Đặc điểm của các DNNVV trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 31)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Đặc điểm của các DNNVV

2.3.1 Đặc điểm của các DNNVV trên thế giới

2.3.1.1 Tiêu chuẩn xác định DNNVV trên thế giới

Ntim et al. (2014) đã trích dẫn Báo cáo của Ủy ban Bolton (1971) về định nghĩa kinh tế và định nghĩa thống kê về doanh nghiệp nhỏ.

Theo định nghĩa kinh tế, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp đáp ứng 3 tiêu chí sau:

- Chiếm thị phần tƣơng đối nhỏ trên thị trƣờng

- Đƣợc quản lý bởi chủ sở hữu hay chủ sở hữu chung, không thông qua một cơ cấu quản lý chính thức.

- Là một tổ chức độc lập, theo nghĩa không phải là một phần của doanh nghiệp lớn.

Theo định nghĩa thống kê, các tiêu chí sau đây đƣợc áp dụng để xác định doanh

nghiệp nhỏ:

- Kích thƣớc của doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động và mức đóng góp của doanh nghiệp vào GDP, việc làm, xuất khẩu,…

- Mức độ đóng góp kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ theo lĩnh vực kinh tế thay đổi theo thời gian.

- Áp dụng các định nghĩa thống kê trong việc so sánh theo chiều ngang (một nƣớc) về mức độ đóng góp kinh tế của các công ty nhỏ.

Báo cáo đã đề xuất những định nghĩa khác nhau cho những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, khai thác khoáng sản đƣợc xác định dựa trên số lƣợng nhân viên (trong trƣờng hợp này, 200 nhân viên hoặc ít hơn thì sẽ là một doanh nghiệp nhỏ). Trong lĩnh vực bán lẻ, bán buôn, dịch vụ thì đƣợc xác định dựa trên doanh thu (50.000-200.000 Bảng Anh thì đƣợc xác định là một doanh nghiệp nhỏ).

Các doanh nghiệp trong ngành cơng nghiệp vận tải nếu có ít hơn hoặc bằng 5 cái xe thì đƣợc phân loại là doanh nghiệp nhỏ.

Các định nghĩa về DNNVV đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đây đã đƣợc Ismail (2004) tóm lƣợc (tham khảo Phụ lục 2 Tổng hợp các định nghĩa về DNNVV theo nghiên cứu của Ismail (2004)). Theo kết quả tóm tắt này, trong các bài nghiên

cứu trên thế giới, chỉ tiêu để xác định DNNVV đƣợc áp dụng là chỉ tiêu định lƣợng, bao gồm: số lƣợng nhân viên, giá trị tài sản, doanh thu.

2.3.1.2 Đặc điểm của các DNNVV trên thế giới

Về cấu trúc tổ chức: Các doanh nghiệp nhỏ có xu hƣớng có một cấu trúc tổ chức đơn giản và tập trung, với những nhà điều hành doanh nghiệp, cũng là chủ sở hữu của doanh nghiệp, sẽ là ngƣời tạo ra hầu hết các quyết định quan trọng. Trong môi trƣờng này, việc chia sẻ thông tin là rất kém (Doukidis et al., 1996)

Về đặc điểm quản lý: Phong cách quản lý chuyên quyền; việc ra quyết định thƣờng

tập trung và thiếu phân quyền. “Các doanh nghiệp nhỏ thƣờng đối mặt với các vấn đề và các quyết định giống nhƣ các doanh nghiệp lớn nhƣng khơng có sự giúp đỡ từ các chun viên nội bộ và nhiều cấp quản lý. Nhƣ vậy, ngƣời quản lý hoặc nhóm quản lý cấp cao phải gánh chịu gánh nặng ra quyết định cả về chiều ngang lẫn chiều dọc” (Raymond and Magnenat-Thalmann, 1987, trang 20-26). Có thể thấy, ngƣời quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ là nguồn thông tin quan trọng duy nhất và là ngƣời khởi xƣớng các quyết định và hành động.

Về việc ứng dụng công nghệ thông tin: Nhiều chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ bị hạn chế về thời gian, họ quá bận rộn để đầu tƣ thời gian vào các dự án nhƣ vậy do họ cịn phải duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp. Mặt khác, mặc dù công nghệ hiện nay rẻ hơn nhiều so với trƣớc đây, nó vẫn là một khoản đầu tƣ đáng kể đối với các doanh nghiệp nhỏ - các đối tƣợng hạn chế nguồn lực. Do đó, có một nguy cơ đáng kể rằng khi những nỗ lực để ứng dụng công nghệ thông tin không thành cơng thì có thể

dẫn đến “tử vong” cho các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, hầu hết, các doanh nghiệp nhỏ đều né tránh rủi ro đó bằng cách bỏ qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (Doukidis et al., 1996.).

Các mức cam kết và tham gia của quản lý cấp cao vào HTTT: Mặc dù vai trò quan trọng của HTTT trong DNNVV đã đƣợc các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, các nhà quản lý cấp cao/ chủ sở hữu dƣờng nhƣ vẫn chƣa nhận thức đƣợc lợi ích tiềm năng của HTTT. Có chuỗi 5 kiểu hành vi của mức độ tham gia của nhà quản lý trong chức năng của HTTT ở các DNNVV và có sự chênh lệch lớn về các mức cam kết và tham gia của nhà quản lý cấp cao trong DNNVV. Ở một đầu của chuỗi này là nhà quản lý hàng đầu hoàn toàn xa lạ đối với những quyết định quan trọng, còn đầu kia thì nhà quản lý thƣờng xuyên tƣơng tác trực tiếp, thực hành với chức năng của HTTT. Các nhà quản lý cấp cao càng tham gia vào q trình tin học hóa thì sự phát triển của CNTT càng đƣợc thực hiện nhiều hơn (Doukidis et al., 1996 tổng kết từ vài nghiên cứu trƣớc đó).

Về chuyên gia CNTT nội bộ: Những doanh nghiệp nhỏ thƣờng thiếu chuyên gia CNTT nội bộ. Những doanh nghiệp này phải đối mặt với những khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân chuyên gia công nghệ thông tin do hạn chế về cơ hội phát triển nghề nghiệp (Thong et al.,1996).

Những lợi thế tiềm năng của doanh nghiệp nhỏ trong việc sử dụng công nghệ:

Doanh nghiệp nhỏ có thể hồn thành q trình chuyển đổi cơng nghệ nhanh hơn, có sự linh hoạt trong bất kì sự tái tổ chức nào để nhận ra đầy đủ những lợi ích của cơng nghệ (Poutsma và Walravens, 1989).

2.3.2 Đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam 2.3.2.1 Tiêu chuẩn xác định DNNVV tại Việt Nam 2.3.2.1 Tiêu chuẩn xác định DNNVV tại Việt Nam

Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV ban hành ngày 30/06/2009 xác định các tiêu chí của một DNNVV: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã

đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán) hoặc số lao động bình qn năm, trong đó, tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên. Tuy nhiên, nghị định 56/2009/NĐ-CP cũng nêu rõ, các chỉ tiêu nêu trên không phải là cố định mà tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chƣơng trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp. Thơng tƣ 16/2013/TT-BTC quy định DNNVV là doanh nghiệp bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhƣng hạch toán độc lập, hợp tác xã sử dụng dƣới 200 lao động làm việc tồn bộ thời gian năm và có doanh thu năm khơng quá 20 tỷ đồng.

Bảng 2.1 Tiêu chí của DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP

2.3.2.2 Đặc điểm các DNNVV tại Việt Nam

Đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam: Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Trong 5 năm qua (2011-2016), có 380.000 DNNVV đƣợc thành lập, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nƣớc, chiếm 35% vốn đầu tƣ của cộng đồng

doanh nghiệp, thu hút hơn 5 triệu việc làm và đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế quốc gia hằng năm (Quang Lê, 2016).

Đặc điểm về cấu trúc tổ chức: Cấu trúc tổ chức đơn giản, các giám đốc điều hành

của DNNVV thƣờng là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp. Trong 230 giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam thì có 92% là chủ sở hữu doanh nghiệp (Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh, 2012).

Trình độ quản lý và hiệu quả quản lý: Trình độ quản lý và hiệu quả quản lý cịn rất thấp, thƣờng quản lý theo kiểu gia đình và mang nặng tính kinh nghiệm. HTTTKT nói chung và thơng tin kế tốn cịn rất yếu, mới chỉ nhằm mục tiêu đối phó với cơ quan thuế hơn là phục vụ cho quản lý, điều hành doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2011).

Theo số liệu thống kê, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những ngƣời có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít ngƣời đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luật trong kinh doanh... Các chủ doanh nghiệp thƣờng là ngƣời quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những ngƣời quản lý các bộ phận cũng thƣờng tham gia trực tiếp vào q trình sản xuất (Tơ Hồi Nam, 2015).

Hạn chế về nguồn vốn: Đây là hạn chế lớn nhất của DNNVV, nằm trong chính đặc

điểm của nó, đó là quy mơ nhỏ, ít vốn. Do đó, các doanh nghiệp này thƣờng lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng khi muốn mở rộng thị trƣờng, hay tiến hành đổi mới, nâng cấp trang thiết bị. “Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế

chỉ có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại nhƣ hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các DNNVV; thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng khơng đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản thu; tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp; các điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV. Tại đầu năm 2015, chỉ có 30% các DN vừa và nhỏ tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). (Tơ Hồi Nam, 2015). Trong 11 tháng của năm 2016, chỉ có 30% DNNVV tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng và số vốn họ đƣợc vay chỉ chiếm 3% tổng vốn các ngân hàng cho vay trong nền kinh tế. Lý giải vấn đề này, ơng Vũ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam phân tích, một phần nguyên nhân đến từ chính khối doanh nghiệp này: Thứ nhất, các DNNVV thƣờng có khối tài sản thế chấp không lớn. Thứ hai, các DNNVV thƣờng không minh bạch về tài chính. Bên cạnh đó, một phần là do tại Việt Nam, các ngân hàng ln địi hỏi tài sản thế chấp khi cho vay để khơng tự đẩy mình tình trạng khó khăn khi hiện nay tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao (Quang Lê, 2016). Do đó, mặc dù đã có sự hỗ trợ của nhà nƣớc, nhƣng hạn chế về nguồn vốn vẫn là đặc trƣng của DNNVV tại Việt Nam.

Hạn chế về công nghệ: DNNVV đƣợc kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển

của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các DN nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của Nhà nƣớc. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNNVV trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên hiện nay, đa số DNNVV Việt Nam chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất tồn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam cịn thấp (Tơ Hồi Nam, 2015).

2.3.3 Tiêu chí xác định DNNVV sử dụng trong bài nghiên cứu

Các DNNVV đƣợc tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này là các doanh nghiệp thuộc cấp nhỏ và vừa (bỏ qua cấp siêu nhỏ) xét theo định nghĩa của Nghị định 56/2009/NĐ-CP, tức là các doanh nghiệp có số nhân viên từ 11 đến 300 ngƣời và có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng trở xuống; đồng thời là một doanh nghiệp độc lập (theo nghĩa không phải là một phần của công ty lớn), với các lý do sau:

Thứ nhất, đa số các nghiên cứu trên thế giới về HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa đều áp dụng tiêu chí về số lƣợng nhân viên và tiêu chí về tài chính. Thứ hai, loại bỏ các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp đáp ứng tiêu chí về số lƣợng nhân viên và tiêu chí về tài chính nhƣng là cơng ty con trong một tập đồn kinh tế bởi vì các cơng ty này ln đƣợc sự “hậu thuẫn” của công ty mẹ và thƣờng không gặp phải sự khan hiếm nguồn lực nhƣ các công ty vừa và nhỏ khác. Về nguồn lực tài chính, cơng ty mẹ có thể bổ sung vốn để công ty con thực hiện một dự án lớn. Về nguồn lực chun mơn, cơng ty con có thể có một chun viên cơng nghệ thơng tin nội bộ (do tập đồn u cầu phải có trong cấu trúc doanh nghiệp), hoặc nếu khơng có chun viên cơng nghệ thơng tin nội bộ của công ty nhƣng công ty con sẽ luôn đƣợc sự hỗ trợ từ chuyên viên công nghệ thơng tin của tập đồn. Về nguồn lực thời gian, thông thƣờng, các công ty con trong tập đồn kinh tế sẽ có một cấu trúc tổ chức chính thức với giám đốc điều hành là ngƣời có chuyên mơn trong quản lý. Họ ln có một quan điểm quản lý dài hạn và có sự phân bổ thời gian hợp lý vào các dự án phát triển của công ty dƣới sự giám sát của công ty mẹ.

2.4 Các lý thuyết nền liên quan 2.4.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực 2.4.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty (Wernerfelt, 1984; Barney, 1991) từ lâu đã là một khuôn khổ quan trọng trong các nghiên cứu học thuật cho các quyết định

quản lý, các quyết định chiến lƣợc cạnh tranh trong các doanh nghiệp. Nguồn lực của công ty là bất cứ điều gì mà có thể đƣợc coi nhƣ thế mạnh hoặc điểm yếu của một cơng ty. Chính xác hơn thì nguồn lực của công ty tại một thời điểm là tài sản hữu hình hoặc vơ hình gắn liền với cơng ty. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: nguồn lực vốn vật chất, nguồn lực vốn con ngƣời và nguồn lực tổ chức (Barney (1991)). Nguồn lực vật chất bao gồm các công nghệ vật chất đƣợc sử dụng trong doanh nghiệp, nhà xƣởng, thiết bị của doanh nghiệp, vị trí địa lý, khả năng tiếp cận với nguyên liệu. Nguồn lực con ngƣời bao gồm đào tạo, kinh nghiệm, sức phán đoán, tri thức, các mối quan hệ, hiểu biết của cá nhân những ngƣời quản lý và những nhân viên trong doanh nghiệp. Nguồn lực tổ chức bao gồm cấu trúc báo cáo chính thức của cơng ty, hệ thống kế hoạch, kiểm sốt và phối hợp chính thức hoặc khơng chính thức của cơng ty, cũng nhƣ là các mối quan hệ khơng chính thức giữa các nhóm trong doanh nghiệp và doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong môi trƣờng của nó.

Welsh and White (1981) đƣa ra nhận xét rằng các doanh nghiệp nhỏ có các hạn chế về nguồn lực tài chính và chun mơn. Và đã có nhiều nghiên cứu từ sau khi nghiên cứu của Welsh and White (1981) đƣợc công bố đã thừa nhận điều này. Nghiên cứu của Thong et al. (1996) đã thừa nhận rằng doanh nghiệp nhỏ đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực, ví dụ nhƣ sự khan hiếm tài chính, thiếu về chun mơn, nhạy cảm với các tác động bên ngoài, bởi vì họ hoạt động trong mơi trƣờng cạnh tranh cao. Nghiên cứu của Soh et al. (1992) cũng đồng tình rằng các doanh nghiệp nhỏ đƣợc biết đến là bị thiếu nguồn lực, đặc trƣng bởi những hạn chế nghiêm trọng về nguồn lực tài chính, thiếu thốn nhân sự đƣợc đào tạo, một quan điểm quản lý ngắn hạn bị áp đặt bởi môi trƣờng cạnh tranh đầy biến động. Nghiên cứu Thong (2001) nhấn mạnh rằng đặc điểm đặc trƣng của các doanh nghiệp nhỏ là hạn chế nguồn lực, các doanh nghiệp nhỏ hoạt động dƣới sự hạn chế nghiêm trọng về thời gian, tài chính và chuyên môn.

Lý do chọn lý thuyết nguồn lực làm lý thuyết nền cho bài nghiên cứu: Lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại đồng nai (Trang 31)