Kiểm định sự khác biệt về ý định mua giữa các nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm rau an toàn của cư dân đô thị tại khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua giữa các nhóm

Tác giả sẽ kiểm định ảnh hưởng giữa các nhóm trong biến kiểm sốt gồm: (1) giới tính, (2) độ tuổi, (3) trình độ học vấn và (4) thu nhập có sự khác biệt khơng và khác biệt như thế nào đến ý định mua RAT của cư dân đô thị tại khu vực TP. HCM.

4.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm giới tính và ý định mua RAT

Giới tính gồm 2 nhóm là nam và nữ, do đó tác giả chọn phương pháp phân tích mẫu độc lập (Independent Samples T - Test). Giả thuyết kiểm định được đặt ra là Ho: nam và nữ có ý định mua RAT là như nhau.

Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm giới tính và ý định mua RAT

Independent Samples Test

Kiểm định Levene cho

phương sai đồng nhất

Kiểm định T cho sự đồng nhất của trung bình

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Khác nhau về trung bình Khác nhau về độ lệch chuẩn Khoảng khác biệt với độ tin cậy

95% Phía

dưới Phía trên Ý định mua RAT Giả định phương sai đồng nhất 0.964 0.327 -1.256 233 0.210 -0.07446 0.05926 -0.19121 0.04229 Giả định phương sau không đồng nhất -1.150 108.366 0.253 -0.07446 0.06475 -0.20280 0.05388

Ở bảng 4.15, kiểm định Levene với Sig. = 0.327 > 0.05 nên kết luận khơng có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm hay phương sai đồng nhất giữa hai nhóm nam và nữ. Vì vậy có thể tiếp tục phân tích cho kiểm định T. Kiểm định T với giả thuyết Ho: khơng có sự khác biệt về ý định mua RAT của nam và nữ. Với giá trị Sig. (2- tailed) = 0.210 > 0.05, nên chấp nhận Ho. Như vậy với độ tin cậy 95%, ý định mua RAT của nam và nữ tại khu vực TP. HCM là như nhau.

4.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và ý định mua RAT

Về độ tuổi, có 5 nhóm quan sát là (1) dưới 18 tuổi, (2) 18 - 25 tuổi, (3) 26 - 35 tuổi, (4) 36 - 50 tuổi và (5) trên 50 tuổi. Do đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) để kiểm định sự khác biệt về trung bình giữa các nhóm tuổi và ý định mua RAT.

Bảng 4.16. Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất cho các nhóm tuổi

Ý định mua RAT

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

1.269 4 230 0.283

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Bảng 4.16, Sig. = 0.283 > 0.05, do đó với mức ý nghĩa 5%, phương sai đồng nhất giữa các nhóm tuổi.

Bảng 4.17. Kiểm định Anova giữa các nhóm tuổi và ý định mua RAT

Ý định mua RAT

Tổng bình phương df Trung bình F Sig.

Giữa các nhóm 1.737 4 0.434 2.577 0.038

Bên trong nhóm 38.751 230 0.168

Tổng 40.488 234

Tiếp tục kiểm định Anova với giả thuyết: Ho: khơng có sự khác biệt về ý định mua RAT giữa các nhóm tuổi. Sig. = 0.038 < 0.05, do đó với độ tin cậy 95%, có sự khác biệt ý định mua RAT giữa các nhóm tuổi. Cụ thể nhóm trên 50 tuổi có ý định mua RAT lớn nhất, tiếp sau đó là nhóm 25 -35 tuổi và 36 - 50 tuổi. Nhóm dưới 18 tuổi có ý định mua RAT là thấp nhất (phụ lục 8: kết quả nghiên cứu định lượng chính thức).

4.4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn và ý định mua RAT

Các nhóm trình độ học vấn gồm (1) dưới trung cấp, (2) trung cấp, (3) cao đẳng, (4) đại học và (5) sau đại học. Do đó, tương tự như nhóm độ tuổi, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA).

Bảng 4.18, Sig. = 0.322 > 0.05, phương sai đồng nhất giữa các nhóm trình độ học vấn (với mức ý nghĩa 5%).

Bảng 4.18. Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất cho các nhóm trình độ

Ý định mua RAT

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

1.177 4 230 0.322

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Kiểm định Anova cho giả thuyết: Ho: khơng có sự khác biệt về ý định mua RAT của các nhóm trình độ.

Bảng 4.19. Kiểm định Anova giữa các nhóm trình độ và ý định mua RAT

Ý định mua RAT

Tổng bình phương df Trung bình F Sig.

Giữa các nhóm 7.788 4 1.947 13.694 0.000

Bên trong nhóm 32.700 230 0.142

Tổng 40.488 234

Bảng 4.19 ta thấy: Sig. < 0.05, với độ tin cậy 95%, các nhóm trình độ học vấn khác nhau sẽ có sự khác biệt về ý định mua RAT. Trình độ người tiêu dùng càng cao thì ý định mua RAT càng lớn, tuy chỉ có nhóm cao đẳng cao hơn nhóm trung cấp nhưng cao hơn không đáng kể (phụ lục 8: kết quả nghiên cứu định lượng chính thức).

4.4.4. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập và ý định mua RAT

Thu nhập hàng tháng được chia ra làm 4 mốc sau: (1) dưới 5 triệu, (2) 5 -10 triệu, (3) trên 10 - 15 triệu và (4) trên 15 triệu, vì vậy tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập và ý định mua RAT.

Bảng 4.20. Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất cho các nhóm thu nhập

Ý định mua RAT

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

2.158 3 231 0.094

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Bảng 4.20 ta thấy, Sig. = 0.094 > 0.05, do đó với mức ý nghĩa 5%, phương sai đồng nhất giữa các nhóm thu nhập.

Bảng 4.21. Kiểm định Anova giữa các nhóm thu nhập và ý định mua RAT

Ý định mua RAT

Tổng bình

phương df Trung bình F Sig. Giữa các nhóm 11.356 3 3.785 30.015 0.000

Bên trong nhóm 29.132 231 0.126

Tổng 40.488 234

Nguồn: kết quả phân tích SPSS

Với giả thuyết: Ho: các nhóm thu nhập có ý định mua RAT là như nhau, Sig. < 0.05 nên có sự khác biệt về ý định mua RAT giữa các nhóm thu nhập (với độ tin cậy

95%). Cụ thể thu nhập càng cao thì ý định mua RAT càng cao (phụ lục 8: kết quả nghiên cứu định lượng chính thức).

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày một cách cụ thể và đầy đủ các kết quả nghiên cứu có được. Đồng thời chương này cũng nêu lên được đặc điểm của nhân khẩu học trong các biến quan sát.

Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, tác giả đã tìm ra được có 5 nhân tố ảnh hưởng ý định mua RAT của cư dân đô thị khu vực TP. HCM, đó là: (1) Sự quan tâm đến sức khỏe, (2) Nhận thức về an toàn, (3) Nhận thức về chất lượng, (4) Chuẩn mực chủ, cả 4 biến này đều tác động cùng chiều đến ý định mua RAT và (5) Nhận thức về giá bán sản phẩm, tác động ngược chiều đến ý định mua RAT.

Tiếp sau đó, thơng qua việc kiểm định sự khác biệt trung bình tổng thể bằng phương pháp phân tích mẫu độc lập Independent Samples T – Test và phương pháp phân tích phương sai một yếu tố One-way ANOVA, kết quả nhận được là có sự khác biệt về ý định mua RAT giữa các nhóm trong biến độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập hàng tháng; các nhóm trong biến giới tính hầu như khơng có sự khác biệt trong ý định mua RAT.

Từ các kết quả có được từ chương 4 sẽ làm cơ sở để đưa các hàm ý quản trị và hàm ý chính sách trong chương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm rau an toàn của cư dân đô thị tại khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)