2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1.3. Một số chứng nhận của RAT tại Việt Nam và trên thế giới
(1) Chứng nhận VietGAP
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do bộ NN & PTNN ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Đây là chương trình kiểm tra an tồn thực phẩm xun suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất. Các tiêu chuẩn của VietGAP bao gồm:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
- An tồn thực phẩm, đảm bảo khơng có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch;
- Môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân; - Truy tìm nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Đối với nhóm sản phẩm rau sạch VietGAP, bộ NN & PTNN cũng đưa ra một bộ tiêu chuẩn nhất định. Các đơn vị sản xuất bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau mới được cấp chứng chỉ VietGAP:
1. Chọn đất: đất trồng rau phải là đất cao, dễ thốt nước, phù hợp với q trình sinh trưởng và phát triển của từng loại rau. Khu vực trồng rau phải được cách ly với khu vực có chất thải. Đất tuyệt đối khơng được tồn dư các hóa chất độc hại;
2. Nước tưới: dùng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Chỉ được dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật;
3. Phân bón: khơng được dùng phân chuồng tươi, nước phân chuồng pha loãng để tưới rau;
4. Bảo vệ thực vật: không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nếu cần thiết, chỉ được chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, gây ít độc hại cho mơi trường cũng như cho người sử dụng. Dừng việc phun thuốc hóa học 5 - 10 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo an tồn. Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh;
5. Thu hoạch, đóng gói: rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau phải được đóng gói vào túi sạch, ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất.
VietGAP là chương trình tự nguyện mà khơng bắt buộc áp dụng. Để được chứng nhận VietGAP, các đơn vị sản xuất tìm hiểu về VietGAP và áp dụng VietGAP vào sản xuất. Sau khi áp dụng, các đơn vị liên hệ với tổ chức chứng nhận VietGAP được Cục trồng trọt chỉ định để đăng ký chứng nhận.
(2) Chứng nhận GlobalGAP
GlobalGAP là chữ viết tắt của Global Good Agricultural Practice, là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Thông qua việc chứng nhận, các nhà sản xuất chứng minh việc thực hiện tiêu chuẩn GlobalGAP của mình. Đối với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGAP là sự đảm bảo rằng thực phẩm đạt được mức độ chấp nhận được về an toàn và chất lượng, và quá trình sản xuất được chứng minh là bền vững và có quan tâm đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, mơi trường, và có xem xét đến các vấn đề “phúc lợi” của vật nuôi. Nếu khơng có sự đảm bảo này, người sản xuất nơng nghiệp có thể bị thị trường từ chối.
Quy trình chứng nhận GlobalGAP được tiến hành theo các bước chính như sau: 1. Xác định phạm vi chứng nhận;
2. Đánh giá thử (tùy chọn) nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của trang trại; 3. Đánh giá chứng nhận (cấp giấy chứng nhận): xác nhận doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của GlobalGAP;
4. Giấy chứng nhận có giá trị trong vịng 1 năm kể từ ngày có quyết định chứng nhận;
5. Tái chứng nhận để theo dõi sự phù hợp và quá trình cải tiến thường xuyên.
(3) Chứng nhận hữu cơ PGS của IFOAM
PGS, viết tắt của Participatory Guarantee System, là hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu
cơ hay còn gọi là chứng nhận hữu cơ PGS, được Liên đoàn các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM) chấp nhận vào năm 2004. Theo đó, chứng nhận hữu cơ PGS khơng chỉ áp dụng đối với Việt Nam mà còn rất nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, New Zealand, Brazil, Ấn Độ, Thái Lan... Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng quốc gia và từng địa phương thì sẽ có sự khác nhau giữa các phương pháp và quy trình áp dụng.
Tại Việt Nam, chứng nhận hữu cơ PGS là bộ tiêu chuẩn nội địa đầu tiên được công nhận ở cấp quốc tế. RAT hoặc rau hữu cơ được chứng nhận PGS là rau đã qua quá trình thanh kiểm tra nghiêm ngặt và thường xuyên, ngay từ trước khi trồng đến sau khi đóng gói, để đảm bảo q trình trồng rau đạt các tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn hoặc thực phẩm hữu cơ.
(4) Chứng nhận hữu cơ USDA của Mỹ
Chứng nhận hữu cơ USDA (United Stated Department of Agriculture - Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ), là một trong những chứng nhận danh giá nhất dành cho rau vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu sản phẩm chứa từ 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi sản xuất.
Để được cấp chứng nhận USDA, đơn vị sản xuất phải tuân theo quá trình trồng rau đạt chuẩn trong hướng dẫn dài 64 trang của USDA. Sau đó, mời chun gia được ủy quyền về nơng trại để kiểm định tất cả mọi yếu tố từ các khu vực lân cận, nước, đất, giống, đến các phương pháp nuôi trồng, bảo quản, … Nếu được cấp chứng nhận, các chuyên gia sẽ kiểm định giám sát hàng năm thông qua một tổ chức được USDA ủy quyền để đảm bảo nông trại vẫn hoạt động theo đúng tiêu chuẩn. Nếu vì lý do bất kỳ, một sản phẩm hữu cơ vi phạm các quy định hữu cơ của USDA đều bị thực thi pháp luật, bao gồm các hình phạt tài chính, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận hữu cơ.
2.4.1.4. Cơ sở khoa học của mơ hình nghiên cứu đề xuất
Bảng 2.2. Bảng hệ thống hóa các mơ hình lý thuyết và nghiên cứu tiền nhiệm
Mơ hình Các nhân tố Tác giả
Lý thuyết hành vi hợp lý TRA Thái độ Fishbein và Ajzen (1975) Chuẩn mực chủ quan Ý định hành vi Hành vi Lý thuyết hành vi có hoạch định TPB
Thái độ đối với hành vi
Ajzen (1991) Chuẩn mực chủ quan Nhận thức về kiểm soát hành vi Ý định hành vi Hành vi Ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam Độ tuổi Trương T.Thiên và cộng sự (2012) Giới tính Nhận thức về sức khỏe Nhận thức về an tồn
Sự quan tâm đến mơi trường Giá bán của sản phẩm
Ý định mua thực phẩm an toàn tại khu vực đô thị Hà
Nội
Sự quan tâm đến sức khỏe
Lê Thùy Hương (2014) Nhận thức về chất lượng
Sự quan tâm đến môi trường Chuẩn mực chủ quan
Nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm Nhận thức về giá bán sản phẩm Nhóm tham khảo
Truyền thông đại chúng
Ý định mua thực phẩm hữu cơ tại
Hy Lạp Nhận thức về sức khỏe Kulikovski và cộng sự (2010) Nhận thức về chất lượng Nhận thức về giá trị Sự quan tâm đạo đức
Sự quan tâm an toàn thực phẩm Giá bán
Sự tin tưởng vào nhãn hiệu Ý định mua thực
phẩm xanh tại Đài Loan
Vị trí kiểm sốt bên ngồi
Wang (2014) Chủ nghĩa tập thể Tầm nhìn về mơi trường Chuẩn mực chủ quan Sức khỏe Wee và cộng sự (2014) An toàn
Hành vi mua thực phẩm hữu cơ tại
Malaysia
Thân thiện môi trường Chất lượng sản phẩm
Ý định mua thực phẩm an toàn Ý định mua sản
phẩm xanh tại Ấn Độ
Sự quan tâm đến môi trường
Yadav và Pathak (2016) Thái độ
Kiến thức về môi trường Chuẩn mực chủ quan
Nhận thức về kiểm soát hành vi
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu tiền nhiệm
2.4.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua RAT, gồm (1) Sự quan tâm đến sức khỏe, (2) Nhận thức về an toàn, (3) Nhận thức về chất lượng, (4) Chuẩn mực chủ quan, (5) Sự quan tâm đến môi trường và (6) Nhận thức về giá bán sản phẩm. Ngoài ra, sự tác động của 5 biến độc lập trên vào biến phụ thuộc là ý định mua RAT còn chịu sự chi phối bởi các biến kiểm sốt như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng. Sở dĩ đưa các biến kiểm soát này vào mơ hình vì ít hay nhiều, các biến này vẫn gây một độ nhiễu nhất định và từ đó có thể có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc.
Sức khỏe là yếu tố được quan tâm rất nhiều. Thang đo này được nhiều nghiên cứu đề cập như Trương T.Thiên và cộng sự (2012), Lê Thùy Hương (2014), Kulikovski và cộng sự (2010), Wee và cộng sự (2014), Paul và cộng sự (2015). Tuy nhiên, cũng có một trường phái nghiên cứu khác có suy nghĩ đối lập. Michaelidou và cộng sự (2008) khám phá ra nhận thức về sức khoẻ là yếu tố ít quan trọng nhất trong số các động cơ tạo nên ý định mua thực phẩm an toàn. Molyneaux (2007) hỗ trợ đưa ra mối quan hệ tích cực giữa nhận thức về sức khoẻ và ý định mua thực phẩm an toàn.
Nhận thức về an toàn xét cho cùng cũng liên quan đến yếu tố sức khỏe. Nhận thức về an toàn thực phẩm đã thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm những thực phẩm an tồn với chất lượng và đặc tính được đảm bảo (Lockie và cộng sự, 2004). Trên thực tế, vấn đề an toàn thực phẩm là động cơ mua thực phẩm an toàn (Padel và Foster, 2005). Xét tại thị trường Việt Nam, cụ thể tại khu vực TP. HCM, tác giả muốn kiểm định thang đo sức khỏe và an tồn có thực sự ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến ý
định mua RAT, vì thế tác giả đưa biến “sự quan tâm đến sức khỏe”, “nhận thức về an tồn” vào mơ hình.
Trong những nghiên cứu đã khá lâu trước đây, yếu tố chất lượng đã được đề cập như vấn đề then chốt của mọi thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, trong đó có rau. Nhận thức chất lượng về thực phẩm an tồn của người tiêu dùng đóng một vai trị quan trọng trong việc tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm (Magnusson và cộng sự, 2001; Padel và cộng sự, 2005). Riêng tại TP. HCM, trong những năm gần đây, chất lượng là vấn đề được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Với tình hình thực phẩm bẩn tràn lan, yếu tố “nhận thức về chất lượng” đưa vào là thực sự là cần thiết.
Chuẩn mực chủ quan là nhân tố nền tảng vì được lấy từ mơ hình lý thuyết hành vi có hoạch định TPB (Ajzen, 1991). Trong mơ hình của Wang (2014), Yadav và Pathak (2016) đã đề cập tới yếu tố này. Như một lý thuyết nền và vì ý nghĩa của nhân tố này, tác giả đưa vào mơ hình để phân tích.
Có rất nhiều nghiên cứu tìm ra yếu tố mơi trường là nhân tố chính tác động vào ý định mua thực phẩm an toàn như Sudiyanti (2009), Paul và cộng sự (2015), Khan và Mohsin (2017). Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an tồn ngày càng tăng thơng qua các quy trình ít ảnh hưởng đến mơi trường (Chinnici và cộng sự, 2002).
Cuối cùng là yếu tố nhận thức về giá bán sản phẩm. Tuy không được nghiên cứu nhiều và phổ biến, nhưng giá cả về sản phẩm có thể nói là một yếu tố liên quan đến ý định mua. Thông thường, giá là yếu tố rào cản đối với việc mua hàng. Giá thực phẩm an tồn là trở ngại chính cho việc mua thực phẩm an toàn (Padel và cộng sự 2005). Với đặc thù TP. HCM là trung tâm kinh tế của một nước đang phát triển, giá cả có thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua RAT hay không, đưa biến “nhận thức về giá bán sản phẩm’ vào phân tích để biết điều đó.
Như vậy, với đặc thù riêng của sản phẩm RAT cũng như khu vực nghiên cứu tại TP. HCM, lấy nền tảng các mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nước đã được cơng nhận, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất cho ý định mua RAT của cư dân đơ thị tại khu vực TP. HCM như hình 2.9.
Hình 2.9. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: tác giả tổng hợp
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Sự quan tâm đến sức khỏe có tác động cùng chiều đến ý định mua RAT của cư dân đô thị tại khu vực TP. HCM;
H2: Nhận thức về an tồn có tác động cùng chiều đến ý định mua RAT của cư dân đô thị tại khu vực TP. HCM;
H3: Nhận thức về chất lượng có tác động cùng chiều đến ý định mua RAT của cư dân đô thị tại khu vực TP. HCM;
H4: Chuẩn mực chủ quan có tác động cùng chiều đến ý định mua RAT của cư dân đô thị tại khu vực TP. HCM;
H5: Sự quan tâm đến mơi trường có tác động cùng chiều đến ý định mua RAT của cư dân đô thị tại khu vực TP. HCM;
H6: Nhận thức về giá bán sản phẩm có tác động ngược chiều đến ý định mua RAT của cư dân đơ thị tại khu vực TP. HCM.
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả tìm hiểu và phân tích những mơ hình lý thuyết nền tảng về ý định hành vi và hành vi hành động, đó là mơ hình hành vi hợp lý TRA (Fishbein và Ajzen,1975); mơ hình hành vi có hoạch định (Ajzen, 1991). Đến nay, cả hai lý thuyết này đã được sử dụng và được công nhận rộng rãi trên nhiều quốc gia. Đồng thời, trong chương 2, tác giả cũng trình bày các mơ hình nghiên cứu tiền nhiệm về ý định mua, mơ hình về hành vi mua thực phẩm an tồn trong và ngoài nước trong những năm trở lại đây. Đa phần các mơ hình sau này là nghiên cứu mới, kế thừa hai mơ hình TRA và TBP, tuy nhiên có sự phát triển ở điểm đưa thêm một vài nhân tố mới vào mơ hình sao cho phù hợp với bối cảnh và phạm vi nghiên cứu.
Dựa vào lý thuyết nền và các mơ hình nghiên cứu tiền nhiệm, trên cơ sở phân tích đặc tính của RAT, cũng như đặc điểm về sản xuất, tiêu thụ RAT của người dân tại khu vực TP. HCM, tác giả tiến hành chọn và đưa các yếu tố quan trọng, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam, cụ thể là TP. HCM vào mơ hình nghiên cứu của mình. Mơ hình đề xuất ban đầu gồm 6 yếu tố độc lập, bao gồm, (1) Sự quan tâm đến sức khỏe, (2) Nhận thức về an toàn, (3) Nhận thức về chất lượng, (4) Chuẩn mực chủ quan, (5) Sự quan tâm đến môi trường và (6) Nhận thức về giá bán sản phẩm. Cả 6 yếu tố được giả định rằng tác động đến ý định mua RAT tại khu vực TP. HCM. Ngoài ra, tác giả còn đưa thêm các biến nhân khẩu vào mơ hình làm biến kiểm sốt cho ý định mua RAT, đó là (1) Giới tính, (2) Tuổi, (3) Trình độ học vấn và (4) Thu nhập hàng tháng.
Chương 2 nêu ra được cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất cũng như các giả thuyết nghiên cứu cho luận văn. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày thiết kế nghiên cứu của luận văn.