Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tỉnh đăk nông (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Đầu tiên, mơ hình nghiên cứu đề xuất năm nhân tố độc lập (Nhận thức về sự hỗ trợ từ người quản lý, Đào tạo và phát triển nghề nghiệp, Môi trường làm việc, Đặc điểm công việc và Sự tham gia của người lao động vào công tác quản lý) tác động lên biến phụ thuộc là gắn kết người lao động với 34 biến quan sát trong thang đo.

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố EFA có một biến trong Nhận thức về sự hỗ trợ từ người quản lý (PSS4 - Cấp trên không quan tâm nhiều đến tôi) và ba biến trong Gắn kết người lao động (EE3 - Công việc của tôi chi phối tất cả, tơi hồn tồn bị thu hút vào nó; EE4 - Tơi thường lơ đễnh khi làm việc; EE8 - Tôi thực sự không quan tâm đến hoạt động của tổ chức này) bị loại vì khơng phù hợp yêu cầu. Tiếp theo các biến cịn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) có 2 nhân tố bị loại khỏi mơ hình, đồng thời một số biến quan sát cũng bị loại (PM1 - Cấp trên của tơi khuyến khích người lao động tham gia xác định mục tiêu của tổ chức; PM2 - Lãnh đạo của tôi thường hội ý với cấp dưới về việc ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề; WE4 - Trong cơ quan của tôi người lao động và cấp trên thân thiện với nhau, TDC1- Tổ chức của tôi định hướng đào tạo cho tôi một cách đúng đắn; JC3 - Công việc của tơi địi hỏi phải làm nhiều việc khác nhau, sử dụng nhiều kỹ năng và năng khiếu của mình; JC5 - Ngồi sự phản hồi của cấp trên hoặc đồng nghiệp, bản thân công việc tôi làm cũng giúp tơi biết mức độ hồn thành cơng việc của mình).

Sau bước phân tích nhân tố khám phá (EFA), mơ hình được điều chỉnh lại gồm ba nhân tố độc lập (với các biến đại diện được đặt lại là Chất lượng đời sống công việc gồm sáu biến quan sát; Cơ hội tham gia và phát triển gồm năm biến quan sát; Cơng việc có ý nghĩa gồm sáu biến quan sát) tác động đến biến phụ thuộc Gắn kết người lao động gồm

7 biến quan sát.

tương quan tuyến tính giữa ba biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau tương đối chặt chẻ, các biến độc lập trong mơ hình ảnh hưởng tới 59,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 40,8% là do sự ảnh hưởng của các biến ngồi mơ hình (R2 hiệu chỉnh là 0.592), mơ hình nghiên cứu trên mẫu có thể suy ra tổng thể (Giá trị sig. của kiểm định F là 0.000<0.05), hiện tượng đa công tuyến cũng được kiểm chứng là không xảy ra (giá trị VIF < 2).

Kết quả cũng cho thấy Chất lượng đời sống cơng việc (β chuẩn hóa 0.312), Cơ hội tham gia và phát triển (β chuẩn hóa 0.225), Cơng việc có ý nghĩa (β chuẩn hóa 0.380)

đều có quan hệ đồng biến với gắn kết người lao động.

Nghiên cứu cũng tiến hành xác định sự khác biệt về gắn kết người lao động theo các nhóm khác nhau (giới tính, độ tuổi, chức danh, trình độ, đơn vị làm việc) kết quả có sự khác biệt về mức độ gắn kết của những người có giới tính khác nhau, cụ thể mức độ gắn kết của nữ (giá trị trung bình = 3.91) nhiều hơn nam (giá trị trung bình = 3.68) và có sự khác biệt mức độ gắn kết giữa các đơn vị làm việc trong đó những người làm việc ở Báo Đăk Nơng có mức độ gắn kêt cao nhất ( giá trị trung bình = 3.91) , kế đến là Đài Truyền hình (giá trị trung bình = 3.85) và mức độ gắn kết thấp nhất là Sở Thơng tin và Truyền thơng (giá trị trung bình = 3.40 ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tỉnh đăk nông (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)