2.3. Các mơ hình nghiên cứu tiền nhiệm
2.3.2.1. Nghiên cứu của Kulikovski và cộng sự (2010)
Mơ hình của Kulikovski và cộng sự (2010) về ý định mua thực phẩm hữu cơ, sử dụng phương pháp định lượng để xem xét các biến có ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng Hy Lạp như thế nào. Biến độc lập cũng như biến phụ thuộc được lựa chọn và sử dụng thể hiện như hình 2.5.
Với việc khảo sát 190 người tiêu dùng tại thị trường Hy Lạp, sau khi chạy mơ hình phân tích hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã đưa ra kết luận như sau:
- Sự quan tâm về sức khỏe, sự quan tâm đạo đức, giá bán và sự tin tưởng vào nhãn hiệu không thực sự tác động vào ý định mua thực phẩm hữu cơ của người Hy Lạp;
- Trái lại, yếu tố nhận thức về chất lượng và nhận thức về giá trị cũng như yếu tố sự quan tâm tới an toàn thực phẩm tác động đến ý định mua, trong đó sự quan tâm đến an tồn thực phẩm có mức độ ảnh hưởng lớn nhất.
Nghiên cứu trên bị giới hạn bởi mẫu đại diện cho tổng thể còn hạn chế, đồng thời cũng không phải ngoại lệ, nghiên cứu này chỉ tiến hành tại một khu vực thuộc Hy Lạp, từ đó đại diện cho thị trường Hy Lạp thì chưa thực sự mang ý nghĩa tuyệt đối.
Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu của Kulikovski và cộng sự
Nguồn: Kulikovski và cộng sự (2010) 2.3.2.2. Nghiên cứu của Wang (2014)
Mơ hình nghiên cứu của Wang được thực hiện bởi một cuộc khảo sát định lượng trực tuyến 1,866 người tiêu dùng tại Đài Loan năm 2014. Ngồi các biến kiểm sốt ý định mua thực phẩm xanh, các thang đo của mơ hình là vị trí kiểm sốt bên ngồi, chủ nghĩa tập thể, tầm nhìn về mơi trường và chuẩn mực chủ quan. Có thể thấy, nghiên cứu đã kế thừa và phát huy mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB.
Hình 2.6. Mơ hình nghiên cứu của Wang
Sử dụng mơ hình phương trình cấu trúc SEM, nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố vị trí kiểm sốt bên ngồi khơng ảnh hưởng thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua; chủ nghĩa tập thể, tầm nhìn về mơi trường và cuối cùng là chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua thực phẩm an xanh.
Nghiên cứu của Wang (2014) cũng có hạn chế là chỉ sử dụng nghiên cứu định lượng, bỏ qua giai đoạn nghiên cứu định tính.
2.3.2.3. Nghiên cứu của Wee và cộng sự (2014)
Wee và cộng sự (2014) nỗ lực kiểm tra về nhận thức, ý định mua và hành vi mua thực tế tại Malaysia về thực phẩm hữu cơ. Lấy nền tảng là mơ hình lý thuyết hành vi có hoạch định TPB (Ajzen, 1991), Wee đã thiết kế mơ hình nghiên cứu gồm các yếu tố mà bản thân Wee cho rằng có tác động đến ý định mua thực phẩm hữu cơ. Mơ hình này chủ yếu nghiên cứu hành vi mua thực tế diễn ra có đúng như dự định mua ban đầu hay khơng, vì vậy vẫn có thể được sử dụng với mục đích xác định ý định mua. Mơ hình gồm các biến độc lập: sức khỏe, an tồn, thân thiện môi trường và chất lượng sản phẩm.
Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu của Wee và cộng sự
Nguồn: Wee và cộng sự (2014)
Với tộng số 288 phiếu điều tra được hoàn thành, ứng với 96% so với số lượng ban đầu và sau khi chạy kết quả, nghiên cứu đã có kết luận khá bất ngờ:
- Sức khỏe, an toàn và thân thiện môi trường ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua thực phẩm hữu cơ, trong đó an tồn là động lực chính;
- Ý định mua hầu như không bị ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm. Phát hiện này chính là điều mâu thuẫn với các nghiên cứu tiền nhiệm và là yếu tố bất ngờ cho thị trường Malaysia;
- Hành vi mua thực tế hiển nhiên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi ý định mua thực phẩm an toàn.
2.3.2.4. Nghiên cứu của Yadav và Pathak (2016)
Tương tự như mơ hình của Wee và cộng sự (2014), mơ hình của Yadav và Pathak (2016) cũng lấy mơ hình hành vi có hoạch định TPB (Ajzen,1991) làm khn khổ lý thuyết. Ngoài ra, nghiên cứu này còn nỗ lực mở rộng TPB bằng cách kết hợp thêm các cấu trúc bổ sung, đó là yếu tố mơi trường, bao gồm sự quan tâm đến môi trường và kiến thức về môi trường. Điểm mới của nghiên cứu ở khía cạnh đối tượng khảo sát là người tiêu dùng trẻ, độ tuổi sinh viên, để từ đó nhấn mạnh được vấn đề cần khảo sát: môi trường - yếu tố mới được thêm vào TPB có thực sự tác động vào ý định mua sản phẩm xanh tại Ấn Độ hay khơng.
Mơ hình trên được kiểm định thông qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn nghiên cứu định tính, sau đó là nghiên cứu định lượng sơ bộ. Việc khảo sát 20 người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng trẻ đã giúp chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi.
- Giai đoạn nghiên cứu chính thức với phương pháp nghiên cứu định lượng. Có tổng cộng 600 bảng câu hỏi được phát ra, và với tỷ lệ 60%, có 360 bảng được phản hồi hợp lệ. Tuy nhiên, sau khi loại bỏ tiếp lần hai đối với các khảo sát thuộc outliers, mẫu cịn lại là 326.
Hình 2.8. Mơ hình nghiên cứu của Yadav và Pathak
Nguồn: Yadav và Pathak (2016)
Với mơ hình phương trình cấu trúc SEM đã cho kết quả như sau:
- Tất cả các biến quan sát của mơ hình ban đầu đều có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua sản phẩm xanh tại Ấn Độ;
- Trong đó, sự quan tâm đến mơi trường hưởng hưởng mạnh nhất, trái ngược hoàn tồn với kiến thức về mơi trường ít ảnh hưởng nhất.
Nghiên cứu có ý nghĩa khá lớn trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường muốn kinh doanh các sản phẩm xanh, tuy nhiên cũng có hạn chế nhất định sau:
- Nghiên cứu bị giới hạn trong việc khảo sát người tiêu dùng trẻ có học thức, có nhận thức tầm quan trọng của mơi trường nên kết quả có thể bị thiên vị;
- Chỉ giới hạn kiểm định ý định mua, chưa đi sâu hơn vào hành vi mua thực tế. Vì lẽ đó, các nghiên cứu về sau có thể tiếp tục kế thừa kết quả này mà thực hiện.
2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1. Cơ sở khoa học của mơ hình nghiên cứu đề xuất
Như các định nghĩa ở trên về RAT, RAT là sản phẩm được canh tác trên đất có thành phần thổ nhưỡng được kiểm sốt, tn thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu đầu vào đến đầu ra để sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn. Như vậy, điều kiện để có thể sản xuất RAT và cơng nhận một sản phẩm có phải là RAT hay khơng là gì. Theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của bộ NN & PTNN, rau phải tuân thủ các yếu tố sau mới được gọi là RAT:
1. Nhân lực: cán bộ kỹ thuật có chun mơn về ngành trồng trọt, nhân cơng phải được đào tạo và huấn luyện kỹ thuật;
2. Đất trồng: có đặc điểm lý, hóa, sinh phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây rau, đất không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt và công nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, đất trồng phải được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
3. Phân bón: chỉ sử dụng các loại phân bón nằm trong danh mục cho phép;
4. Nước tưới: khơng bị ơ nhiễm bởi vi sinh vật, hóa chất độc hại. Nguồn nước khu vực trồng rau phải được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
5. Kỹ thuật canh tác: điểm quan trọng là khâu chọn giống. Hạt giống khơng có mầm bệnh hoặc cây con cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi đưa ra khỏi vườn ươm;
6. Phòng trừ sâu bệnh: khuyến khích áp dụng xây nhà lưới, nhà màng cách ly côn trùng và sử dụng biện pháp phịng trừ thủ cơng. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phịng trừ sâu bệnh;
7. Thu hoạch và bảo quản RAT: thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm; bảo quản với biện pháp thích hợp cho rau.
2.4.1.2. Thực trạng sản xuất và tiêu dùng RAT tại TP. HCM
Năm 2016, tổng diện tích gieo trồng RAT của TP. HCM là 15,370 ha. So với năm 2015, diện tích gieo trồng giảm nhẹ 2.72%. Tuy nhiên, nếu như năm 2015 sản lượng RAT đạt 375,000 tấn thì sang năm 2016, sản lượng đã tăng lên 419,108 tấn, tăng 11.76%. Như vậy, năm 2016 tuy diện tích gieo trồng giảm nhẹ nhưng sản lượng lại tăng khá đáng kể so với năm 2015, dẫn đến năng suất sẽ tăng theo. Năng suất năm 2015 đạt gần 24 tấn/ha, năm 2016 đạt gần 28 tấn/ha.
Bảng 2.1. Thực trạng sản xuất RAT tại TP. HCM năm 2015 – 2016
Năm 2015 2016
Diện tích gieo trồng (ha) 15,800 15,370
Sản lượng (tấn) 375,000 419,108
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM
Cũng trong năm 2016, tổng số tổ chức, cá nhân được chứng nhận VietGAP là 88 tổ chức, cá nhân. Và lũy tiến đến hết năm 2016, tổng số đơn vị sản xuất RAT được chứng nhận VietGAP là 885 tổ chức, các nhân, tương đương 571.13 ha diện tích đất canh tác, 3,334.66 ha diện tích đất gieo trồng và đạt sản lượng là khoảng 65,840 tấn/năm.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, diện tích đất gieo trồng RAT cả TP. HCM đạt 10,200 ha, tăng 19.6% so với cùng kỳ năm ngối.
Về tình hình tiêu thụ RAT tại khu vực TP. HCM, nhu cầu RAT ngày một tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu dùng chấp nhận chi phí cao để có thể mua RAT đúng nghĩa nhưng chất lượng và nguồn gốc thực sự thì vẫn là một dấu hỏi lớn. Đây là vấn đề cần các cấp chính quyền can thiệp để ổn định tiêu dùng.
Năm 2015, ơng Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP. HCM đã ký duyệt thông qua “Chương trình mục tiêu phát triển rau an tồn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020” với tổng kinh phí thực hiện là 60 tỉ đồng. Theo chương trình này, phấn đấu đến năm 2020, diện tích gieo trồng đủ tiêu chuẩn sản xuất RAT đạt 16,319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm trong đó trên 90% tổ chức, cá nhân đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
2.4.1.3. Một số chứng nhận của RAT tại Việt Nam và trên thế giới (1) Chứng nhận VietGAP (1) Chứng nhận VietGAP
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do bộ NN & PTNN ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn ni. Đây là chương trình kiểm tra an tồn thực phẩm xun suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất. Các tiêu chuẩn của VietGAP bao gồm:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
- An tồn thực phẩm, đảm bảo khơng có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch;
- Môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân; - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Đối với nhóm sản phẩm rau sạch VietGAP, bộ NN & PTNN cũng đưa ra một bộ tiêu chuẩn nhất định. Các đơn vị sản xuất bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau mới được cấp chứng chỉ VietGAP:
1. Chọn đất: đất trồng rau phải là đất cao, dễ thốt nước, phù hợp với q trình sinh trưởng và phát triển của từng loại rau. Khu vực trồng rau phải được cách ly với khu vực có chất thải. Đất tuyệt đối khơng được tồn dư các hóa chất độc hại;
2. Nước tưới: dùng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Chỉ được dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật;
3. Phân bón: khơng được dùng phân chuồng tươi, nước phân chuồng pha loãng để tưới rau;
4. Bảo vệ thực vật: không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nếu cần thiết, chỉ được chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, gây ít độc hại cho mơi trường cũng như cho người sử dụng. Dừng việc phun thuốc hóa học 5 - 10 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo an tồn. Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học để phịng bệnh;
5. Thu hoạch, đóng gói: rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau phải được đóng gói vào túi sạch, ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất.
VietGAP là chương trình tự nguyện mà khơng bắt buộc áp dụng. Để được chứng nhận VietGAP, các đơn vị sản xuất tìm hiểu về VietGAP và áp dụng VietGAP vào sản xuất. Sau khi áp dụng, các đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt chỉ định để đăng ký chứng nhận.
(2) Chứng nhận GlobalGAP
GlobalGAP là chữ viết tắt của Global Good Agricultural Practice, là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn GlobalGAP của mình. Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGAP là sự đảm bảo rằng thực phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn và chất lượng, và quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, mơi trường, và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi. Nếu khơng có sự đảm bảo này, người sản xuất nơng nghiệp có thể bị thị trường từ chối.
Quy trình chứng nhận GlobalGAP được tiến hành theo các bước chính như sau: 1. Xác định phạm vi chứng nhận;
2. Đánh giá thử (tùy chọn) nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của trang trại; 3. Đánh giá chứng nhận (cấp giấy chứng nhận): xác nhận doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của GlobalGAP;
4. Giấy chứng nhận có giá trị trong vịng 1 năm kể từ ngày có quyết định chứng nhận;
5. Tái chứng nhận để theo dõi sự phù hợp và quá trình cải tiến thường xuyên.
(3) Chứng nhận hữu cơ PGS của IFOAM
PGS, viết tắt của Participatory Guarantee System, là hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu
cơ hay còn gọi là chứng nhận hữu cơ PGS, được Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM) chấp nhận vào năm 2004. Theo đó, chứng nhận hữu cơ PGS khơng chỉ áp dụng đối với Việt Nam mà cịn rất nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, New Zealand, Brazil, Ấn Độ, Thái Lan... Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng quốc gia và từng địa phương thì sẽ có sự khác nhau giữa các phương pháp và quy trình áp dụng.
Tại Việt Nam, chứng nhận hữu cơ PGS là bộ tiêu chuẩn nội địa đầu tiên được công nhận ở cấp quốc tế. RAT hoặc rau hữu cơ được chứng nhận PGS là rau đã qua quá trình thanh kiểm tra nghiêm ngặt và thường xuyên, ngay từ trước khi trồng đến sau khi đóng gói, để đảm bảo q trình trồng rau đạt các tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn hoặc thực phẩm hữu cơ.
(4) Chứng nhận hữu cơ USDA của Mỹ
Chứng nhận hữu cơ USDA (United Stated Department of Agriculture - Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ), là một trong những chứng nhận danh giá nhất dành cho rau vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu sản phẩm chứa từ 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi sản xuất.
Để được cấp chứng nhận USDA, đơn vị sản xuất phải tuân theo quá trình trồng rau đạt chuẩn trong hướng dẫn dài 64 trang của USDA. Sau đó, mời chun gia được ủy quyền về nơng trại để kiểm định tất cả mọi yếu tố từ các khu vực lân cận, nước, đất, giống, đến các phương pháp nuôi trồng, bảo quản, … Nếu được cấp chứng nhận, các