản lượng đã tăng lên 419,108 tấn, tăng 11.76%. Như vậy, năm 2016 tuy diện tích gieo trồng giảm nhẹ nhưng sản lượng lại tăng khá đáng kể so với năm 2015, dẫn đến năng suất sẽ tăng theo. Năng suất năm 2015 đạt gần 24 tấn/ha, năm 2016 đạt gần 28 tấn/ha.
Bảng 2.1. Thực trạng sản xuất RAT tại TP. HCM năm 2015 – 2016
Năm 2015 2016
Diện tích gieo trồng (ha) 15,800 15,370
Sản lượng (tấn) 375,000 419,108
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM
Cũng trong năm 2016, tổng số tổ chức, cá nhân được chứng nhận VietGAP là 88 tổ chức, cá nhân. Và lũy tiến đến hết năm 2016, tổng số đơn vị sản xuất RAT được chứng nhận VietGAP là 885 tổ chức, các nhân, tương đương 571.13 ha diện tích đất canh tác, 3,334.66 ha diện tích đất gieo trồng và đạt sản lượng là khoảng 65,840 tấn/năm.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, diện tích đất gieo trồng RAT cả TP. HCM đạt 10,200 ha, tăng 19.6% so với cùng kỳ năm ngối.
Về tình hình tiêu thụ RAT tại khu vực TP. HCM, nhu cầu RAT ngày một tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu dùng chấp nhận chi phí cao để có thể mua RAT đúng nghĩa nhưng chất lượng và nguồn gốc thực sự thì vẫn là một dấu hỏi lớn. Đây là vấn đề cần các cấp chính quyền can thiệp để ổn định tiêu dùng.
Năm 2015, ơng Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP. HCM đã ký duyệt thơng qua “Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020” với tổng kinh phí thực hiện là 60 tỉ đồng. Theo chương trình này, phấn đấu đến năm 2020, diện tích gieo trồng đủ tiêu chuẩn sản xuất RAT đạt 16,319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm trong đó trên 90% tổ chức, cá nhân đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.